Luận Văn đánh giá hiệu quả của việc lựa chọn chế độ trung gian trong bộ ba bất khả thi ở châu á

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 24/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
    1.1. Nội dung nghiên cứu. 2
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu. 3
    2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu đã trình bày trong bài. 3
    3. Phương pháp nghiên cứu. 5
    3.1. Chỉ số đo lường độ hội nhập tài khoản vốn trên lý thuyết chỉ số Chinn – Ito (Chinn – Ito Index, KAOPEN). 5
    3.2. Phương pháp xác định cơ chế tỷ giá hối đoái. 6
    4. Những thay đổi trong tiến trình lựa chọn chế độ của Bộ ba bất khả thi ở Châu Á -11 . 9
    4.1. Về kiểm soát vốn. 9
    4.2. Tỷ giá hối đoái. 17
    4.3. Phân tích chính sách tiền tệ đối với các sự lựa chọn. 20
    5. Đánh giá hiệu quả trong việc thực thi chế độ trung gian của bộ ba bất khả thi của Châu Á - 11 24
    6. Kết luận. 28
    Tài liệu tham khảo. 29

    1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    1.1. Nội dung nghiên cứu
    Lý thuyết bộ ba bất khả thi là một lý thuyết kinh tế nền tảng, phổ biến trong kinh tế học vĩ mô. Theo chu trình phát triển của kinh tế toàn cầu, nhiều kiểu hệ thống tài chính quốc tế đã được thiết lập để đạt được hai trong ba mục tiêu là độc lập tiền tệ, ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính. Nói một cách khác, chính phủ phải đánh đổi giữa các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô.
    Hiện nay các nền kinh tế Châu Á mới nổi được xem xét là lựa chọn chế độ trung gian của bộ ba bất khả thi với nền kinh tế không có khung chính sách tiền tệ xác định. Hầu hết là sự kết hợp giữa gia tăng hội nhập tài chính nhưng vẫn giữ kiểm soát vốn, tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn và độc lập tiền tệ ở mức độ vừa phải. Trong đó, hệ thống neo tỷ giá được xem là nền móng cho chiến lược tăng trưởng kinh tế dựa trên xuất khẩu của hầu hết các quốc gia Châu Á. Tuy nhiên, việc mở cửa tài khoản vốn quá nhanh trong khi mức độ linh hoạt của tỷ giá chưa cao lại dẫn đến những rủi ro cho các quốc gia này - thực tiễn hóa bởi cuộc Khủng hoảng tiền tệ Châu Á 1997.
    Trên cơ sở các lý thuyết được đề cập và nghiên cứu trước đó về lý thuyết bộ ba bất khả thi, hiệu quả việc lựa chọn chế độ trung gian của bộ ba bất khả thi ở Châu Á - 11 được trình bày trong bài nghiên cứu này theo cấu trúc như sau:
    Phần 1: Mục tiêu nghiên cứu
    Phần 2: Nghiên cứu giới thiệu về cơ sở lý thuyết: Lý thuyết bộ ba bất khả thi – đây chính là những kiến thức nền tảng để chúng tôi dựa vào đó để tiếp cận với đề tài.
    Phần 3: Phân tích tiến trình thay đổi trong tiến trình lựa chọn chế độ của Bộ ba bất khả thi ở Châu Á - 11.
    Phần 4: Đánh giá hiệu quả trong việc thay đổi chế độ trung gian của Bộ ba bất khả thi ở Châu Á - 11.
    Phần 5: Kết luận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...