Thạc Sĩ Đánh giá hiệu quả của phương pháp gây tê ngoài màng cứng trong chuyển dạ đẻ tại bệnh viện Phụ Sản Tr

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 23/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

    MỤC LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.
    . 3
    1.1. Một số đặc điểm về giải phẫu – Sinh lý của người mẹ trong lúc mang thai và khi chuyển dạ. 3
    1.1.1. Đặc điểm giải phẫu tử cung. . 3
    1.1.2. Đặc điểm giải phẫu khung chậu. 3
    1.1.3. Cơ chế đẻ 4
    1.2. Cảm giác đau trong chuyển dạ. 5
    1.2.1. So sánh đau trong chuyển dạ theo MELZACK. . 5
    1.2.2. Nguồn gốc của đau: Có nhiều lý thuyết đưa ra để giải thích nguồn gốc của đau trong chuyển dạ như sau . 5
    1.2.3. Đường thần kinh chi phối cảm giác đau: 6
    1.2.4. Hậu quả của đau trong quá trình chuyển dạ. . 7
    1.2.5. Đánh giá mức độ đau. . 9
    1.3. Cảm giác mót rặn 11
    1.4. Phương pháp giảm đau trong chuyển dạ đẻ . 12
    1.4.1 Lịch sử của phương pháp GTNMC. . 12
    1.4.2. Giải phẫu và sinh lý khoang ngoài màng cứng. 15
    1.4.3. Tác dụng của GTNMC trong quá trình chuyển dạ 16
    1.4.4.Thuốc dùng trong GTNMC . 20
    1.5. Chỉ định, chống chỉ định của phương pháp 23
    1.5.1. Chỉ định 23
    1.5.2. Chống chỉ định . 23

    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 24
    2.1. Đối tượng nghiên cứu. 24
    2.1.1. Nhóm gây tê ngoài màng cứng 24
    2.1.2. Nhóm không gây tê NMC . 25
    2.2. Phương pháp nghiên cứu. . 25
    2.2.1.Thiết kế nghiên cứu: . 25
    2.2.2.Cỡ mẫu nghiên cứu: . 25
    2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu. . 26
    2.3.1. Chuẩn bị nhân lực 26
    2.3.2. Các công cụ trong quá trình nghiên cứu 26
    2.3.3. Phương pháp tiến hành 28
    2.4. Các biến số và định nghĩa các biến dùng trong nghiên cứu. 31
    2.5. Xử lý số liệu 35
    2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 35

    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
    3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 36
    3.1.1. Tuổi sản phụ . 36
    3.1.2. Nghề nghiệp . 36
    3.1.3. Số lần sinh 37
    3.2. Đánh giá hiệu quả của phương pháp GTNMC trong chuyển dạ đẻ. 38
    3.2.1. Thời gian xuất hiện giảm đau sau khi GTNMC 38
    3.2.2. Liều lượng thuốc đã dùng. 38
    3.2.3. Thang điểm đau theo VAS . 39
    3.2.4. Hiệu quả giảm đau theo Oates . 40
    3.2.5. Thời gian chuyển dạ tích cực . 40
    3.2.6. Thời gian sổ thai . 41
    3.2.7. Cách thức đẻ. . 42
    3.2.8. Lý do đẻ forceps. . 43
    3.2.9. Lý do mổ lấy thai 43
    3.2.10. Chỉ số Apgar của trẻ sơ sinh sau phút thứ nhất và phút thứ 5 44
    3.3. Mức độ an toàn và tác dụng không mong muốn của phương pháp GTNMC . 44
    3.3.1. Truyền oxytocin . 44
    3.3.2. Thay đổi về mạch, huyết áp của sản phụ. 45
    3.3.3. Thay đổi về tim thai, tần số cơn co tử cung và cường độ cơn co tử cung.46
    3.3.4.Mức độ phong bế vận động. 48
    3.3.5.Tác dụng không mong muốn . 48
    3.3.6. Sự hài lòng của sản phụ . 51

    Chương 4: BÀN LUẬN 52
    4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu. . 52
    4.1.1. Tuổi sản phụ . 52
    4.1.2. Nghề nghiệp của sản phụ. . 53
    4.1.3. Số lần sinh của sản phụ. 53
    4.2. Đánh giá về hiệu quả của phương pháp GTNMC trong chuyển dạ đẻ. 54
    4.2.1. Thời gian xuất hiện giảm đau. 54
    4.2.2. Liều lượng thuốc đã dùng. 54
    4.2.3. Thang điểm đau theo VAS. 55
    4.2.4. Hiệu quả giảm đau . 56
    4.2.5. Thời gian chuyển dạ ở pha tích cực. 57
    4.2.6. Thời gian sổ thai. . 57
    4.2.7. Cách thức đẻ. . 58
    4.2.8. Lý do đẻ forceps. . 58
    4.2.9. Lý do mổ lấy thai . 59
    4.2.10. Chỉ số Apgar của trẻ sơ sinh sau phút thứ nhất và phút thứ 5. 59
    4.3. Mức độ an toàn và tác dụng không mong muốn của phương pháp GTNMC . 60
    4.3.1. Truyền Oxytocin 60
    4.3.2. Thay đổi về mạch, huyết áp của sản phụ. 60
    4.3.3. Thay đổi về tim thai, cường độ cơn co tử cung, tần số cơn co tử cung.61
    4.3.4.Mức độ phong bế vận động. 62
    4.3.5. Tác dụng không mong muốn 63
    4.3.6. Sự hài lòng của sản phụ. . 67
    KẾT LUẬN 69
    KIẾN NGHỊ . 70
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục

    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Mang thai và sinh con là thiên chức của người phụ nữ, tuy nhiên để thực hiện thiên chức của mình mọi sản phụ đều phải vượt qua nỗi đau đớn trong chuyển dạ. Cơn đau trong chuyển dạ được so sánh với cơn đau trong cắt bỏ chi mà không dùng thuốc tê [61]. Chính cơn đau này làm sản phụ lo lắng, gây tình trạng tăng tiết ACTH, tăng cortisol, tăng epinephrine, norepinephrin làm tăng huyết áp, thay đổi nhu cầu tiêu thụ oxy, ả nh hưởng đến lưu lượng máu tử cung – rau thai gây thai suy [27], [28], [61]. Ở những sản phụ có bệnh lý tim mạch, nội tiết, cơn đau còn gây tình trạng đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng người mẹ do làm tăng nhu cầu tiêu thụ oxy, tăng cung lượng tim, rối loạn thăng bằng kiềm toan [63]. Như vậy, nếu được giảm đau tốt trong chuyển dạ, sản phụ sẽ tự tin, an tâm để “vượt cạn”, những sản phụ có bệnh lý có thể mang thai, sinh con, giảm đi nỗi lo “được con mất mẹ”. Đau, được hiệp hội quốc tế nghiên cứu về đau (IASP - International Association for the Study of Pain) định nghĩa: ″đau là một tình trạng khó chịu về mặt cảm giác lẫn xúc cảm do tổn thương mô đang bị tồn tại (có thực hoặc tiềm tàng ở các mô gây nên và phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của tổn thương ấy)”
    [1], [7], [11], [61]. Ngày nay, người ta đánh giá đau như dấu hiệu sinh tồn thứ 5 và trên lâm sàng phải được thăm dò, đo lường và điều trị giống như mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở. Các phương pháp giảm đau trong sản khoa đã được đề cập từ rất sớm.
    Phương pháp giảm đau “không dùng thuốc” như liệu pháp tâm lý, kích thích điện qua da, châm cứu, thôi miên [15],[56] Phương pháp giảm đau“dùng thuốc” như thuốc giảm đau, thuốc mê bốc hơi, thuốc tê vùng, tê tủy sống, tê ngoài màng cứng Mỗi một phương pháp đều có những ưu khuyết điểm riêng nhưng đều có chung mục đích là góp phần cho việc sinh đẻ trở lên dễ dàng hơn. Hiện nay, phương pháp giảm đau trong chuyển dạ bằng gây tê ngoài màng cứng được các tác giả thống nhất là phương pháp an toàn, hiệu quả cao và được sử dụng rộng rãi tại các nước phát triển như Anh, Pháp, Mĩ. Hàng năm, tại Anh có khoảng 100.000 sản phụ được thực hiện gây tê ngoài màng cứng trong chuyển dạ [45]. Tại Việt Nam, phương pháp GTNMC để giảm đau trong chuyển dạ được áp dụng thành công tại các trung tâm sản khoa lớn như bệnh viện Phụ Sản Trung Ương, bệnh viện Việt Pháp, bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Hùng Vương
    [11], [12], [15], bên cạnh đó vẫn còn những bàn cãi về tác dụng không mong muốn của phương pháp này. Tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương, số lượng sản phụ được thự c hiện giảm đau bằng gây tê ngoài màng cứng tăng dần từ khi bệnh viện thực hiện qui chế về giảm đau trong đẻ, trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả của phương pháp gây tê
    ngoài màng cứng trong chuyển dạ đẻ tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương”
    nhằm hai mục đích:
    1. Đánh giá hiệu quả giảm đau của phương pháp gây tê ngoài màng cứng trong chuyển dạ đẻ tại Bệnh viện Phụ Sản trung ương.
    2. Xác định độ an toàn và tác dụng không mong muốn của phương pháp này.
     
Đang tải...