Tiến Sĩ Đánh giá hiệu quả của công tác đấu giá quyền sử dụng đất của một số dự án trên địa bàn thành phố Hạ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, cơ
    chế kinh tế thị trường đang từng bước được hình thành. Các thành phần kinh
    tế phát triển mạnh mẽ và xu hướng tất yếu là mọi yếu tố nguồn lực đầu vào
    cho sản xuất và sản phẩm đầu ra đều trở thành hàng hoá, trong đó đất đai
    cũng không phải ngoại lệ.
    Từ năm 1993, Thủ tướng Chính phủ chủ trương cho phép sử dụng quỹ
    đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua hai hình thức đấu thầu dự án và
    đấu giá quyền sử dụng đất nhằm phát huy nguồn nội lực từ đất đai trong quá
    trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Công tác đấu giá quyền sử
    dụng đất đã mang lại một hướng đi mới cho thị trường BĐS. Nguồn thu cho
    ngân sách từ việc đấu giá quyền sử dụng đất đã góp phần quan trọng để thanh
    toán nợ đầu tư xây dựng cơ bản của địa phương, đầu tư phát triển cơ sở hạ
    tầng, cải tạo, chỉnh trang đô thị trong quá trình phát triển đất nước.
    Thành phố Hạ Long gồm có 20 phường, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn
    hoá của tỉnh Quảng Ninh, cách thủ đô Hà Nội 165 km về phía tây theo quốc lộ
    18A, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 70 km về phía nam theo quốc lộ 10,
    cách cửa khẩu quốc tế Móng Cái 180 km về phía đông theo quốc lộ 18A.
    Cùng với nhịp độ phát triển của tỉnh Quảng Ninh, thành phố du lịch Hạ
    Long đang nắm vững cơ hội là trung tâm khu vực đông bắc bộ và là một trung
    tâm du lịch của đất nước. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố, tốc độ
    đô thị hóa và nhu cầu sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa
    bàn, thành phố Hạ Long thực hiện chủ trương sử dụng quỹ đất tạo vốn xây
    dựng hạ tầng. Hình thức này trong thực tế đã đạt được một số thành quả làm
    thay đổi bộ mặt của Thành phố, nhưng trong quá trình thực hiện đã bộc lộ một
    số khó khăn tồn tại như việc xác định giá các khu đất dự án và việc giao đất
    chưa có cơ sở chặt chẽ, thậm chí gây thất thoát ngân sách nhà nước. Để khắc 2
    phục những tồn tại đó, thực hiện công tác đấu giá quyền sử dụng đất đã thực
    sự là một hướng đi mới cho thị trường bất động sản. Giá đất quy định và giá
    đất theo thị trường đã xích lại gần nhau hơn thông qua việc đấu giá quyền sử
    dụng đất.
    Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác đấu giá quyền sử dụng đất
    còn bộc lộ một số tồn tại như việc xây dựng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật chưa
    đáp ứng được tiến độ, không đủ số lượng người tham gia đấu giá, một số chủ
    đầu tư lúng túng khi triển khai hoàn thiện thủ tục, tiến độ xây dựng công trình
    sau khi trúng đấu giá .
    Xuất phát từ những vấn đề trên, đồng thời góp phần đẩy mạnh công tác
    đấu giá quyền sử dụng đất phục vụ việc quản lý, khai thác và sử dụng quỹ đất
    có hiệu quả, được sự hướng dẫn của cô giáo PGS.TS Đỗ Thị Lan - Giảng viên
    khoa Tài nguyên và Môi trường - Trường Đại học Nông lâm Thái nguyên và
    được sự đồng ý của Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm phát triển
    quỹ đất - Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
    “Đánh giá hiệu quả của công tác đấu giá quyền sử dụng đất của một số dự
    án trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh”.
    2. Mục tiêu của đề tài
    - Nghiên cứu thực trạng quản lý và sử dụng đất của Thành phố, đặc biệt
    là thực trạng của công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
    - Đánh giá hiệu quả của công tác đấu giá quyền sử dụng đất, phân tích
    thuận lợi, khó khăn và tìm ra nguyên nhân của hạn chế.
    - Đề xuất giải pháp để hoàn thiện quy trình, cơ chế, nhằm tăng cường
    hiệu quả của công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
    3. Yêu cầu của đề tài
    - Nghiên cứu, nắm vững các văn bản liên quan đến đấu giá quyền sử
    dụng đất của Trung ương và địa phương.
    - Số liệu điều tra phải khách quan và đảm bảo độ tin cậy. Các chỉ tiêu thu
    thập cần đảm bảo để phân tích đánh giá được hiệu quả của công tác đấu giá quyền 3
    sử dụng đất trên cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và công tác quản lý và sử dụng đất.
    - Đưa ra các ý kiến đánh giá đảm bảo tính khách quan đối với công tác
    đấu giá quyền sử dụng đất.
    - Kết quả nghiên cứu phải đảm bảo cơ sở khoa học và thực tiễn.
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiến của đề tài
    4.1. Ý nghĩa khoa học
    Việc dùng giá đất quy định để thu tiền khi giao đất ở hầu hết các địa
    phương trong cả nước trong thời gian trước đây chưa phát huy được nguồn
    nội lực to lớn. Vì vậy để tạo thêm nguồn lực cho ngân sách Nhà nước, đáp
    ứng nhu cầu đất ở cho nhân dân, đảm bảo tính công khai, dân chủ, hiệu quả
    trong sử dụng đất, Nhà nước cần nghiên cứu, tổ chức thực hiện thí điểm rồi
    sau đó nhân rộng mô hình đấu giá quyền sử dụng đất.
    4.2. Ý nghĩa thực tiễn
    Trong thời gian qua, công tác đấu giá sử dụng đất trên địa bàn thành phố
    Hạ Long đã được triển khai mạnh mẽ tuy nhiên vẫn theo nhiều phương thức
    khác nhau, mỗi phương thức đều có những thành công và hạn chế nhất định.
    Do vậy cần tiến hành nghiên cứu và đánh giá hiệu quả của công tác đấu sử
    dụng đất qua các dự án khác nhau với các phương án khác nhau để có thể đề
    xuất và góp ý giúp quy trình đấu giá đất ngày càng hoàn thiện và đem lại hiệu
    quả cao, tăng nguồn thu cho ngân sách của địa phương.




    iii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . vi
    DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Mục tiêu của đề tài . 2
    3. Yêu cầu của đề tài 2
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiến của đề tài . 3
    4.1. Ý nghĩa khoa học 3
    4.2. Ý nghĩa thực tiễn . 3
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    1.1. Cơ sở khoa học của đấu giá quyền sử dụng đất 4
    1.1.1. Một số khái niệm 4
    1.1.2. Đấu giá quyền sử dụng đất . 5
    1.2. Công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở một số nước trên thế giới . 11
    1.2.1. Trung Quốc . 11
    1.2.2. Mỹ . 12
    1.2.3. Nhật Bản . 13
    1.3. Thực trạng đấu giá quyền sử dụng đất ở Việt Nam 14
    1.3.1. Sơ lược tình hình đấu giá đất 14
    1.3.2. Tình hình thực hiện công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở trên địa bàn
    tỉnh Quảng Ninh và trên địa bàn thành phố Hạ Long (từ năm 2011 đến 2013) . 19
    1.4. Đánh giá chung về tổng quan 23
    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
    2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 24
    2.2. Nội dung nghiên cứu . 24 iv
    2.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Hạ
    Long 24
    2.2.2. Tình hình quản lý đất đai theo 13 nội dung quản lý nhà nước về
    đất đai trên địa bàn thành phố Hạ Long . 24
    2.2.3. Thực trạng đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hạ
    Long 24
    2.2.4. Đánh giá hiệu quả của công tác đấu giá quyền sử dụng đất 24
    2.2.5. Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị đối với công tác đấu giá quyền
    SDĐ . 25
    2.3. Phương pháp nghiên cứu . 25
    2.3.1. Phương pháp kế thừa các tài liệu liên quan 25
    2.3.2. Phương pháp điều tra 25
    2.3.3. Phương pháp phân tích tổng hợp 25
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
    3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long 26
    3.1.1. Điều kiện tự nhiên 26
    3.1.2. Các nguồn tài nguyên . 29
    3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội . 32
    3.1.4 .Thực trạng hệ thống hạ tầng kĩ thuật 34
    3.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường
    thành phố Hạ Long . 37
    3.1.6. Hiện trạng sử dụng đất thành phố Hạ Long năm 2013 39
    3.2. Tình hình quản lý đất đai 40
    3.2.1. Thực hiện việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản
    lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó 40
    3.2.2. Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa
    giới hành chính, lập bản đồ hành chính 40
    3.2.3. Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng
    đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, đánh giá phân hạng đất 41
    3.2.4. Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: 43 v
    3.2.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích
    sử dụng đất 43
    3.2.6. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp
    giấy chứng nhận quyền sử dụng đất . 44
    3.2.7. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai 45
    3.2.8. Công tác quản lý tài chính về đất đai . 45
    3.2.9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị
    trường bất động sản 46
    3.2.10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người
    sử dụng đất 46
    3.2.11. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của
    pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai 47
    3.2.12. Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại tố
    cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai 47
    3.2.13. Các hoạt động dịch vụ công về đất đai. 48
    3.3. Thực trạng đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hạ
    Long, tỉnh Quảng Ninh 49
    3.3.1. Giới thiệu khái quát về 03 dự án 49
    3.3.2. Kết quả đấu giá quyền sử dụng đất 03 dự án . 50
    3.3.3. Ưu điểm và hạn chế của công tác đấu giá quyền SDĐ 60
    3.4. Đánh giá hiệu quả của công tác đấu giá quyền sử dụng đất qua 03 dự án 62
    3.4.1. Hiệu quả kinh tế . 62
    3.4.2. Hiệu quả xã hội . 64
    3.4.3. Hiệu quả đối với công tác quản lý và sử dụng đất đai . 65
    3.5. Một số đề xuất đối với công tác đấu giá quyền sử dụng đất . 71
    3.5.1. Giải pháp về chính sách của Nhà nước 71
    3.5.2. Giải pháp về kỹ thuật 72
    3.5.3. Giải pháp về cơ chế tài chính . 74
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 75
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 77
    vi
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


    BĐS : Bất động sản
    QSDĐ : Quyền sử dụng đât
    SDĐ : Sử dụng đất
    UBND : Uỷ ban nhân dân
    HĐND : Hội đồng nhân dân
    TM&MT : Tài nguyên và Môi trường
    BQL : Ban quản lý
    GPM : Giải phóng mặt bằng
    CSHT : Cơ sở hạ tầng
     
Đang tải...