Tiến Sĩ Đánh giá hiệu quả bổ sung kẽm và một số vitamin ở trẻ suy dinh dưỡng có tiêu chảy cấp do Rotavirus

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 16/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y KHOA
    NĂM 2013
    [/B]


    MỤC LỤC
    trang
    LỜI CAM ĐOAN
    LỜI CẢM ƠN
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC BẢNG
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ

    MỞ ĐẦU 1
    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    4
    1.1 Suy dinh dưỡng ở trẻ em 4
    1.1.1. Định nghĩa 4
    1.1.2. Suy dinh dưỡng và sự phát triển thể chất 4
    1.1.3. Suy dinh dưỡng và bệnh tật 7
    1.1.4. Các giải pháp can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng hi ện nay11
    1.2 Tiêu chảy cấp 12
    1.2.1. Định nghĩa 12
    1.2.2. Tác nhân gây bệnh 13
    1.2.3. Miễn dịch trong tiêu chảy 14
    1.2.4. Giảm hấp thu trong tiêu chảy 15
    1.2.5. Tri ệu chứng của ti êu chảy cấp do Rotavirus 19
    1.2.6. Điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ suy dinh dưỡng 19
    1.3 Vi chất dinh dưỡng 24
    1.3.1.Kẽm 26
    1.3.2.VitaminA 31
    1.3.3. Vitamin B complex 33
    1.4 Lý do cần tiến hành nghiên cứu 38

    CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 39
    2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 39
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 39
    2.4. Xử lý số liệu 56
    2.5. Các biện pháp khống chế sai số 57
    2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 58

    CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 60
    3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 60
    3.1.1. Đặc điểm về tuổi , giới và tiền sử về chăm sóc nuôi
    dưỡng của các nhóm đối tượng nghiên cứu trước can thiệp60
    3.1.2. Đặc đi ểm về tình trạng dinh dưỡng của 3 nhóm nghi ên cứu trước can thiệp63
    3.1.3. Đặc đi ểm một số ch ỉ số huyết học và hoá sinh máu của 3 nhóm nghi ên cứu trước can thiệp65
    3.2. Hiệu quả của 3 phác đồ bổ sung kẽm trong điều trị trẻ suy dinh dưỡng mắc ti êu chảy cấp do Rotavirus 67
    3.2.1. Hiệu quả của 3 phác đồ bổ sung kẽm đến sự phục hồi chỉ số nhân trắc và tình trạng dinh dưỡng ở trẻ suy dinh dưỡng mắc ti êu chảy cấp do Rotavirus .67
    3.2.2. Hiệu quả 3 phác đồ bổ sung kẽm đến sự phục hồi tình trạng thiếu chất dinh d ưỡng ở trẻ suy dinh dưỡng mắc ti êu chảy cấp do Rotavirus 71
    3.2.3. Hiệu quả của 3 phác đồ bổ sung kẽm trong điều tr ị tiêu chảy cấp do Rotavirus 81

    CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 95
    4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu trước nghiên cứu 96
    4.1.1. Các đặc điểm về tuổi , tiền sử và triệu chứng ti êu chảy cấp của các nhóm nghiên cứu96
    4.1.2. Đặc đi ểm về tình trạng dinh dưỡng của 3 nhóm nghi ên cứu trước can thiệp 98
    4.1.3. Đặc đi ểm một số ch ỉ số huyết học và hoá sinh máu của 3 nhóm nghi ên cứu trước can thiệp 101
    4.2. Hiệu quả của 3 phác đồ bổ sung kẽm sau 1 tháng can thiệp102
    4.2.1. Hiệu quả của can thiệp đối với sự phục hồi các chỉ số nhân trắc và tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân102
    4.2.2. Ảnh hưởng của can thiệp đến tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng108
    4.2.3. Hiệu quả của can thiệp đối với điều trị tiêu chảy 124
    4.3. Những hạn chế của nghi ên cứu 135
    KẾT LUẬN 136
    KHUYẾN NGHỊ 138
    TÓM TẮT NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN 139


    MỞ ĐẦU
    Từ nhiều năm nay, suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ em luôn là một vấn đề sức khoẻ được đặc biệt quan tâm, nhất là ở nước đang phát triển. SDD ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển và tăng nguy cơ các bệnh mạn tính khi trưởng thành, suy giảm miễn dịch, tăng tỷ lệ mắc và độ nặng của bệnh nhiễm trùng, [20], [79], [80], [109], [116]. Năm 2009 theo ước tính của tổ chức y tế thế giới (WHO) có 27% trẻ dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển bị SDD [ 23]. Tại Việt Nam, theo thống kê năm 2012 (Nguồn Viện Dinh Dưỡng 2012) về tỷ lệ SDD ở trẻ em cho thấy tỷ lệ SDD nhẹ cân là 16,2%, SDD thấp còi là 26,7% và SDD gầy còm là 6,7%. Trẻ em bị SDD dễ mắc viêm phổi và tiêu chảy trong đó 60,4% trẻ SDD tử vong là do mắc tiêu chảy [79], tỷ lệ tử vong do tiêu chảy trên trẻ suy dinh dưỡng cao (61%) là do thiếu vi chất dinh d ưỡng kèm theo [25 ].
    Trong hoàn cảnh nước ta, tiêu chảy trẻ em vẫn là một trong những nguyên nhân gây SDD. Theo thông báo dịch năm 2007 của Bộ Y Tế, mặc dù tỷ lệ tử vong do tiêu chảy đã giảm xuống nhưng tiêu chảy vẫn đứng hàng thứ hai trong năm bệnh nhiễm trùng có số người mắc cao nhất sau cúm. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây tiêu chảy, trong đó nguyên nhân do Rotavirus chiếm tỷ lệ rất cao khoảng 46,7% đặc biệt là ở trẻ dưới 5 tuổi [1], [4], [14], [99 ]. Tỷ lệ trẻ tiêu chảy nhập viện cao và chi phí y tế lớn đặc biệt là đối với trẻ bị SDD.

    Trong thập niên vừa qua, những tiến bộ trong ngành miễn dịch, dinh dưỡng đã phát hiện mối quan hệ phức tạp giữa miễn dịch, dinh dưỡng và nhiễm trùng. Dinh dưỡng kém hoặc thiếu các dưỡng chất chuyên biệt (như kẽm, vitamin A) không chỉ làm suy giảm chức năng miễn dịch mà còn gây nên những rối loạn trong phản ứng của cơ thể đối với nhiễm trùng. WHO (2007) cho thấy: tỷ lệ trẻ SDD có thiếu kẽm 40% và kẽm đã góp thêm vào khoảng 800.000 trẻ chết/năm. Tại Châu Á có tới 61% dân số thiếu kẽm [137].
    Nghiên cứu tại Việt Nam năm 2006 ở trẻ em miền núi phía bắc cho thấy tỷ lệ trẻ em thiếu kẽm là 86,9%, thiếu Vitamin A tiền lâm sàng là 14,2%, thiếu máu là 36,7% và 80% trẻ có thiếu từ hai vi chất trở lên [100]. Thiếu vi chất dinh dưỡng hiện nay là vấn đề được nhiều nước trên thế giới quan tâm.
    Tình trạng dinh dưỡng là yếu tố quyết định khả năng của hệ miễn dịch và đóng vai trò trung tâm ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng. Trẻ em không những chỉ cần chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo cho sự phát triển thể chất, trí tuệ mà dinh dưỡng còn cần thiết cho sự phát triển hoàn hảo của hệ thống miễn dịch. Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đã xác định rõ tầm quan trọng của kẽm trong quá trình tăng trưởng, làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và hạn chế độ nặng của bệnh đặc biệt là tiêu chảy. Tổ chức Y Tế thế giới đã đưa ra phác đồ điều trị cho bệnh nhân tiêu chảy ngoài việc bổ sung ORS cần bổ sung kẽm. Tuy nhiên, vai trò của kẽm như thế nào ở trẻ SDD bị tiêu chả y cấp do Rotavirus thì vẫn chưa được biết rõ . Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về SDD, vai trò của bổ sung kẽm trong điều trị tiêu chảy ở trẻ em. Các nghiên cứu đều đã cho thấy vai trò của kẽm đối với việc cải thiện tình trạng sức khỏe và sự sống còn của trẻ em. Cho đến nay, một số phác đồ bổ sung kẽm đã được khuyến cáo sử dụng trong điều trị trẻ SDD mắc bệnh tiêu chảy, các phác đồ bổ sung kẽm có thể là bổ sung kẽm đơn thuần hay phối hợp với các vitamin khác như phối hợp vitamin A và kẽm, hay phối hợp vitamin nhóm B và kẽm. Hiệu quả của việc bổ sung các vi chất dinh dưỡng lên trẻ suy dinh d ưỡng có kèm theo bệnh nhiễm trùng phụ thuộc vào sự tương tác trong cơ chế tác dụng giữa các thuốc và do căn nguyên gây bệnh khác nhau. Cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu hiệu quả của các phác đồ bổ sung kẽm đối với việc điều trị trẻ SDD độ I, II có mắc tiêu chảy. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành đề tài này nhằm đánh giá hiệu quả đối với trẻ SDD có tiêu chảy cấp do Rotavirus của 3 phác đồ bổ sung kẽm khác nhau là bổ sung kẽm đơn thuần, kẽm và vitamin A, kẽm và vitamin nhóm B với các mục tiêu cụ thể như sau:

    1. Đánh giá hiệu quả của các phác đồ bổ sung kẽm và vitamin lên sự phục hồi chỉ số nhân trắc ở trẻ suy dinh dưỡng có tiêu chảy cấp do
    Rotavirus.
    2 .Đánh giá hiệu quả của các phác đồ bổ sung kẽm và vitamin lên sự phục hồi tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ suy dinh dưỡng có tiêu chảy cấp do Rotavirus.

    3. Đánh giá hiệu quả của các phác đồ bổ sung kẽm và vitamin đối với điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ suy dinh dưỡng có tiêu chảy cấp do Rotavirus.
    Kết quả của nghiên cứu sẽ góp phần chỉ ra hiệu quả của kẽm và một số vitamin trong điều trị tiêu chảy cấp do Rotavirus ở trẻ suy dinh d ưỡng, từ đó làm cơ sở xây dựng các g iải pháp can thiệp thích hợp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng và miễn dịch của trẻ.
     
Đang tải...