Luận Văn Đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệp ở Việt Na

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    84 trang

    MỤC LỤC


    MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG I : Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Nông-lâm-ngư nghiệp. 4

    I.Những vấn đề chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Nông-lâm-ngư nghiệp. 4

    1.Một số khái niệm cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài. 4

    1.1.Khái niệm về vốn đầu tư. 4

    1.2.Khái niệm về đầu tư nước ngoài. 5

    1.3.Phân loại đầu tư nước ngoài. 6

    2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò trong sự phát triển kinh tế xã hội. 8

    2.1. Đặc điểm đàu tư trực tiếp nước ngoài. 8

    2.2. Phân biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài. 9

    2.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. 10

    2.4. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội. 12

    2.5. Một số hạn chế trong việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 14

    II.Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển của ngành Nông-lâm-ngư nghiệp. 15

    1.Vai trò , đặc điểm ngành Nông-lâm-ngư nghiệp. 15

    1.1.Vai trò ngành Nông-lâm-ngư nghiệp. 15

    1.2.Đặc điểm ngành Nông-lâm-ngư nghiệp . 18

    2.Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển của ngành Nông-lâm-ngư nghiệp. 20



    CHƯƠNG II. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệp ở ViệtNam . 22

    I.Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong cả nước. 22

    1.Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua 22

    1.1.Tình hình chung. 22

    1.2.Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài. 25

    1.2.1.Cơ cấu đầu tư theo ngành. 25

    1.2.2. Cơ cấu đầu tư theo vùng lãnh thổ. 26

    1.2.3. Cơ cấu đầu tư theo hình thức đầu tư . 28

    1.2.4.Cơ cấu đầu tư theo đối tác đầu tư . 29

    2.Tác động của đầu tư nước trực tiếp ngoài tới sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. 30

    II.Thực trạng đầu tư trưc tiếp nước ngoài trong lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệp. 32

    1.Tình hình phát triển ngành Nông-lâm-ngư nghiệp. 32

    2.Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. 36

    2.1.Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam. 36

    2.2.Những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO trong lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệp. 39

    3.Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệp. 41

    3.1.Tình hình chung . 41

    3.2.Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành Nông-lâm-ngư nghiệp. 45

    III. Đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực 49

    Nông-Lâm-ngư nghiêp. 49

    1.Tác động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển ngành Nông-lâm-ngư nghiệp . 49

    2. Đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực 51

    Nông-lâm-ngư nghiệp. 51

    2.1.Về thực hiện dự án . 51

    2.2.Về lao động và tiền lương. 52

    2.2.Về hiệu quả sử dụng vốn. 54


    CHƯƠNG III:Một số giải pháp tăng cường hiệu quả các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực 58

    I.Quan điểm mục tiêu của ngành. 58

    1.Những yếu tố tác động đến ngành Nông-lâm-ngư nghiệMp. 58

    1.1.Tình hình quốc tế. 58

    1.1.1.Thuận lợi . 58

    1.2.Tình hình trong nước . 59

    1.2.1.Thuận lợi . 59

    1.2.2.Khó khăn – thách thức . 61

    2.Quan điểm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Nông-lâm-ngư nghiệp trong thời gian tới. 62

    3.Mục tiêu của ngành trong giai đoạn 2006-2010. 63

    II.Giải pháp nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệp. 66

    1.Định hướng đầu tư. 66

    2.Giải pháp nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệp. 70

    2.1.Về cơ chế chính sách . 70

    2.2.Nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước đối với vốn đầu tư nước ngoài. 74

    2.3. Về lao động - tiền lương . 75

    2.4. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư. 75

    KẾT LUẬN 78

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 80





    MỞ ĐẦU

    1.Tính cấp thiết của đề tài.

    Trong giai đoạn hiện nay đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đối với các nước chậm phát triển và đang phát triển thì vốn đầu tư nước ngoài chính là chìa khoá để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước .Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn này nhiều quốc gia trên thế giới đã sớm có các chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước.

    Trong điều kiện chuyển từ nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường ở Việt Nam ,có xuất phát điểm thấp , tốc độ tăng trưởng chưa cao , chất lượng tăng trưởng chưa cao . Vì vậy, để có thể đưa đất nước phát triển nhanh,hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước , Đảng và nhà nước chủ trương mở cửa nền kinh tế ,phát huy nội lực sẵn có , mặt khác tranh thủ mọi nguồn lực từ bên ngoài.Tháng 12/1987 Luật đầu nước ngoài đã được Quốc hội chính thức thông qua.Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định lại vai trò quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế đất nước sau gần 20 năm thực hiện Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam , chúng ta đã đạt được nhiều kết quả khả quan , tuy nhiên nếu so sánh với các nước trong khu vực thì kết quả này chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của đất nước , đặc biệt là trong lĩnh vực Nông - lâm - ngư nghiệp.Nhận thức được tầm quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài và của ngành nông lâm ngư nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước ,em đã chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn 2001-2006” để nghiên cứu.

    Trong quá trình thực tập,tôi đã được cô Phan Thị Nhiệm hướng dẫn tận tình đã giúp tôi hoàn thành chuyên đề thực tập này.Em xin chân thành cảm ơn cô Phan Thị Nhiệm đã tận tình giúp đỡ em để hoàn thành chuyên đề thực tập.

    Ngoài ra trong quá trình thực tập tại Bộ Kế Hoạch - Đầu Tư em đã được toàn thể phòng Nông-lâm-ngư nghiệp - Cục Đầu tư nước ngoài đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình,em xin chân thành cảm ơn anh Đoàn Văn Nghị và cô Trần Thị Thu cùng toàn thể phòng đã hướng dẫn giúp đỡ em trong thời gian thực tập nghiên cứu tại cơ quan.

    2.Mục đích nghiên cứu.

    Khái quát cơ sở lý luận khoa học về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Nông-lâm-ngư nghiệp.

    Nghiên cứu , đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệp.

    Đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệp để nâng cao chất lượng hàng nông sản và tăng sức cạnh tranh về sản phẩm hàng nông nghiệp của Việt Nam .

    3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

    Các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệp ở Việt Nam.

    4.Phương pháp nghiên cứu .

    Phương pháp luận cơ bản dựa trên nền tảng của phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp thống kê ,so sánh ,phân tích tổng hợp các số liệu thu thập được .

    5.Cấu trúc của chuyên đề.

    Tên đề tài “Nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Nông-lâm-ngư nghiệp”

    Cấu trúc của chuyên đề:ngoài phần mở đầu và phần kết luận , chuyên đề gồm 3 chương :

    Chương I : Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Nông-lâm-ngư nghiệp.

    Chương II : Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệp ở ViệtNam.

    Chương III : Một số giải pháp tăng cường hiệu quả các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệp giai đoạn 2006-2010.




















    CHƯƠNG I : Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Nông-lâm-ngư nghiệp.

    I.Những vấn đề chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Nông-lâm-ngư nghiệp.

    1.Một số khái niệm cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài.

    1.1.Khái niệm về vốn đầu tư.

    Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư luôn được coi là một trong những nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế, là chìa khoá của sự thành công phá vỡ vòng luẩn quẩn tạo đà cho sự phát triển. Điều này được thể hiện rõ trong các lý thuyết kinh tế .

    Theo nghĩa rộng thì : “Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt đông nào đó nhằm mục đích thu về cho người đầu tư các kết quả trong tương lai , lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó”-Giáo trình kinh tế đầu tư – PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt-TS Từ Huy Phương.

    Các nguồn lực bỏ ra có thể là tiền , là tài nguyên thiên nhiên , là sức lao động và trí tuệ . Những kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm về quy mô của tài sản tài chính , tài sản vật chất như tiền vốn , nhà xưởng , máy móc , thiết bị ,của cải vật chất khác Nguồn lực đó có thể làm cho năng suất cao hơn trong nền sản xuất xã hội.Những kết quả này không chỉ mang lại lợi ích cho người đầu tư mà còn cho cả nền kinh tế.

    Theo nghĩa hẹp thì : đầu tư được hiểu là bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại , nhằm đem lại cho nền kinh tế-xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng đã sử dụng để đạt được các kết quả đó.

    Để có thể tạo ra những tài sản vật chất cụ thể , nhất thiết phải sử dụng vốn đầu tư thông qua hoạt động đầu tư.Vốn đầu tư được chia làm hai loại: vốn đầu tư sản xuất và vốn đầu tư phi sản xuất .

    Vốn đầu tư sản xuất là toàn bộ các khoản chi phí nhằm duy trì hoặc gia tăng mức vốn sản xuất .

    Vốn đầu tư phi sản xuất : là vốn phục vụ những hoạt động y tế,giáo dục,quốc phòng , xoá đói giảm nghèo

    Hoạt động đầu tư cho sản xuất là việc sử dụng vốn đầu tư để phục hồi năng lực sản xuất cũ và tạo thêm năng lực sản xuất mới , nói cách khác đó là quá trình thực hiện tái sản xuất các loại tài sản sản xuất .

    Vốn đầu tư là hết sức cần thiết cho hoạt động sản xuất vì:

    - Việc sử dụng tài sản cố định tham gia nhiều lần vào quá trình sản xuất nên giá trị của nó bị giảm dần và được chuyển dần vào trong giá trị của sản phẩm.Còn tài sản lưu động lại tham gia một lần vào quá trình sản xuất.Vì vậy phải tiến hành đầu tư để bù đắp giá trị bị hao mònvà duy trì hoạt động sản xuất.

    - Nhu cầu quy mô sản xuất xã hội ngày càng mở rộng vì vậy phải tiến hành đầu tư nhằm tăng thêm tài sản cố định và tăng thêm dự trữ tài sản lưu động.

    - Trong thời đại khoa học công nghệ diễn ra rất mạnh mẽ máy móc thiết bị nhanh chóng rơi vào tình trạng lạc hậu do đó phải tiến hành đầu tư mới thay thế các tài sản đã bị lạc hậu.

    Như vậy , khi xem xét hoạt động đầu tư trong phạm vi quốc gia thì chỉ có những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại để trực tiếp làm tăng các tài sản vật chất hay duy trì hoạt đông của các nguồn lực có sẵn đều thuộc phạm trù đầu tư

    1.2.Khái niệm về đầu tư nước ngoài.

    Tháng 12/1986 Đảng và Nhà nước đã đề ra những chính sách quan trọng đó là tiến hành mở cửa nền kinh tế , tăng cường và đẩy mạnh các mối quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới.Tháng 12/1987 Luật đầu tư nước ngoài ra đời , đây là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng của các quan hệ kinh tế đối ngoại.Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế Luật đầu tư nước ngoài ngày càng được hoàn thiện hơn nữa .

    Theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam thì : “Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản khác để tiến hành hoạt động đầu tư ”.

    Đầu tư nước ngoài là một hình thức cơ bản của quan hệ kinh tế đối ngoại . Nó là quá trình trong đó hai hay nhiều bên có các quốc tịch khác nhau cùng góp vốn xây dựng và triển khai một dự án đầu tư quốc tế nhằm mụcđích sinh lợi. Ngoài ra đầu tư nước ngoài còn giải quyết các nhiệm vụ đặc biệt như xây dựng các công trình có quy mô lớn vượt phạm vi biên giớI quốc gia , đòi hỏi phải có sự phốI hợp của nhiều quốc gia .

    1.3.Phân loại đầu tư nước ngoài.

    Trên cơ sở căn cứ vào mức độ tham gia quản lý vào quá trình thực hiện hoạt động đầu tư , phát huy tác dụng của kết quả đầu tư mà người ta chia đầu tư nước ngoài thành hai loại chính : - Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

    - Đầu tư gián tiếp nước ngoài .

    Đầu tư trực tiếp nước ngoài :

    Trước hết đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư mà người có vốn tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động và quản lý đầu tư , họ biết được mục tiêu đầu tư cũng như phương thức hoạt động của các loại vốn mà họ bỏ ra . Hoạt động đầu tư này có thể được thực hiện dưới dạng : các hợp đồng , liên doanh , công ty cổ phần , công ty trách nhiệm hữu hạn.

    Theo quy định tại khoản 1 , điều 2 , của Luật đầu tư nước ngoài được sửa đổi bổ xung năm 2000 của Việt Nam : “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này ”.

    Theo Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) thì FDI được hiểu theo khái niệm rộng hơn : FDI là một hình thức đầu tư quốc tế phản ánh mục tiêu dài hạn của một chủ thể cư trú tại một nền kinh tế (gọi là nhà đầu tư trực tiếp ) thông qua một chủ thể ở một nền kinh tế khác (gọi là doanh nghiệp tiếp nhận đầu tư trực tiếp).

    Theo Tổ chức phát triển hợp tác kinh tế OECD thì Đầu tư trực tiếp được thực hiện nhằm mục đích thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp , đặc biệt là những khoản đầu tư đem lạI khả năng tạo ảnh hưởng với việc quản lý doanh nghiệp bằng cách :

    -Thành lập mới , hoặc mở rộng doanh nghiệp , hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư.

    -Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có .

    -Tham gia vào một doanh nghiệp mới .

    -Cấp tín dụng dài hạn (>5 năm ) .

    Như vậy đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung là sự di chuyển vốn tài sản , công nghệ hoặc bất kỳ tài sản nào từ nước ngoài dầu tư vào để thành lập hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh thu được lợi nhuận .

    Đầu tư gián tiếp nước ngoài:

    Đầu tư gián tiếp là hình thức bỏ vốn vào hoạt động kinh tế nhằm đem lại hiệu quả cho bản thân người có vốn cũng như cho xã hội , nhưng người có vốn không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư . Đầu tư gián tiếp thường được thực hiện dưới dạng : cổ phiếu , tín phiếu Hình thức này thường giặp ít rủi ro hơn so với đầu tư trực tiếp. Đây là hình thức tách rời quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn đầu tư.

    Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài khá đa dạng về chủ thể và về hình thức .Nhà đầu tư gián tiếp có thể là chính phủ , các tổ chức quốc tế , các tổ chức phi chính phủ và dưới hình thức chủ yếu như : viện trợ không hoàn lại , viện trợ có hoàn lại (cho vay ) , mua cổ phiếu hoặc chứng khoán theo quy định của từng nước , cho vay ưu đãi hoặc không ưu đãi. Một bộ phận đặc biệt quan trọng trong các nguồn vốn đầu tư gián tiếp đó là nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) của một số nước có nền kinh tế phát triển .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...