Thạc Sĩ đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉnh cao bằng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉnh cao bằng
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÂY TRÚC SÀO TRONG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TỈNH CAO BẰNG

    MỤC LỤC
    Nội dung Trang
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC iv
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT viii
    DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ix
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ x
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 4
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
    4. Ý nghĩa khoa học của đề tài . 5
    5. Bố cục của luận văn 5
    Chương 1
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
    1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC 6
    1.1.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu hiệu quả 6
    1.1.1.1. Quan điểm về hiệu quả 6
    1.1.1.2. Tiêu chuẩn đánh giá . 10
    1.1.1.3. Phân loại hiệu quả 11
    1.1.1.4. Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đánh giá 13
    1.1.2. Chủ trương của Đảng và Nhà nước trong xoá đói giảm
    nghèo 17
    1.1.3. Thành tích xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam . 19
    1.1.4. Cơ sở thực tiễn về phát triển cây trúc sào 21
    v
    Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    1.1.4.1. Hiện trạng tài nguyên tre trúc trên thế giới và ở Việt Nam . 21
    1.1.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm từ tre trúc trên
    thế giới v à tại Việt Nam 22
    1.1.4.3. Một số sản phẩm được làm từ trúc sào 24
    1.1.4.4. Một số đặc điểm của cây trúc sào Cao Bằng . 25
    1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 26
    1.2.1. Câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết 26
    1.2.2. Phương pháp nghiên cứu . 27
    1.2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu . 27
    1.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp 28
    1.2.2.3. Thu thập số liệu thứ cấp . 30
    1.2.2.4. Phân tích dữ liệu 30
    1.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu . 32
    Chương 2
    ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÂY TRÚC SÀO
    TRONG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TỈNH CAO BẰNG 33
    2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 33
    2.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình 33
    2.1.2. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn, đất đai, thổ nhưỡng 34
    2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Cao Bằng 36
    2.1.3.1. Tình hình kinh tế 36
    2.1.3.2. Tình hình chính trị, văn hoá, xã hội . 38
    2.1.4. Vai trò của cây trúc sào trong chương trình xoá đói giảm
    nghèo tại Cao Bằng . 40
    2.2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT TRÚC SÀO TỪ NĂM 2001 -2010 40
    2.2.1. Thực trạng kinh tế vùng trồng trúc 40
    2.2.2. Tình hình sản xuất, kinh doanh trúc sào tại Cao Bằng . 42
    vi
    Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    2.2.2.1. Trước năm 2003 . 43
    2.2.2.2. Trong thời gian 2003-2008 43
    2.2.2.3. Sau năm 2008 . 45
    2.2.3. Các tiềm năng phát triển cây trúc sào 46
    2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÂY TRÚC SÀO TRONG
    XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI CAO BẰNG 48
    2.3.1. Hiệu quả kinh tế 49
    2.3.1.1. Đặc điểm chung của các hộ trồng trúc sào tại tỉnh Cao Bằng 49
    2.3.1.2. Mức độ đầu tư thâm canh của hộ trồng trúc 52
    2.3.1.3. Hiệu quả kinh tế của cây trúc sào 52
    2.3.2. Hiệu quả xã hội 57
    2.3.3. Hiệu quả môi trường 61
    2.3.4. Những vấn đề rút ra từ thực trạng sản xuất kinh doanh
    trúc sào tại Cao Bằng 66
    2.3.4.1. Những kết quả chủ yếu 66
    2.3.4.2. Những vấn đề cần quan tâm trong phát triển trúc sào tại Cao
    Bằng 66
    Chương 3
    GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÂY TRÚC SÀO
    TRONG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TỈNH CAO BẰNG 71
    3.1. ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ CHẾ BIẾN TRÚC TRONG TỈNH 74
    3.2. ĐỐI VỚI CÁC HỘ GIA ĐÌNH . 75
    3.3. ĐỐI VỚI CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN 76
    3.3.1. Quy hoạch, phát triển và ổn định vùng nguyên liệu 76
    3.3.2. Vận dụng tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước trong
    phát triển sản xuất kinh doanh 77
    3.3.3. Làm tốt công tác quản lý, hỗ trợ xúc tiến thương mại 79
    vii
    Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    3.4. ĐỐI VỚI CÁC NHÀ KHOA HỌC . 82
    3.5. ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI KHÁC . 84
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86
    1. Kết luận 86
    2. Kiến nghị 90
    PHỤ LỤC
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ở Việt Nam, tre trúc luôn là một hình ảnh thân thương, gần gũi với
    cuộc sống người dân. Trên thế giới có khoảng 1500 loài tre trúc thì Việt Nam
    đã có tới 1/3 tổng số loài với rất nhiều tên gọi: bương, luồng, lồ ô, tre, nứa,
    trúc đen, trúc xanh, trúc vàng, trúc vuông . phân bố tại nhiều khu vực khác
    nhau, trải dài từ Nam ra Bắc. Tuy nhiên, loài cây này chưa thực sự phát huy
    được hết giá trị của nó trong phát triển kinh tế của người dân, nhất là ở khu
    vực các tỉnh miền núi phía Bắc.
    Vùng miền núi trung du Bắc Bộ bao gồm 16 tỉnh, phân bố ở ba vùng
    sinh thái lâm nghiệp là Đông Bắc, Tây Bắc và Trung tâm Bắc Bộ. Đây là
    vùng có vị trí chiến lược hết sức quan trọng đối với vấn đề an ninh quốc
    phòng và tiềm năng phát triển kinh tế, xã hội của đất nước cũng như phòng hộ
    môi trường. Nhưng đây cũng có thể coi là vùng chậm phát triển của nước ta
    với cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập, địa hình phức tạp với đồi núi cao và rất
    dốc. Bên cạnh đó, yếu tố kinh tế - xã hội cũng là trở ngại cho vùng.
    Nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của vùng miền núi phía Bắc,
    trong thời gian qua, Chính phủ đã liên tục triển khai nhiều chính sách đầu tư,
    thực hiện nhiều chương trình, dự án, áp dụng nhiều giải pháp, trong đó đáng
    chú ý là Chương trình 327 và Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Tuy nhiên,
    d-êng nh- chúng ta tập trung sự quan tâm khá nhiều tới rừng phòng hộ và
    rừng đặc dụng mà quên mất vai trò của rừng sản xuất, chưa chú ý tới đời sống
    của những người tham gia trồng rừng sản xuất.
    Cao Bằng là tỉnh miền núi rộng lớn của vùng §ông Bắc nước ta. Với
    đường biên giới tiếp giáp Trung Quốc dài 311 km, trình độ dân trí thấp, nông
    nghiệp giữ vai trò quan trọng trong đời sống người dân các huyện miền núi,
    Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    2
    Cao Bằng hiện là một trong những tỉnh được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt
    quan tâm đến phát triển kinh tế cũng như an ninh, văn hóa, xã hội. Đảm bảo
    các lợi ích kinh tế cho người dân địa phương kết hợp với phát triển văn hóa,
    thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường là một trong những
    điều kiện đảm bảo an ninh biên giới cũng như sự ổn định cần thiết cho sự phát
    triển của toàn vùng Đông Bắc nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng. Do đó,
    lựa chọn loại cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương và
    mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân, đặc biệt là các hộ dân ở các huyện
    vùng sâu vùng xa là một vấn đề không đơn giản.
    Trúc sào được xác định là một trong những cây trồng mũi nhọn của
    tỉnh Cao Bằng. Cây trúc sào đã tạo ra nhiều mặt hàng thủ công có giá trị, giúp
    giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động tại các cơ
    sở chế biến; góp phần quan trọng trong việc nâng cao thu nhập của các hộ
    trồng trúc; là nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào và giá trị cho các cơ sở chế
    biến trong
    và ngoài
    tỉnh, đóng
    góp tích
    cực vào
    tăng trưởng
    kinh tế của
    địa phương.
    Cao
    Bằng hiện
    có khoảng 5.000 ha rừng trồng tre trúc các loại, trong đó chủ yếu là trúc sào
    và trúc cần câu. Với diện tích 4.000 ha, chiếm khoảng 17% tổng diện tích
    rừng sản xuất vµ 0,5% tổng diÖn tÝch đất rừng của tỉnh [15], trúc sào mang lại
    Biểu đồ 1: Tỷ lệ diện tích trúc trồng tại Cao Bằng [14]
    Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    3
    nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ dân, đặc biệt là cư dân vùng sâu vùng
    xa của bốn huyện Hòa An, Thông Nông, Bảo Lạc và Nguyên Bình. §©y được
    xem là loại cây rất quan trọng trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại
    tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, so với tiềm năng của địa phương, việc sản xuất,
    chế biến kinh doanh trúc sào còn bộc lộ nhiều tồn tại, yếu kém.
    Trong những năm qua, UBND tỉnh Cao Bằng đã ban hành nhiều chính
    sách để tăng cường sức sản xuất của loại cây này . Trong đó, đáng chú ý là
    lệnh cấm bán trúc sào chưa chế biến ra ngoài tỉnh (Chỉ thị 17/2003/ CTUBND của UBND tỉnh Cao Bằng ngày 02/6/2003 về việc thực hiện Quyết
    định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến
    khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng để đầu tư và thu mua
    trúc nguyên liệu tại Cao Bằng) và quyết định dỡ bỏ lệnh cấm (Quyết định
    1050/2008/QĐ-UBND của UBND tỉnh Cao Bằng ban hành ngày 02/7/2008).
    Đây là những chính sách có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất và kinh
    doanh trúc sào cũng như thu nhập của những người trồng trúc tại Cao Bằng.
    Cho đến nay, đã có nhiều bài báo đánh giá về hiệu quả kinh tế của cây
    trúc sào, nhiều dự án phát triển vùng trồng trúc nguyên liệu được triển khai,
    nhiều công trình nghiên cứu về kỹ thuật trồng trúc sào của các viện nghiên
    cứu, các trường đại học nhưng chưa có một đề tài nào đánh giá đầy đủ và toàn
    vẹn nhất về hiệu quả của loại cây này đối với đời sống của người dân địa
    phương trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là cây trúc
    sào có vai trò như thế nào trong phát triển kinh tế cũng như đóng góp vào thu
    nhập của người dân các huyện trồng trúc nói chung và xóa đói giảm nghèo
    nói riêng của địa phương? Làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh tế của sản
    xuất trúc sào để nâng cao thu nhập cho người trồng trúc? Để trả lời những
    câu hỏi trên, tôi chọn đề tài “ Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa
    đói giảm nghèo tại tỉnh Cao Bằng ” để nghiên cứu.
    Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    4
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    2.1. Mục tiêu chung
    Từ việc đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo
    tại các huyện trồng trúc, đề ra các khuyến nghị trong phát triển sản xuất, kinh
    doanh, chế biến, góp phần xóa đói giảm nghèo một cách ổn định tại các huyện
    trồng trúc của tỉnh Cao Bằng.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất trúc sào cũng như
    xóa đói giảm nghèo.
    - Phân tích tiềm năng phát triển của cây trúc sào và các yếu tố có thể
    ảnh hưởng đến tình hình sản xuất trúc sào tại Cao Bằng.
    - Đánh giá thực trạng sản xuất, hiệu quả và ảnh hưởng của cây trúc sào
    đến xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Cao Bằng.
    - Khuyến nghị các giải pháp phát triển sản xuất trúc sào tại địa phương
    nhằm cải thiện đời sống cho người dân, nhất là nhóm dân tộc thiểu số
    H’mông và Dao đỏ tại các vùng trồng trúc của tỉnh Cao Bằng.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quá trình sản xuất và kinh
    doanh trúc sào trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    3.2.1. Phạm vi nội dung
    Nghiên cứu vấn đề hiệu quả kinh tế của cây trúc sào và vai trò của sản
    xuất kinh doanh trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại Cao Bằng.
    3.2.2. Phạm vi không gian
    Nghiên cứu tại địa bàn huyện Bảo Lạc và huyện Nguyên Bình.
    3.2.3. Phạm vi thời gian
    Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    5
    Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực h iện từ tháng 11/2009 đến
    tháng 6/2011 với số liệu nghiên cứu của 10 năm (2001-2010).
    4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
    Kết luận của đề tài là cơ sở khoa học cho định hướng phát triển sản
    xuất trúc sào theo hướng hiệu quả, ổn định, phục vụ công tác xóa đói giảm
    nghèo cho các huyện miền núi của tỉnh Cao Bằng.
    5. Bố cục của luận văn
    Nội dung luận văn gồm các phần sau:
    Mở đầu
    Chương 1: Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu
    Chương 2: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm
    nghèo tại tỉnh Cao Bằng
    Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói
    giảm nghèo tại tỉnh Cao Bằng
    Kết luận và kiến nghị
    Danh mục tài liệu tham khảo
    Phụ lục
    Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    6
    Chương 1
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC
    1.1.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu hiệu quả
    1.1.1.1. Quan điểm về hiệu quả
    Khi nghiên cứu một mô hình, để đánh giá mức độ thành công hay thất
    bại của nó, người ta dùng khái niệm “hiệu quả”. Hiệu quả là quan hệ so sánh
    tối ưu giữa đầu vào và đầu r a, là lợi ích lớn nhất thu được với một chi phí nhất
    định hoặc một kết quả nhất định với chi phí là nhỏ nhất.
    Trước đây, người ta thường đồng nghĩa “hiệu quả” với “hiệu quả kinh
    tế”. Và hiệu quả kinh tế là mục tiêu, là cái đích cuối cùng mà nhiều mô hình
    kinh tế muốn đạt đến. Đó là một quan điểm không đúng. Mặc dù hiệu quả
    kinh tế là biểu hiện rõ ràng nhất về tính hiệu quả của một mô hình (thể hiện
    qua sản lượng đầu ra trên mỗi đơn vị đầu vào) nhưng nó chỉ thể hiện một
    phần của hiệu quả.
    Cùng với thời gian, quan điểm của các nhà kinh tế dần thay đổi. Ngày
    nay, để đánh giá sự thành công của một mô hình, người ta đánh giá chúng
    trong mối quan hệ biện chứng, trong sự tương tác giữa các sự vật. Hiệu quả
    kinh tế là mục tiêu phấn đấu nhưng không đánh đổi bằng mọi giá. Khái niệm
    “hiệu quả” được mở rộng và ngoài mục tiêu hiệu quả kinh tế, người ta còn
    chú ý đến hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh doanh và hiệu quả môi trường mà
    mô hình ấy mang lại và coi đây là một phần quan trọng để đánh giá mô hình
    kinh tế trong một chỉnh thể hoàn chỉnh. Tùy vào từng lĩnh vực và so sánh mức
    độ đánh đổi mà hiệu quả môi trường, hiệu quả kinh tế hay hiệu quả xã hội
    được đề cao.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...