Thạc Sĩ đánh giá hiệu quả các mô hình khuyến lâm trên địa bàn tỉnh bắc kạn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đánh giá hiệu quả các mô hình khuyến lâm trên địa bàn tỉnh bắc kạn
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH KHUYẾN LÂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

    MỤ C LỤ C
    MỞ ĐẦU i
    CHƯƠNG 1 . 1
    TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 1
    1.1. Lịch sử nghiên cứu khuyến nông trên thế giới 1
    1.1.1. Quá trình phát triển khuyến nông . 3
    1.1.2. Lịch sử phát triển khuyến nông ở một số nước . 4
    1.2. Khuyến nông Việt Nam . 9
    1.2.1. Lịch sử ra đời và phát triển trước 1993 9
    1.2.2 Lịch sử ra đời và phát triển từ 1993 trở lại đây . 13
    1.2.3. Kết quả hoat động và định hướng khuyến nông nước ta hiện nay . 15
    1.2.4. Chức năng nhiệm vụ của khuyến nông lâm của Việt Nam 17
    2.1. Mục tiêu nghiên cứu . 21
    2.1.1. Mục tiêu chung 21
    2.1.2. Mục tiêu cụ thể 21
    2.2. Nội dung . 21
    2.3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu . 22
    2.4. Phương pháp nghiên cứu 22
    2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu . 22
    2.4.2. Công tác nội nghiệp 25
    CHƯƠNG 3 . 26
    ĐIỀU KIỆN TƯ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI . 26
    ĐỊA BÀN NGHIÊN CÚU 26
    3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn 26
    3.1.1. Điều kiện tự nhiên . 26
    3.1.2 Kinh tế - xã hội . 30
    4.1. Thực trạng hệ thống khuyến nông tỉnh Bắc Kạn . 35
    4.2. Công tác tổ chức triển khai các mô hình khuyến lâm trên địa bàn tỉnh . 36
    4.2.1. Kết quả các mô hình khuyến lâm trên địa bàn tỉnh từ năm 2000 đến nay 36
    4.2.2. Đánh giá công tác triển khai xây dựng và quản lý mô hình khuyến lâm 38
    4.2.3. Kết quả phân loại các mô hình theo các tiêu chí và đánh giá . 42
    4.2.4. Đánh giá hiệu quả của từng mô hình . 42
    3.2.4.1. Các mô hình thành công 42
    3.3.5. Đánh giá các tác động về xã hội . 57
    4.26. Đánh giá chung 59
    4.2.2. Về phát triển nguồn lực . 61
    4.2.3. Về cơ chế, chính sách 62
    4.2.4. Về kỹ thuật 62
    4.4. Nhóm giải pháp phát huy hiệu quả các mô hình khuyến lâm thành công 63
    CHƯƠNG 5 . 69
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 69
    5.1. Kết luận 69
    5.2 Kiến nghị . 70

    MỞ ĐẦU
    Hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp là một
    trong những hoạt động được thế giới cũng như trong nước rất quan tâm. Để
    cụ thể hoá hoạt động hỗ trợ Chính phủ đã xây dựng các chiến lược phát triển,
    các đề tài nghiên cứu, các chương trình hành động cho các ngành nghề cụ
    thể như chiến lược phát triển nông nghiệp, chiến lược phát triển lâm nghiệp .
    Trong chiến lược phát triển lâm nghiệp thì khuyến lâm là một trong
    những nhiệm vụ trong chiến lược phát triển lâm nghiệp Vi ệt Nam giai đoạn
    2006 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 5/2/2007 là nâng
    cao trình độ chuyên môn về quản lý, bảo vệ rừng cho 80% hộ nông dân, gồm:
    (1) Thu hút 50% thành phần kinh tế khu vực tư nhân và các tổ chức đoàn thể
    tham gia các hoạt động khuyến lâm; (2) Bố trí ít nhất một cán bộ khuyến lâm
    chuyên trách hoặc kiểm lâm cho mỗi xã nhiều rừng và tăng cường năng lực
    cho hệ thống khuyến lâm tự nguyện; (3) Cải tiến và cập nhật nội dung, phương
    pháp khuyến lâm để phù hợp với trình độ của nông dân, đặc biệt hộ nghèo và
    dân tộc ít người và (4) Xây dựng mối liên kết giữa hệ thống khuyến lâm và
    đào tạo với các chủ rừng và doanh nghiệp chế biến lâm sản.
    Từ những nhiệm vụ trong chiến lược phát triển lâm nghiệp, Bộ Nông
    nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt đề án phát triển khuyến lâm giai
    đoạn 2008 - 2010 và định hướng đến năm 2020 với mục tiêu trung hạn là phát
    triển nguồn nhân lực cho đội ngũ làm công tác khuyến lâm từ trung ương đến
    thôn bản, ưu tiên cho khuyến lâm cơ sở. Thúc đẩy quá trình chuyển giao các
    kết quả nghiên cứu cho nông dân, tăng cường đào tạo, huấn luyện và nâng cao
    nhận thức cho các chủ rừng, phát triển tổ chức và tăng cường xã hội hoá công
    tác khuyến lâm.
    Đặc biệt, trong thời gian qua nhà nước có nhiều chính sách phát triển
    kinh tế xã hội, có liên quan đến phát triển lâm nghiệp như: Chương trình 327,
    dự án 661, Chương trình 135, Chương trình 134, Nghị quyết 30a, với mục
    tiêu xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững cho miền núi, thông qua nhiều
    phương pháp tiếp cận chuyển giao khoa học kỹ thuật khác nhau trong đó có
    các mô hình khuyến lâm.
    Bắc Kạn là một tỉnh miền núi với diện tích đất lâm nghiệp chiếm tới
    80% tổng diện tích tự nhiên. Khuyến lâm từ lâu đã trở thành tâm điểm của
    tỉnh. Với những chủ trương của nhà nước đã đặt ra, hoạt động khuyến lâm của
    Tỉnh Bắc Kạn trong thời gian qua đã tổ chức thực hiện các nội dung trên.
    Trong suốt hơn một thập kỷ qua, khuyến lâm vẫn đang tìm kiếm để trả
    lời các câu hỏi đặt ra là có những mô hình chuyển giao gì? phương pháp, cách
    thức làm như thế nào? hiệu quả làm ra sao? có những khó khăn, bất cập gì
    trong quá trình chuyển giao? khả năng nhân rộng của mô hình? Sau nhiều
    năm thực hiện song vẫn chưa có các công trình điều tra nghiên cứu đầy đủ, có
    tính hệ thống cung cấp cho các nhà quản lý có những thông tin đầu đủ, khách
    quan để hoạch định những chính sách, kế hoạch phù hợp với tỉnh. Xuất phát
    từ yêu cầu thực tiễn này, tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá hiệu quả của các mô
    hình khuyến lâm trên địa bàn Tỉnh Bắc Kạn’’.

    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1.1. Lịch sử nghiên cứu khuyến nông trên thế giới
    Bắt đầu vào thời kỳ phục hưng (thế kỷ 14) khi khoa học kỹ thuật ngày
    càng phát triển với tốc độ cao thì việc phổ biến ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
    nói chung, tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp nói riêng vào sản xuất ngày càng
    quan tâm.
    Khởi đầu là Rabelaiz đã làm công tác thống kê hiệu quả công tác của
    những học sinh, sinh viên mới tốt nghiệp ra trường từ những cơ sở đạo tạo có
    thực hành và không có thực hành. Từ kết quả điều tra ông đã kết luận học
    sinh, sinh viên đào tạo ở những trường coi trọng thực tế thực hành khi ra
    công tác (đặc biệt những năm đầu) có hiệu quả cao hơn những học sinh, sinh
    viên tốt nghiệp ở những trường không coi trọng thực tế thực hành. Từ đó ông
    đề ra phương pháp đào tạo là: Học phải đi đôi với thực hành và đó cũng
    chính là phương châm giáo dục của cha ông ta cho những thế hệ trẻ “Học
    phải kết hợp với hành” [1]. Tiếp theo đó nhiều tác giả đã có nhiều công trình
    liên quan đến khuyến nông như:
    Hartlib (1661) đã viết cuốn “Tiểu luận về những tiến bộ học tập nông
    nghiệp” đề cập rất sâu về học với hành trong nông nghiệp [1].
    Heinrich Pastalozzi (1775) đã thành lập một trường dạy nghề cho các
    trẻ em con nhà nghèo, trong đó có dạy nông nghiệp cách trồng trọt, chăn nôi,
    dệt vải lụa [1].
    Philip Emanuel (1806) đã xây dựng hai trường nông nghiệp thực hành
    ở Hofuyl. Nội dung và phương pháp đào tạo cán bộ nông nghiệp ở đây đã có
    ảnh hưởng rất lớn đến phương pháp đào tạo của các trường nông nghiệp châu
    Âu và Bắc Mỹ sau này [1].
    Năm 1886 ở Anh sử dụng khá phổ biến từ “Extention”- có nghĩa là
    “triển khai - mở rộng”. Trong công tác nông nghiệp khi ghép với từ
    “Agriculture” thành từ ghép “Agricultural extention” có nghĩa là tăng cường
    triển khai, mở rộng phát triển nông nghiệp. Ở các trường đại học
    Cambridge, Oxford cũng như trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp -nông thôn ở Anh sử dụng khá phổ biến từ“Agricultural extention” [4].
    Thời gian không lâu tất cả các quốc gia trên mọi châu lục đều sử
    dụng thống nhất từ Agricultural extention cho công tác phát triển nông
    nghiệp và phát triển nông thôn - Chữ Hán gọi là “khuyến nông”. Phân tích ý
    nghĩa từ Agricultural extention thể hiện bản chất mục tiêu cơ bản của
    khuyến nông là mọi hoạt động nhằm: Phát triển nông nghiệp sao cho diện
    tích cây trồng tăng, chủng loại cây trồng, vật nuôi phong phú, săng suất, sản
    lượng cây trồng vật nuôi cao và chất lượng nông sản phẩm tốt và Phát
    triển nông thôn ngày càng văn minh, hiện đại, mối quan hệ giữa mọi người
    dân trong cộng đồng ngày càng tốt đẹp [1].
    Khuyến mại nông nghiệp chỉ quan tâm chủ yếu đến lợi nhuận cho
    những cá nhân hay nhóm doanh nhân nào đó mà không hoặc rất ít quan
    tâm đến hiệu quả sản xuất của người nông dân. Ví dụ một đ ại lý kinh doanh
    vật tư nông nghiệp họ chỉ quan tâm đến làm thế nào để mua rẻ, bán đắt; làm
    thế nào bán được nhiều phân bón, bán được nhiều giống cây trồng vật nuôi
    để có lợi nhuận cao. Trong khi đó, họ không quan tâm đến hướng dẫn và
    theo dõi kết quả nông dân sử dụng những vật tư đó. Thậm chí những vật tư
    phân bón đã mất chất lượng, giống bị lẫn, giống không đúng chủng loại vẫn
    nói hay, tuyên truyền tốt, khuyến mại tốt để bán được nhiều, thu lời lớn.
    Điều này trái ngược hẳn với bản chất và mục đích của khuyến nông.
    Trong khi đó, khuyến nông là khuyến khích, tạo mọi thuận lợi làm cho
    nông nghiệp phát triển, nông thôn phát triển.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...