Luận Văn Đánh giá hiệu quả của phác đồ ngắn và phác đồ dài trong điều trị vô sinh do buồng trứng đa nang tại

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 9/9/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Vô sinh là vấn đề bức xúc hiện nay, chiếm tỷ lệ khá cao trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Vô sinh trên thế giới chiếm tỷ lệ khoảng 9 % [1], theo tổ chức Y tế Thế giới vô sinh ảnh hưởng đến khoảng 50 - 80 triệu phụ nữ trên toàn thế giới và có khuynh hướng ngày càng gia tăng [2]. Hiện nay vô sinh nằm trong chiến lược chăm sóc sức khỏe cộng đồng do ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc gia đình, tác động không nhỏ về mặt y tế và xã hội . Tại Việt Nam, theo Nguyễn Viết Tiến (2010) tỷ lệ vô sinh vô sinh chiếm 10 - 15%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vô sinh, trong đó vô sinh nam chiếm 40%, vô sinh nữ chiếm 40% và 20% không rõ nguyên nhân. Trong vô sinh nữ vô sinh do không phóng noãn chiếm tỷ lệ 40%, trong đó vô sinh do buồng trứng đa nang chiếm tỷ lệ 10 - 70%, và việc điều trị vô sinh do buồng trứng đa nang còn nhiều khó khăn, tỷ lệ thành công thấp. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị vô sinh do buồng trứng đa nang như cắt góc buồng trứng, đốt điểm buồng trứng, kích thích phóng noãn vv.
    Sự ra đời của Louise Brown năm 1978, đứa trẻ đầu tiên được sinh ra thành công từ kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm là một bước đột phá trong điều trị vô sinh, sự thành công của phương pháp này đã mở ra một tương lai cho những phụ nữ vô sinh do buồng trứng đa nang nói riêng, mang lại nhiều hy vọng và niềm vui cho các cặp vợ chồng bị vô sinh nói chung, đồng thời cũng tạo ra một bước ngoặt lớn trong điều trị vô sinh tại Việt Nam.
    Trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, kích thích buồng trứng là quy trình cơ bản và đóng vai trò quan trọng trong thụ tinh ống nghiệm. Mục đích của kích thích buồng trứng là đạt được số lượng nang noãn và số noãn cần thiết, có nhiều phôi tốt để chuyển phôi và làm tăng tỷ lệ có thai.Tuy nhiên, một vấn đề lớn trong kích thích buồng trứng là sự xuất hiện của đỉnh LH, khi các nang noãn chưa trưởng thành thì sẽ bước qua giai đoạn thoái triển, hoàng thể hóa sớm, làm giảm chất lượng noãn và giảm tỷ lệ có thai [3]. Do đó việc ức chế đỉnh LH trong kích thích buồng trứng để làm thụ tinh ống nghiệm là một trong những bước tiến quan trọng trong các phác đồ kích thích buồng trứng
    Vào đầu những năm 1980 (1984) chất đồng vận GnRH bắt đầu được đưa vào để ức chế tuyến yên nhằm tránh hiện tượng phóng noãn sớm khi kích thích buồng trứng đã tạo ra 1 bước đột phá và làm tăng đáng kể tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm.
    GnRH đồng vận kết hợp với gonadotropin chủ yếu được dùng theo phác đồ ngắn và phác đồ dài đều có tác dụng ngăn ngừa đỉnh LH sớm nhưng thời gian dùng GnRH đồng vận khác nhau [4]. Theo nghiên cứu của một số tác giả Tan SL (1992) [5], Loutradis D (2005) [6] thì tỷ lệ có thai trên số phôi chuyển trong nhóm dùng phác đồ dài cao hơn phác đồ ngắn. Tuy nhiên nghiên cứu của Ho CH (2008) thì nhóm được dùng phác đồ ngắn cho tỷ lệ có thai cao hơn nhóm phác đồ dài [4]. Vì vậy hiệu quả kích thích buồng trứng của hai phác đồ đang là vấn đề trang cãi. Ở Việt Nam tại trung tâm hỗ trợ sinh sản bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cũng sử dụng GnRH đồng vận để ức chế đỉnh LH ở các phác đồ kích thích buồng trứng đối với bệnh nhân bị buồng trứng đa nang trong thụ tinh trong ống nghiệm dưới dạng phác đồ ngắn và phác đồ dài. Theo những nghiên cứu của tác giả Phạm Như Thảo ( 2011) thì phác đồ dài sẽ có số noãn trưởng thành, số phôi sống và tỷ lệ có thai cao hơn phác đồ ngắn . Tuy nhiên với những trường hợp bệnh nhân lớn tuổi, nồng độ LH thấp nếu dùng phác đồ dài thì hiệu quả kích thích buồng trứng sẽ thấp do tuyến yên có thể bị ức chế qua mức làm giảm nòng độ LH nhiều, sẽ ảnh hưởng đến sự tổng hợp estradiol, tăng số lượng gonadotropin dùng để KTBT, giảm tỷ lệ có thai, khi đó phác đồ ngắn lại cho kết quả tốt hơn .[7]
    Do đó, việc lựa chọn phác đồ kích thích buồng trứng phù hợp với từng bệnh nhân trong mỗi chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm là một vấn đề quyết định đến tỷ lệ thành công. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả của phác đồ ngắn và phác đồ dài trong điều trị vô sinh do buồng trứng đa nang tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội” với các mục tiêu sau:
    1. Đánh giá hiệu quả của phác đồ ngắn và phác đồ dài để điều trị vô sinh do buồng trứng đa nang trong IVF.
    2. Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kích thích phóng noãn của hai phác đồ trên trong điều trị vô sinh tại bệnh viện PSHN.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...