Luận Văn Đánh giá hiệu quả của phác đồ Antagonist trong kích thích buồng trứng làm IVF tại bệnh viện Phụ Sản

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 9/9/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    bức xúc hiện nay, chiếm tỷ lệ khá cao trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Vô sinh trên thế giới chiếm tỷ lệ khoảng 9 % [1], theo tổ chức Y tế Thế giới vô sinh ảnh hưởng đến khoảng 50 - 80 triệu phụ nữ trên toàn thế giới và có khuynh hướng ngày càng gia tăng [2]. Hiện nay vô sinh nằm trong chiến lược chăm sóc sức khỏe cộng đồng do ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc gia đình, tác động không nhỏ về mặt y tế và xã hội. Tại Việt Nam, theo Nguyễn Viết Tiến (2010) tỷ lệ vô sinh chiếm 10 - 15%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vô sinh, trong đó vô sinh nam chiếm 40%, vô sinh nữ chiếm 40% và 20% không rõ nguyên nhân.
    Sự ra đời của Louise Brown năm 1978, đứa trẻ đầu tiên được sinh ra thành công từ kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm là một bước đột phá trong điều trị vô sinh, sự thành công của phương pháp này đã mang lại nhiều hy vọng và niềm vui cho các cặp vợ chồng bị vô sinh nói chung, đồng thời cũng tạo ra một bước ngoặt lớn trong điều trị vô sinh tại Việt Nam.
    Trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, kích thích buồng trứng là quy trình cơ bản và đóng vai trò quan trọng trong thụ tinh ống nghiệm. Mục đích của kích thích buồng trứng là đạt được số lượng nang noãn và số noãn cần thiết, có nhiều phôi tốt để chuyển phôi và làm tăng tỷ lệ có thai.Tuy nhiên, một vấn đề lớn trong kích thích buồng trứng là sự xuất hiện của đỉnh LH, khi các nang noãn chưa trưởng thành thì sẽ bước qua giai đoạn thoái triển, hoàng thể hóa sớm, làm giảm chất lượng noãn và giảm tỷ lệ có thai [3]. Do đó việc ức chế đỉnh LH trong kích thích buồng trứng để làm thụ tinh ống nghiệm là một trong những bước tiến quan trọng trong các phác đồ kích thích buồng trứng
    Vào đầu những năm 1980 (1984) chất đồng vận GnRH bắt đầu được đưa vào để ức chế tuyến yên nhằm tránh hiện tượng phóng noãn sớm khi kích thích buồng trứng đã tạo ra 1 bước đột phá và làm tăng đáng kể tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm.
    GnRH đồng vận kết hợp với gonadotropin hiện nay chủ yếu được dùng theo phác đồ dài, với sự sử dụng GnRH trong 10- 14 ngày liên tục, sau đó kết hợp với FSH tái tổ hợp trong 14 ngày nữa đã có hiệu quả đến 99 % trong phòng ngừa đỉnh LH nội sinh sớm, giúp thu được nhiều nang noãn trưởng thành có chất lượng tốt và tăng tỷ lệ có thai hơn so với không sử dụng GnRH agonist. Tuy nhiên phác đồ dài cũng có một số nhược điểm như tổng liều gonadotropin sử dụng kích thích buồng trứng cao nên tăng giá thành điều trị, thời gian tiêm thuốc kéo dài và nguy cơ quá kích buồng trứng cao.
    Gần đây, để khắc phục những bất lợi của GnRHa mà vẫn có hiệu quả ngăn ngừa đỉnh LH nội sinh sớm , GnRH antagonist đã bắt đầu được đưa vào sử dụng trong kích thích buồng trứng làm thụ tinh ống nghiệm. Em bé đầu tiên được sinh ra sau sử dụng GnRH antagonist đã được báo cáo ở Đức vào tháng 12/1993. [4].
    Ở Việt Nam tại trung tâm hỗ trợ sinh sản bệnh viện Phụ sản Hà nội từ năm 2009 cũng đã bắt đầu sử dụng GnRH antagonist để kích thích buồng trứng trên một số bệnh nhân, thay thế phác đồ dài sử dụng GnRHa, nhằm giảm căng thẳng, tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị cho những trường hợp thụ tinh ống nghiệm.
    Vì vậy, với mong muốn có thể hiểu được một cách rõ ràng và cụ thể những ưu điểm và những mặt còn hạn chế của việc sử dụng phác đồ GnRHant để từ đó có thể áp dụng một cách hợp lý nhất phác đồ GnRHant trong thụ tinh ống nghiệm, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả của phác đồ Antagonist trong kích thích buồng trứng làm IVF tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội” với các mục tiêu sau:
    1. Đánh giá hiệu quả điều trị của phác đồ GnRHant trong kích thích buồng trứng làm IVF tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
    2. Nhận xét một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị của phác đồ GnRHant trong TTON tại bệnh viện PSHN.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...