Thạc Sĩ Đánh giá hiệu quả của can thiệp động mạch vành qua da bằng cộng hưởng từ tim trên bệnh nhân hội chứn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2014
    Đề tài: Đánh giá hiệu quả của can thiệp động mạch vành qua da bằng cộng hưởng từ tim trên bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp




    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt
    Danh mục các bảng
    Danh mục các hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ
    ĐẶT VẤN ĐỀ – MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1 SƠ LƯỢC VỀ HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH CẤP
    1.2 SƠ LƯỢC VỀ CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA VÀ
    HIỆU QUẢ CỦA CTĐMVQD TRONG HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH
    CẤP
    1.3 VAI TRÒ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ TIM TRONG ĐÁNH GIÁ BỆNH
    TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ VÀ HIỆU QUẢ CỦA CAN THIỆP
    ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA
    1.4 CÁC NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CAN THIỆP
    ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA DỰA TRÊN CỘNG HƯỞNG TỪ
    TIM
    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.3 ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
    2.4 PHÂN TÍCH THỐNG KÊ
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    3.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH
    QUA DA TRÊN BỆNH NHÂN HCMVC THÔNG QUA SO SÁNH
    CÁC ĐẶC ĐIỂM CỘNG HƯỞNG TỪ TIM CĂN BẢN VÀ THEO
    DÕI SAU CTĐMVQD
    3.3 ĐÁNH GIÁ VÀ TÌM HIỂU SỰ KHÁC BIỆT VỀ HIỆU QUẢ CỦA
    CTĐMVQD TRÊN TỪNG CẶP PHÂN NHÓM HCMVC
    3.3.1 Đánh giá và so sánh hiệu quả của CTĐMVQD trên 2 phân nhóm
    HCMVC có và không có ST chênh lên
    3.3.2 Đánh giá và so sánh hiệu quả của CTĐMVQD trên 2 phân nhóm
    HCMVC CTĐMVQD cấp cứu và CTĐMVQD muộn
    3.3.3 Đánh giá và so sánh hiệu quả của CTĐMVQD trên 2 phân nhóm
    HCMVC can thiệp ĐMV bị tắc nghẽn hoàn toàn và can thiệp ĐMV
    không bị tắc nghẽn
    3.4 XÁC ĐỊNH MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA ĐỘ XUYÊN THÀNH CỦA
    TĂNG TÍN HIỆU MUỘN TRÊN CMR CƠ BẢN VỚI SỰ TÁI ĐỊNH
    DẠNG THẤT TRÁI VÀ SỰ CẢI THIỆN CHỨC NĂNG THẤT TRÁI
    SAU CTĐMVQD Ở BỆNH NHÂN HCMVC CÓ ST CHÊNH LÊN
    Chương 4: BÀN LUẬN
    4.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    4.2 VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH
    QUA DA TRÊN BỆNH NHÂN HCMVC
    4.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ TÌM HIỂU SỰ KHÁC BIỆT VỀ HIỆU
    QUẢ CỦA CTĐMVQD TRÊN TỪNG CẶP PHÂN NHÓM HCMVC
    4.3.1 Đánh giá và so sánh hiệu quả của CTĐMVQD trên 2 phân nhóm
    HCMVC có và không có ST chênh lên
    4.3.2 Đánh giá và so sánh hiệu quả của CTĐMVQD trên 2 phân nhóm
    HCMVC can thiệp cấp cứu và can thiệp muộn
    4.3.3 Đánh giá và so sánh hiệu quả của CTĐMVQD trên 2 phân nhóm
    HCMVC can thiệp ĐMV bị tắc nghẽn hoàn toàn và can thiệp ĐMV
    không bị tắc nghẽn
    4.4 XÁC ĐỊNH MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA ĐỘ XUYÊN THÀNH CỦA
    TĂNG TÍN HIỆU MUỘN TRÊN CMR CƠ BẢN VỚI SỰ TÁI ĐỊNH
    DẠNG THẤT TRÁI VÀ SỰ CẢI THIỆN CHỨC NĂNG THẤT TRÁI
    SAU CTĐMVQD Ở BỆNH NHÂN HCMVC CÓ ST CHÊNH LÊN
    4.5 VỀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
    HẠN CHẾ
    KẾT LUẬN
    KIẾN NGHỊ




    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Việc điều trị can thiệp động mạch vành qua da (CTĐMVQD) ở bệnh nhân
    bệnh động mạch vành do thiếu máu cục bộ (TMCB) đã phổ biến rộng rãi trên toàn
    thế giới trong hơn 3 thập niên qua. Theo thống kê cập nhật năm 2010 về bệnh tim
    và đột quỵ của Hội Tim Mỹ, CTĐMVQD hàng năm ở Mỹ đã lên đến hơn 1.400.000
    ca [50], vượt xa con số bệnh nhân được phẫu thuật bắc cầu động mạch vành
    (500.000 bệnh nhân hàng năm, và con số này đang giảm xuống 10% mỗi năm) [56].
    Cùng với những cải tiến liên tục về kỹ thuật và những tiến bộ trong điều trị
    thuốc bổ sung quanh thủ thuật, CTĐMVQD đã có hiệu quả rõ rệt trong việc cải
    thiện triệu chứng lâm sàng cũng như chức năng thất trái, làm giảm thiểu các biến cố
    mạch vành nặng và cải thiện tiên lượng sống còn của bệnh nhân bệnh tim thiếu máu
    cục bộ (BTTMCB) [64].
    Có rất nhiều phương pháp đánh giá hiệu quả của CTĐMVQD: từ theo dõi
    lâm sàng và các phương tiện cận lâm sàng đơn giản như điện tâm đồ, siêu âm tim
    đến các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại hơn như chụp động mạch vành
    (ĐMV) cản quang, xạ hình tưới máu cơ tim với chụp cắt lớp điện toán đơn photon
    (SPECT: Single Photon Emission Computed Tomography), chụp cắt lớp positron
    (PET: Positron Emission Tomography) và gần đây là cộng hưởng từ tim (CMR:
    Cardiac Magnetic Resonance).
    Với khả năng khảo sát đa dạng, bao gồm cả phần cấu trúc hình thái lẫn chức
    năng, cũng như ưu thế về khả năng xác định đặc tính mô, đồng thời có tính an toàn
    rất tốt và cho hình ảnh có chất lượng cao, lại có thể khảo sát tưới máu cơ tim, chẩn
    đoán được tình trạng thiếu máu cơ tim dưới nội mạc, hoại tử và sống còn của cơ tim
    [28],[59], CMR đã được công nhận là phương pháp “tiêu chuẩn vàng” để đánh giá
    thể tích thất, khối lượng cơ tim, phân suất tống máu, và vận động thành từng vùng
    cũng như được khuyến cáo sử dụng trong các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đánh
    giá chức năng thất đòi hỏi tính chính xác cao, có thể đo lặp lại nhiều lần, cho phép
    giảm thấp cỡ mẫu và làm tăng lực thống kê của nghiên cứu [23],[59]. Do đó hiện
    nay trên thế giới, ngày càng có nhiều nghiên cứu sử dụng CMR để đánh giá hiệu 2

    quả của CTĐMVQD. Các nghiên cứu nước ngoài sử dụng CMR để đánh giá hiệu
    quả của CTĐMVQD rất đa dạng, mỗi nghiên cứu khảo sát với đối tượng nghiên
    cứu, phương pháp nghiên cứu cũng như mục tiêu nghiên cứu và tham số nghiên cứu
    rất khác nhau. Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu đều tập trung khảo sát về hiệu quả
    của can thiệp tiên phát ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp có ST chênh lên,
    hầu như có rất ít nghiên cứu đánh giá hiệu quả của can thiệp muộn NMCT cấp có
    ST chênh lên trong trường hợp bệnh nhân nhập viện trễ hơn 12 giờ sau khi khởi
    phát triệu chứng cũng như ít có nghiên cứu khảo sát trên hội chứng động mạch vành
    cấp (HCĐMVC) không có ST chênh lên. Mặt khác, các kết quả về hiệu quả của
    CTĐMVQD trên hình thái và chức năng thất trái của các nghiên cứu này cũng
    không phải là hoàn toàn thống nhất hay tương đồng, có một số nghiên cứu còn có
    kết quả mâu thuẫn nhau.
    Tại Việt Nam, CTĐMVQD được triển khai từ 1996, và đang phát triển mạnh
    mẽ trên cả 3 miền Bắc – Trung – Nam. Riêng cộng hưởng từ tim cho đến nay vẫn
    còn là một lĩnh vực khá mới mẻ và non trẻ và vẫn chưa được áp dụng phổ biến
    trong thực hành lâm sàng tim mạch tại Việt Nam. Mặc dù trên thế giới cộng hưởng
    từ tim mạch đã bắt đầu phát triển từ năm 1984, cộng hưởng từ tim chỉ mới được
    triển khai đầu tiên ở Việt Nam tại bệnh viện Nhân Dân 115 từ năm 2005.
    Tuy số lượng các trường hợp CTĐMVQD không ngừng tăng hàng năm ở các
    trung tâm tim mạch lớn trên cả nước nhưng cho đến nay tại Việt Nam vẫn chưa có
    nghiên cứu nào sử dụng cộng hưởng từ tim để đánh giá đầy đủ hiệu quả của
    CTĐMVQD trên cấu trúc – hình thái, chức năng và tưới máu thất trái.
    Từ thực tiễn đó, các câu hỏi nghiên cứu sau vẫn cần có thêm nghiên cứu để
    giải đáp:
    - CTĐMVQD ở bệnh nhân bị HCĐMVC có hiệu quả như thế nào trên
    hình thái - tưới máu và chức năng co bóp toàn bộ - từng vùng thất trái?
    - Có sự khác biệt gì về hiệu quả của CTĐMVQD trong các phân nhóm:
    HCĐMVC có/ không có ST chênh lên; HCĐMVC can thiệp cấp cứu/
    muộn; can thiệp ĐMV bị/ không bị tắc nghẽn hoàn toàn? 3

    - Có mối liên quan nào giữa các thông số CMR trước can thiệp với sự tái
    định dạng thất trái và sự cải thiện chức năng thất trái sau CTĐMVQD ở
    bệnh nhân HCĐMVC có ST chênh lên?
    Để trả lời các câu hỏi được đặt ra ở trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên
    cứu này với các mục tiêu sau:
    MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
    Đánh giá hiệu quả của CTĐMVQD trên bệnh nhân bị HCĐMVC bằng
    phương pháp cộng hưởng từ tim.
    MỤC TIÊU CHUYÊN BIỆT
    1. Đánh giá hiệu quả của CTĐMVQD trên bệnh nhân bị HCĐMVC.
    2. Đánh giá hiệu quả và tìm hiểu sự khác biệt về hiệu quả của CTĐMVQD
    trên từng cặp phân nhóm: HCĐMVC có/ không có ST chênh lên;
    HCĐMVC can thiệp cấp cứu/ can thiệp muộn; can thiệp ĐMV bị/ không
    bị tắc nghẽn hoàn toàn.
    3. Xác định mối tương quan giữa độ xuyên thành của tăng tín hiệu muộn
    trên CMR được thực hiện trước khi CTĐMVQD với sự tái định dạng thất
    trái và sự cải thiện chức năng thất trái sau can thiệp ở bệnh nhân
    HCĐMVC có ST chênh lên.




    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
    1 Nguyễn Cửu Lợi, và cs (2003), "Kết quả bước đầu can thiệp động mạch vành tại
    Bệnh viện Trung ương Huế". Tạp chí tim mạch học Việt Nam, 36(31), tr. 115-
    117.
    2 Nguyễn Quang Tuấn (2005), "Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp can thiệp
    động mạch vành qua da trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp". Luận văn tiến sĩ y
    khoa, Đại học Y Hà Nội.
    3 Trương Quang Bình (2007), "Kết quả can thiệp động mạch vành qua da tại bệnh
    viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh trong 2 năm 2004-2006". Tạp chí y học
    Thành phố HCM, tập 11(phụ bản số 11), tr. 106-110.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH
    4 Abbate A, B.-Z. G., Appleton DL, Erne P, Schoenenberger AW, Lipinski MJ, et
    al. (2008), "Survival and cardiac remodeling benefits in patients undergoing late
    percutaneous coronary intervention of the infarct-related artery: evidence from a
    meta-analysis of randomized controlled trials". J Am Coll Cardiol., 51(9),
    pp. 956-964.
    5 Al-Saadi Nidal, et al. (2000), "Improvement of Myocardial Perfusion Reserve
    Early After Coronary Intervention: Assessment With Cardiac Magnetic
    Resonance Imaging". J Am Coll Cardiol., 36, pp. 1557-1564.
    6 Aldelmann GA, Fuisz AR. (2004). Systolic and diastolic function of the
    ventricles - Magnetic resonance imaging. In Cardiac Imaging secret (pp. 103-
    108)
    7 Aldelmann GA, Fuisz AR. (2004). Ischemic heart disease and myocardial
    ischemia - Magnetic resonance imaging. In Cardiac Imaging secret (pp. 129-8 Anderson HV, et al. (1995), "One-year results of the Thrombolysis in Myocardial
    Infarction (TIMI) IIIB clinical trial. A randomized comparison of tissue-type
    plasminogen activator versus placebo and early invasive versus early
    conservative strategies in unstable angina and non-Q wave myocardial
    infarction". J Am Coll Cardiol., 26(7), pp. 1643.
    9 Anderson L. Jeffrey, Cynthia D. Adams, Elliott M. Antman, et al (2011), "2011
    ACCF/AHA Focused Update Incorporated Into the ACC/AHA 2007 Guidelines
    for the Management of Patients With Unstable Angina/Non–ST-Elevation
    Myocardial Infarction. A Report of the American College of Cardiology
    Foundation/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines".
    Circulation, 123, pp. e426-459.
    10 Axel. L., Lim R. (2008). Clinical Cardiac MRI Techniques. In Contemporary
    Cardiology: Cardiovascular Magnetic Resonance Imaging (pp. 33-77). Humana
    Press Inc., Totowa
    11 Baer FM, Voth E, Schneider CA, et al. (1995), "Comparison of low-dose
    dobutamine gradient-echo magnetic resonance imaging and positron emission
    tomography with [18F]fluorodeoxyglucose in patients with chronic coronary
    artery disease. A functional and morphological approach to the detection of
    residual myocardial viability". Circulation, 91, pp. 1006–1015.
    12 Baks Timo, et al. (2006), "Prediction of left ventricular function after drug-
    eluting stent implantation for chronic total coronary occlusions". J Am Coll
    Cardiol., 47, pp. 721-725.
    13 Bask Timo, Geuns van Robert-Jan, et al. (2006), "Effects of Primary Angioplasty
    for Acute Myocardial Infarction on Early and Late Infarct Size and Left
    ventricular Wall Characteristics". J Am Coll Cardiol., 47, pp. 40-44.
    14 Bavry AA, et al (2006), "Benefit of early invasive therapy in acute coronary
    syndromes: a meta-analysis of contemporary randomized clinical trials". J Am
    Coll Cardiol., 2006(48), pp. 1319.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...