Thạc Sĩ Đánh giá hiệu quả của một số mô hình rừng trồng thuần loài tại công ty Lâm nghiệp Yên Thế - huyện Yê

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Để hoàn thành chương trình đào tạo kỹ sư ngành Lâm học của trường Đại học Lâm nghiệp khóa học 2006 – 2010 đồng thời gắn liền việc học lý thuyết với thực tế, giúp sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học. Được sự phân công của Bộ môn Lâm sinh Khoa Lâm học, tôi tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp :
    “Đánh giá hiệu quả của một số mô hình rừng trồng thuần loài tại công ty Lâm nghiệp Yên Thế - huyện Yên Thế - Bắc Giang’’
    Trong suốt quá trình thực tập và nghiên cứu. để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân tôi còn được đón nhận sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong Bộ môn Lâm sinh, đặc biệt là dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo Ths. Phạm Thị Huyền. Sự quan tâm giúp đỡ của ban giám đốc và tập thể cán bộ công nhân viên của công ty Lâm nghiệp Yên Thế - huyện Yên Thế - Bắc Giang, và đến nay bản khóa luận tốt nghiệp đã được hoàn thành theo đúng thời gian và quy định của nhà trường.
    Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo, Ths. Phạm Thị Huyền cùng các Thầy Cô trong Bộ môn Lâm sinh và toàn thể cán bộ công nhân viên tại công ty Lâm nghiệp Yên Thế - huyện Yên Thế - Bắc Giang đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.
    Mặc dù đã cố gắng rất nhiều song do thời gian, trình độ và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế, nên khóa luận này không thể không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy kính mong Thầy Cô và các bạn quan tâm, giúp đỡ, đóng góp ý kiến để bản khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.
    Tôi xin chân thành cảm ơn !

    Hà Nội , ngày 12 tháng 05 năm 2010
    Sinh viên thực hiện
    Trần Thị Hồng Thắm
    MỤC LỤC

    Phần I : Đặt vấn đề 1
    Phần II : Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .4
    2.1. Nhận thức chung về vấn đề nghiên cứu .4
    2.2. Trên thế giới .4
    2.3. Ở Việt Nam .7
    Phần III : Mục tiêu – giới hạn – nội dung và phương pháp nghiên cứu 9
    3.1. Mục tiêu nghiên cứu .9
    3.2. Giới hạn vấn đề nghiên cứu 9
    3.3. Nội dung nghiên cứu 9
    3.4. Phương pháp nghiên cứu 10
    3.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp . .10
    3.4.2. Phương pháp nội nghiệp . .14
    Phần IV : Điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu .21
    4.1. Điều kiện tự nhiên 21
    4.1.1. Vị trí địa lý .21
    4.1.2. Địa hình địa thế .21
    4.1.3. Khí hậu thủy văn .22
    4.1.4. Địa chất thổ nhưỡng .23
    4.1.5. Hiện trạng đất đai tài nguyên rừng .23
    4.2. Đặc điểm dân sinh – kinh tế – xã hội 24
    4.3. Vài nét về công ty Lâm nghiệp Yên Thế 26
    4.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Lâm nghiệp Yên Thế .26
    4.3.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của công ty Lâm nghiệp
    Yên Thế .26
    4.4. Lịch sử rừng trồng 27


    Phần V : Kết quả nghiên cứu và thảo luận .29
    5.1. Hiện trạng rừng trồng của khu vực nghiên cứu 29
    5.1.1. Diện tích và cơ cấu cây trồng rừng hiện tại của công ty Lâm nghiệp
    Yên Thế .30
    5.1.2. Tình hình sinh trưởng và trữ lượng rừng của các mô hình rừng
    trồng chính trong công ty Lâm nghiệp Yên Thế . 30
    5.1.2.1. Tình hình sinh trưởng của rừng trồng .30
    5.1.2.2. Trữ lượng của ba mô hình rừng trồng 36
    5.1.2.3. Chất lượng rừng trồng trên khu vực nghiên cứu 37
    5.2. Đánh giá hiệu quả của các mô hình rừng trồng 38
    5.2.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế .39
    5.2.2. Đánh giá hiệu quả xã hội .41
    5.2.3. Đánh giá hiệu quả môi trường sinh thái .43
    5.2.3.1. Độ tàn che của tầng cây cao .43
    5.2.3.2. Độ che phủ của cây bụi thảm tươi dưới tán rừng .44
    5.2.3.3. Khối lượng vật rơi rụng dưới tán rừng 45
    5.2.4. Đánh giá hiệu quả tổng hợp của các mô hình rừng trồng trong
    khu vực nghiên cứu 46
    5.3. Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật trong chọn loài cây trồng và
    chọn mô hình rừng trồng cho khu vực nghiên cứu .51
    Phần VI : Kết luận – tồn tại và kiến nghị 53
    6.1. Kết luận 53
    6.2. Tồn tại .54
    6.3. Kiến nghị 54
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ BIỂU



    Phần 1
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Rừng được coi là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, bởi những lợi ích rừng đem lại cho con người rất lớn. Rừng không những đem lại hiệu quả về mặt kinh tế thông qua việc cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ, mà rừng còn có tác dụng phòng hộ, bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước, duy trì cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường sống. Bên cạnh đó rừng còn là nơi tham quan, du lịch giải trí và nghiên cứu khoa học.
    Nhưng trong những năm qua do áp lực của sự gia tăng về dân số, kéo theo các hoạt động kinh tế diễn ra mạnh mẽ, sự đô thị hóa nhanh chóng đã làm cho rừng bị thu hẹp về diện tích, giảm sút chất lượng và môi trường bị suy thoái nghiêm trọng, thiên tai, lũ lụt xảy ra liên tục đe dọa lớn đến cuộc sống của con người.
    Đứng trước tình hình đó nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế đã và đang nghiên cứu để đưa ra các phương án, biện pháp giải quyết vấn đề: “làm sao để phát triển kinh tế xã hội mà không làm tổn hại đến môi trường sinh thái”. Từ sự nhận thức rằng: “Bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đều tác động đến môi trường xung quanh trên cả ba mặt kinh tế – xã hội – môi trường sinh thái”. Chính vì vậy, mà mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh của con người dù lớn hay nhỏ đều phải xem xét toàn diện và tổng hợp trên cả ba mặt:
    + Về kinh tế: Hoạt động sản xuất đó phải đem lại lợi nhuận cao, tăng thu nhập cho người dân.
    + Về xã hội: Hoạt động sản xuất đó phải giải quyết được công ăn việc làm cho đại đa số người dân, xóa đói, giảm nghèo, phù hợp với phong tục tập quán của người dân và được người dân chấp nhận.
    + Về môi trường sinh thái: Hoạt động sản xuất đó phải duy trì và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, duy trì cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học.
    Nhưng việc đánh giá hiệu quả của mô hình rừng trồng là một vấn đề khá phức tạp, vì giữa ba mặt kinh tế – xã hội – môi trường sinh thái có mối quan hệ khăng khít và ảnh hưởng lẫn nhau. Nếu như ta quá coi trọng mặt này sẽ dẫn tới xem nhẹ mặt khác, cho nên việc tìm ra điểm gặp gỡ và hài hòa của ba mặt trên là điều cần thiết, có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho việc phát triển bền vững. Đồng thời từ việc đánh giá này làm cơ sở để lựa chọn loài cây trồng, mô hình rừng trồng tốt nhất phù hợp với điều kiện khu vực nghiên cứu.
    Do đặc thù của hoạt động sản xuất lâm nghiệp là lấy rừng và đất rừng làm đối tượng và tư liệu sản xuất, hơn nữa nghề rừng là một nghề mang tính xã hội hóa sâu sắc nên ngoài việc tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm phát triển kinh tế xã hội, sản xuất lâm nghiệp còn mang giá trị môi trường sinh thái cao. Nhưng giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái luôn tồn tại mâu thuẫn. Vì vậy để giải quyết vấn đề này trong sản xuất lâm nghiệp cần đưa ra được những phương thức canh tác thích hợp nhằm giải quyết hài hòa các lợi ích kinh tế – xã hội – môi trường sinh thái, đảm bảo cho việc phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững. Đặc biệt là trong trồng rừng, hiện nay việc lựa chọn loài cây trồng, lựa chọn mô hình rừng trồng không những thu được hiệu quả kinh tế – xã hội cao mà còn cải thiện và bảo vệ môi trường sinh thái tốt đang là giải pháp có ý nghĩa chiến lược và mang tính khả thi nhất.
    Yên Thế là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, khu vực này có diện tích đất lâm nghiệp khá lớn, diện tích đất canh tác nông nghiệp ở khu vực này nhìn chung là ít và xấu ảnh hưởng lớn đến việc thâm canh tăng năng suất cây trồng, thu nhập có được từ nông nghiệp không đủ đảm bảo cuộc sống người dân. Vì vậy, cuộc sống người dân còn dựa vào rừng là chính. Cùng với nhu cầu gỗ củi và các lâm sản khác từ rừng ngày càng tăng, kiểu canh tác lạc hậu của đồng bào miền núi đã làm giảm nhanh diện tích và chất lượng rừng, đồng thời ảnh hưởng xấu tới nguồn nước, tăng lượng xói mòn, giảm độ phì làm suy thoái tài nguyên rừng. Xuất phát từ vấn đề này mà trong những năm gần đây, công tác trồng rừng để phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường được các cấp tỉnh và huyện rất quan tâm, nhiều mô hình sản xuất đã được áp dụng và phát huy hiệu quả cao.
    Công ty Lâm nghiệp Yên Thế là một đơn vị đóng trên địa bàn huyện Yên Thế - Bắc Giang đã thực hiện rất tốt công tác trồng rừng. Khu vực này chủ yếu trồng Keo lai, Bạch đàn urô và Mỡ, cung cấp khối lượng lớn gỗ cho tỉnh Bắc Giang và các khu vực lân cận. Hiện nay công ty Lâm nghiệp Yên Thế còn tham gia vào trồng rừng cung cấp gỗ trụ mỏ cho ngành than, trồng rừng cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy giấy Từ đây câu hỏi được đặt ra là: việc trồng cây gì ? phương thức canh tác như thế nào ? để nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội – môi trường sinh thái, đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong khu vực. Đây là những vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý, chính vì những lý do trên mà tôi tiến hành nghiên cứu khóa luận: “Đánh giá hiệu quả của một số mô hình rừng trồng thuần loài tại công ty Lâm nghiệp Yên Thế – huyện Yên Thế – Bắc Giang”, nhằm lựa chọn được mô hình mang lại hiệu quả cao cả về kinh tế – xã hội – môi trường sinh thái.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...