Tiểu Luận Đánh giá hiệu quả của thông tin tín dụng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đánh giá hiệu quả của thông tin tín dụng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng

    LỜI MỞ ĐẦU

    Việt Nam hiện nay đang trong quá trình đổi mới, phát triển kinh tế theo hướng toàn diện và lâu dài để có thể bắt nhịp với nền kinh tế Thế giới. Chặng đường đổi mới của chúng ta đã đi được khá xa và thu được nhiều thắng lợi. Việc chúng ta gia nhập vào WTO hay những con số về các chỉ tiêu kinh tế đáng khích lệ là một minh chứng cho điều đó. Để đạt được thành quả như vậy có sự đóng góp không nhỏ của ngành Ngân hàng với vai trò là " đòn bẩy kinh tế " thông qua hoạt động tín dụng.
    Tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ vốn cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển cân đối của các ngành, các lĩnh vực khác theo định hướng của Nhà nước. Tín dụng ngân hàng đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng ngân hàng lại là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro.
    Rủi ro trong hoạt động tín dụng không chỉ tác động tới bản thân ngân hàng thương mại mà còn tác động tiêu cực tới nền kinh tế. Chính vì vậy, công tác hạn chế rủi ro tín dụng luôn được các Ngân hàng thương mại quan tâm.
    Xuất phát từ thực tế này nên qua quá trình thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình, Phòng giao dịch Phố Huế tôi đã quyết định chọn đề tài:
    “Đánh giá hiệu quả của thông tin tín dụng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng”
    Mục đích của chuyên đề này là :
    - Nghiên cứu vấn đề rủi ro tín dụng trên phương diện lý thuyết: Bản chất của rủi ro tín dụng, các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cũng như tác động của nó tới bản thân Ngân hàng thương mại và với nền kinh tế. Từ đó xét thấy tầm quan trọng của thông tin tín dụng đối với ngành ngân hàng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng.
    - Đưa ra mô hình bài toán nhằm xem xét tầm quan trọng của thông tin tín dụng đối với các ngân hàng thương mại
    - Đưa ra kiến nghị với Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại về việc quan tâm đến các thông tin tín dụng từ đó giảm thiểu tối đa các rủi ro tín dụng do thiếu thông tin.

    Để giải quyết những vấn đề trên chuyên đề được thiết kế thành ba chương:
    Chương 1: Tính cấp thiết của việc đánh giá hiệu quả thông tin tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại
    Chương 2: Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình, phòng giao dịch Phố Huế
    Chương 3: Mô hình đánh giá hiệu quả của thông tin tín dụng đối với hoạt động tín dụng của các Ngân hàng và một số kiến nghị đối với các cơ quan chức năng.
    Em xin được chân thành cảm ơn TS. Trần Bá Phi và các anh chị tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình, phòng giao dịch chi nhánh Phố Huế đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 4
    CHƯƠNG 1 TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TRONG HOẠT
    ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6

    1. Ngân hàng và tín dụng Ngân hàng: 6
    1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại: 6
    1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại: 6
    1.1.2. Các chức năng nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng
    thương mại: 7
    1.2. Tín dụng Ngân hàng: 9
    1.2.1. Khái niệm tín dụng Ngân hàng: 9
    1.2.2. Vai trò của tín dụng đối với hoạt động của NHTM: 9
    2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của
    Ngân hàng thương mại : 12
    2.1. Khái niệm rủi ro: 12
    2.2. Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của
    Ngân hàng thương mại: 12
    2.2.1. Rủi ro tín dụng: 13
    2.2.2. Rủi ro lãi suất: 13
    2.2.3. Rủi ro nguồn vốn: 14
    2.2.4. Rủi ro hối đoái: 15
    2.2.5. Rủi ro trong thanh toán: 16
    2.2.6. Rủi ro thuần tuý: 17
    2.2.7. Rủi ro mất khả năng thanh toán; 17
    2.3. Rủi ro tín dụng: 17
    2.3.1. Các hình thức của rủi ro tín dụng 17
    2.3.2. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng : 19
    2.3.3. Tác động của rủi ro tín dụng: 23
    2.4. Tính cấp thiết của việc đánh giá hiệu quả của thông tin
    tín dụng đối với hoạt động của ngân hàng 24
    CHƯƠNG 2 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH PHÒNG GIAO DỊCH PHỐ HUẾ 27
    1. Giới thiệu Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình 27
    1.1. Tổng quan 27
    1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 28
    1.3. Hướng phát triển tiếp theo của Ngân hàng Thương Mại
    Cổ phần An Bình 30
    2. Các sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng thương mại
    cổ phần An Bình 30
    2.1. Sản phẩm và dịch vụ tài chính ngân hàng cá nhân 30
    2.2 Sản phẩm và dịch vụ tài chính ngân hàng doanh nghiệp 31
    2.3 Sản phẩm và dịch vụ tài chính ngân hàng đối với khách
    hàng đầu tư 31
    3. Kết quả hoạt động của ABBANK năm 2007 31
    3.1. Tóm tắt kết quả hoạt động 2005-2007 32
    3.2. Hoạt động huy động vốn 34
    3.3 Hoạt động tín dụng 35
    3.4 Hoạt động thanh toán quốc tế 36
    3.5 Hoạt động đầu tư 36
    3.6 Công tác phát hành thẻ và phát triển hệ thống chấp nhận thẻ 37
    3.7 Hoạt động trên thị trường liên ngân hàng 38
    3.8 Quản trị rủi ro 38
    3.9 Hợp tác chiến lược 40
    3.10 Phát triển mạng lưới 41
    4. PHÒNG GIAO DỊCH PHỐ HUẾ 42
    4.1 Giới thiệu 42
    4.2 Hoạt động của phòng giao dịch 43
    5. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG CỦA
    ABBANK, PHÒNG GIAO DỊCH ĐINH TIÊN HOÀNG 44
    5.1. Tình hình lãi treo: 44
    5.2. Tình hình NQH có khả năng tổn thất tại ngân hàng
    ABBANK Đinh Tiên Hoàng. 44
    5.3 Phân tích nguyên nhân dẫn đến rủi ro tại ABBANK
    Đinh Tiên Hoàng: 45
    CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA THÔNG TIN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT 47
    1. Mô hình 47
    1.1. Giả thiết mô hình bài toán 47
    1.2. Mô hình bài toán 48
    1.3. Phân tích hiệu quả của TTTD bằng mô hình 51
    2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
    CỦA THÔNG TIN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG
    CỦA VIỆT NAM 56
    2.1 Công tác đào tạo nguồn nhân lực 57
    2.2 Tăng cường công tác thu thập và xử lý thông tin 57
    2.3. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước và các cấp,
    ban ngành liên quan 59
    2.3.1. Xử lý thoả đáng những vụ việc liên quan đến
    hợp đồng tín dụng: 59
    2.3.2. Tăng cường các biện pháp quản lý tín dụng: 59
    2.3.3. Hỗ trợ các Ngân hàng thương mại trong việc xử lý nợ: 60
    2.4 Kiến nghị với chính phủ 61
    2.4.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý đảm bảo an toàn
    cho hoạt động tín dụng ngân hàng: 61
    2.4.2. Tăng cường công tác quản lý đối với các
    doanh nghiệp: 62
    KẾT LUẬN 64
    DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
     
Đang tải...