Tiến Sĩ Đánh giá hiệu quả củ tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội đối với hộ nghèo tỉnh Thái Nguyên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Sau 28 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đang tăng trưởng nhanh, đời sống nhân
    dân ngày càng được cải thiện, an ninh, chính trị được giữ vững, ổn định. Lĩnh vực
    giảm nghèo cũng đạt được nhiều thành tích, nổi bật là Việt Nam đã hoàn thành Mục
    tiêu thiên niên kỷ về Xóa đói giảm nghèo trước thời hạn và được Liên hợp quốc đánh
    giá cao. Tuy vậy, mặt trái của sự phát triển đang bộc lộ rõ nét, khoảng cách giàu
    nghèo ngày càng tăng, một bộ phận không nhỏ dân cư, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa
    vẫn đang chịu cảnh nghèo đói. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới nghèo, trong đó có một
    nguyên nhân quan trọng là thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, Đảng và Nhà
    nước ta đã xác định tín dụng Ngân hàng là một mắt xích không thể thiếu trong hệ
    thống các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Xuất phát từ những yêu cầu trên, từ
    năm 1995, Chính phủ đã thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo và đến năm 2002
    tách ra thành ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH), với mục tiêu là cho vay ưu
    đãi hộ nghèo. Trong những năm vừa qua, chính sách tín dụng đã có tác dụng to lớn
    trong việc xoá đói giảm nghèo, đại đa số hộ được vay vốn cho rằng, vốn vay có tác
    dụng tích cực tới giảm nghèo. Nhiều hộ nông dân đã thoát khỏi nghèo, có điều kiện
    mua sắm thêm các phương tiện sản xuất và tiêu dùng.
    Tuy nhiên, sự nghiệp XĐGN vẫn đang còn ở phía trước, với nhiệm vụ ngày
    càng khó khăn, phức tạp; trong đó, lĩnh vực tín dụng cho hộ nghèo nhiều vấn đề vẫn
    đang bức xúc như: Quy mô tín dụng chưa lớn, hiệu quả XĐGN còn chưa cao, hoạt
    động của NHCSXH chưa thực sự bền vững.v.v Những vấn đề trên là phức tạp,
    nhưng chưa có mô hình thực tiễn và chưa được nghiên cứu đầy đủ. Để giải quyết tốt
    vấn đề nghèo đói ở Việt Nam nói chung và tín dụng cho hộ nghèo nói riêng, đòi hỏi
    phải được nghiên cứu một cách có hệ thống, khách quan và khoa học, phải có sự
    quan tâm đặc biệt của Nhà nước cũng như toàn xã hội.
    Làm sao để người nghèo nhận và sử dụng được vốn vay có hiệu quả, vừa
    đảm bảo phát triển bền vững của nguồn vốn tín dụng, vừa giúp người nghèo thoát
    nghèo là một vấn đề được cả xã hội quan tâm. Với những lý do nêu trên, tôi đã chọn


    2
    đề tài: “Đánh giá hiệu quả của tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội đối với
    hộ nghèo tỉnh Thái Nguyên” làm luận văn tốt nghiệp.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    * Mục tiêu chung
    Trên cơ sở đánh giá hoạt động tín dụng cho hộ nghèo của NH CSXH chi
    nhánh Tỉnh Thái Nguyên, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh việc
    cho vay đối với hộ nghèo từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay.
    * Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về tín dụng đối với hộ nghèo.
    - Đánh giá thực trạng cho vay đối với hộ nghèo có xem xét đến (trong một
    chừng mức nhất định) tác động của vốn tín dụng đối với xoá đói giảm nghèo của
    các hộ nghèo vay vốn tại NH CSXH trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên.
    - Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động
    tín dụng đối với hộ nghèo của NH CSXH.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động tín dụng phục
    vụ sản xuất kinh doanh đối với hộ nghèo của NH CSXH có đề cập đến (trong một
    chừng mực nhất định), kết quả sử dụng vốn vay và tác động của vốn vay tới hộ
    nghèo ở Tỉnh Thái Nguyên.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    + Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên.
    + Về thời gian: Các thông tin, số liệu phán ánh trong luận văn tập trung chủ
    yếu trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến cuối năm 2013 và đề xuất giải pháp
    cho các năm tiếp theo.
    4. Những đóng góp mới của luận văn
    Đề tài làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về Nghèo, tín dụng đối với hộ
    nghèo sự cần thiết phải tăng cường tín dụng đối với hộ nghèo, các chỉ tiêu tính toán
    hiệu quả tín dụng và rút ra sự cần thiết khách quan và nâng cao hiệu quả tín dụng
    đối với hộ nghèo. Tiến hành phân tích, đánh giá trên hai góc độ hiệu quả kinh tế và
    hiệu quả xã hội, rút ra những mặt được và chưa được của công tác tín dụng đối với


    3
    hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2013, chỉ rõ nguyên nhân
    của các tồn tại, hạn chế. Trên cơ sở đó đề xuất các nhóm giải pháp và một số kiến
    nghị với Chính phủ, NHCSXH Việt Nam, cấp ủy Đảng và chính quyền tỉnh Thái
    Nguyên, NHCSXH tỉnh Thái Nguyên góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng đối với
    hộ nghèo.
    5. Bố cục của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được
    kết cấu gồm 4 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả tín dụng của ngân hàng đối với hộ nghèo.
    Chương 2: Phương pháp và hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu đánh giá hiệu
    quả tín dụng của ngân hàng CSXH đối với hộ nghèo.
    Chương 3: Thực trạng hiệu quả tín dụng hộ nghèo tại ngân hàng CSXH tỉnh
    Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2013.
    Chương 4: Định hướng và một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hiệu quả tín
    dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Thái Nguyên.







    iii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG vii
    DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ viii
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
    4. Những đóng góp mới của luận văn . 2
    5. Bố cục của luận văn 3
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA
    NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO 4
    1.1. Tổng quan về đói nghèo . 4
    1.1.1. Khái niệm về đói nghèo 4
    1.1.2. Tiêu chí về đói nghèo 5
    1.1.3. Nguyên nhân đói nghèo 8
    1.1.4. Sự cần thiết phải đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo 14
    1.2. Tín dụng và hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo . 17
    1.2.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng đối với hộ nghèo . 17
    1.2.2. Hiệu quả tín dụng hộ nghèo 20
    1.3. Kinh nghiệm một số nước về nâng cao hiệu quả tín dụng đối với
    hộ nghèo . 28
    1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước 28


    iv
    1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam nói chung và Ngân hàng
    chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên nói riêng 31
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC CHI TIÊU NGHIÊN CỨU
    ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHCSXH
    ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO 33
    2.1. Các câu hỏi nghiên cứu 33
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 33
    2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu . 36
    Chương 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ
    NGHÈO TẠI NHCSXH TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN
    2011 - 2013 . 37
    3.1. Thực trạng đói nghèo tại tỉnh thái nguyên . 37
    3.1.1. Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên . 37
    3.1.2. Thực trạng đói nghèo tại Thái Nguyên . 46
    3.2. Tồng quan về NHCSXH tỉnh Thái Nguyên . 48
    3.2.1. Quá trình hình thành phát triển . 48
    3.2.2. Mô hình tổ chức và hoạt động 49
    3.2.3. Thực trạng hoạt động tín dụng của NH CSXH tỉnh Thái Nguyên. 49
    3.3. Đánh giá hiệu quả tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội tình
    Thái Nguyên đối với hộ nghèo 52
    3.3.1. Kết quả cho vay . 52
    3.3.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của NH
    CSXH tỉnh Thái Nguyên . 58
    Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
    NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA
    NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH THÁI NGUYÊN . 69
    4.1. Một số quan điểm định hướng . 69
    4.1.1. Quan điểm . 69


    v
    4.1.2. Định hướng nâng cao hiệu quả tín dụng của NH CSXH . 70
    4.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ
    nghèo của NH CSXH tỉnh Thái Nguyên . 70
    4.2.1. Cho vay theo dự án vùng, tiểu vùng phù hợp với điều kiện tự
    nhiên của từng địa phương 71
    4.2.2. Tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình, bình đẳng giới; xây dựng
    đời sống văn hóa xã hội lành mạnh 71
    4.2.3. Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; Tạo
    thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm của hộ nghèo 72
    4.2.4. Đồng bộ hóa các chính sách ữu đãi của Nhà nước đối với hộ
    nghèo; Thực hiện công khai hóa - xã hội hóa hoạt động NHCSXH 73
    4.2.5. Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức của các hộ nghèo
    vay vốn 74
    4.3. Kiến nghị với cấp trên 74
    4.3.1. Đối với Nhà nước 74
    4.3.2. Đối với NH CSXH 75
    4.3.3. Đối với UBND tỉnh Thái Nguyên . 75
    KẾT LUẬN 76
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
    PHỤ LỤC . 79
     
Đang tải...