Luận Văn Đánh giá hiện trạng xả thải và đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Bến Tre là một trong 13 tỉnh, thành nằm ở Tây Nam của Nam Bộ, được hình thành bởi cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành (gồm sông Tiền dài 83 km, sông Ba Lai 59 km, sông Hàm Luông 71 km, sông Cổ Chiên 82 km). Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền, phía nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía tây giáp tỉnh Vĩnh Long, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía đông giáp biển Đông, với chiều dài bờ biển là 65 km.
    Sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên là những con sông đã giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế văn hóa của nhân dân trong tỉnh: cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và nông nghiệp, những thức ăn giàu đạm như tôm, cá, cua, ốc, góp phần làm tươi đẹp cảnh quan, điều hòa khí hậu . Các con sông này còn có một vị trí quan trọng trong hệ thống giao thông thủy, không chỉ của tỉnh mà cả miền đồng bằng rộng lớn. Từ môi trường thuận lợi này, việc giao lưu văn hóa cũng phát triển mạnh mẽ với các vùng xung quanh.
    Trong những năm gần đây với chính sách thu hút đầu tư phát triển, nền kinh tế của tỉnh đã có những thay đổi lớn trong cơ cấu kinh tế, thu nhập GDP của tỉnh tăng lên. Quá trình phát triển đã tạo ra nhiều sản phẩm của cải vật chất cho xã hội, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng chung nền kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng thu nhập dân cư. Song song với nó là khối lượng chất thải phát sinh ngày càng nhiều, vấn đề ô nhiễm môi trường liên quan đến khí thải, chất thải rắn và đặc biệt là nước thải từ các hoạt động sinh hoạt thông thường và công nghiệp đang được xả trực tiếp vào nguồn nước mặt làm cho môi trường nước mặt ngày càng ô nhiễm nặng nề và sẽ là nguy cơ làm biến đổi môi trường, suy giảm hệ sinh thái.
    Trước các vấn đề tài nguyên, môi trường cấp bách trên, để bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên tỉnh Bến Tre, nhất là môi trường nước đang ngày càng ô nhiễm trầm trọng thì cần phải thực hiện đồng thời các chương trình bảo vệ môi trường: Kiểm soát ô nhiễm nguồn nước mặt do nước thải, các làng nghề, khu, cụm công nghiệp và các đô thị; Kiểm soát và xử lý nước thải do hoạt động chăn nuôi và nuôi thủy sản; Kiểm soát ô nhiễm chất lượng đất do sử TBVTV và phân bón trong nông nghiệp, Tuy nhiên, đối với 4 con sông chính của tỉnh Bến Tre thì việc kiểm soát ô nhiễm sông Tiền và sông Cổ Chiên gặp khó khăn vì có ranh giới chung với tỉnh Tiền Giang và tỉnh Vĩnh Long, sông Hàm Luông thì đang có chương trình khảo sát về hiện trạng ô nhiễm, đánh giá chất lượng nước và đề xuất phân vùng xả thải thí điểm cho đoạn sông dài 5,4km do Sở Tài Nguyên Môi Trường Bến Tre chủ trì thực hiện. Còn riêng đối với sông Ba Lai do bồi tích nhanh của sông Mỹ Tho làm cho sông Ba Lai bị nghẽn ở đầu phía trên, lượng nước yếu đi không tống nổi phù sa của sông Cửa Đại đang bít nghẽn dòng chảy ra biển. Do đó, nó sẽ “chết”, lòng cổ của nó bị lấp dần, xóa hẳn ở huyện Châu Thành, gần xóa ở huyện Giồng Trôm và sắp sửa bị xóa ở huyện Bình Đại, thêm vào đó là lượng nước thải từ các kênh, rạch đổ vào làm cho khả năng tự làm sạch của dòng sông kém dần. Vì vậy, đề tài “Đánh giá hiện trạng xả thải và đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre đến năm 2020” là rất cần thiết và mang tính thực tiễn, nhằm phục vụ cho công tác kiểm soát, quản lý và bảo vệ môi trường, đảm bảo nhu cầu sử dụng nước của người dân với các mục đích khác nhau.
    2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
    Nước là một trong những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của con người cũng như mọi cơ thể sinh vật, nếu không có nước thì không thể tồn tại sự sống. Ngày nay với mức độ tăng trưởng kinh tế, đô thị hoá, công nghiệp hoá phát triển rầm rộ cùng với sự tăng dân số đã làm cho nhu cầu về nước tăng lên nhanh chóng đồng thời cũng làm nguồn nước tự nhiên bị hao kiệt dần và mức độ ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng.Vì vậy các nước nỗ lực nghiên cứu giải quyết vấn đề ô nhiễm theo điều kiện thực tế của từng nơi. Các nhà khoa học các nước đang hướng đến cách tiếp cận phát triển bền vững, quy hoạch luôn liên kết chặt chẽ với con người, môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
    Với ý nghĩa thực tế trên , tại nhiều tỉnh trong cả nước đã và đang tiến hành các dự án liên quan đến điều kiện xả thải vào nguồn tiếp nhận chính, với đặc trưng của địa phương nhằm áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam có hiệu quả thiết thực:


    Dự án “Đánh giá chất lượng nước sông Tiền, sông Hậu ở một số vùng dân cư của tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long” do Trịnh Thị Hương, Trần Bích Ngọc, Nguyễn Trần Bảo Thanh và cộng sự thực hiện năm 2006, với mục đích mô tả và đánh giá chất lượng nước của các chỉ tiêu hóa lý và vi sinh nước sông Tiền, sông Hậu ở tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long và Cần Thơ.
    Dự án “Điều tra, thống kê các nguồn nước xả thải ra sông/ suối, đánh giá mức độ ô nhiễm, dự báo và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường trên rạch Tây Ninh và sông Vàm Cỏ Đông” do Viện Môi Trường và Tài Nguyên thực hiện.
    Đề tài “Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước theo các chỉ số chất lượng nước (WQI) và đánh giá khả năng sử dụng các nguồn nước sông, kênh rạch ở vùng TP. Hồ Chí Minh” với mục đích đánh giá diễn biến chất lượng nước và ứng dụng, cải tiến mô hình WQI cho phù hợp với điều kiện tự nhiên ở TP. Hồ Chí Minh. Đề tài do PGS.TS Lê Trình làm chủ nhiệm thực hiện năm 2008.
    Đề tài “Ứng dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá và phân vùng chất lượng nước sông, kênh, rạch chính trên địa bàn tỉnh Long An” do Phạm Quốc Khánh thực hiện năm 2011 với mục đích đánh giá mức độ phù hợp của các vùng chất lượng nước của tỉnh Long An đối với các mục tiêu sử dụng nước khác nhau.
    Đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của các sông chính trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” do Lâm Thị Thu Oanh thực hiện năm 2008 với mục đích đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, xả thải vào các nguồn tiếp nhận chính và phân vùng chất lượng nước trên địa bàn tỉnh Trà Vinh phục vụ công tác quản lý và bảo vệ môi trường của tỉnh.
    3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Nhằm bảo vệ môi trường nước mặt sông Ba Lai đề tài đã:


    Đánh giá tình hình sử dụng nước, diễn biến chất lượng nước và các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước sông Ba Lai.
    Dự báo tình hình xả thải và tải lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường đến năm 2020.
    Đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường nước sông Ba Lai trên địa bàn huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre đến năm 2020.
    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU


    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là điều tra, đánh giá nguồn xả thải của tất cả các nguồn thải vào sông Ba Lai trên địa bàn huyện Ba Tri thuộc tỉnh Bến Tre.
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn ở nhánh song Ba Lai trên địa bàn huyện Ba Tri thuộc tỉnh Bến Tre.
    Thời gian thực hiện 31/05 – 07/09/2011
    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU


    Thu thập các thông tin, số liệu sẵn có liên quan đến môi trường tự nhiên, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của khu vực liên quan đến nhánh sông, hiện trạng chất lượng nước trên nhánh sông.
    Thu thập các số liệu về các nguồn thải ở huyện để đánh giá dự báo về lưu lượng và tải lượng ô nhiễm có khả năng đưa vào lưu vực.
    Phân tích các tài liệu đã được thu thập, xác định các dữ liệu, thông tin có liên quan để tiến hành khảo sát bổ sung thêm.
    Tổng hợp số liệu và đánh giá chất lượng nước.
    Đề xuất các giải pháp để quản lý và bảo vệ nguồn nước.
    6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


    Phương pháp thu thập thông tin, tổng hợp tài liệu: thu thập các thông tin tư liệu liên quan đến nội dung của dự án: điều kiện tự nhiên, KT-XH, hiện trạng chất lượng môi trường, hoạt động bảo vệ môi trường, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, các nguồn tiếp nhận, .
    Phương pháp kế thừa: kế thừa chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã có về hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt, các nguồn thải vào môi trường nước mặt; hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh, các số liệu thủy văn dòng chảy, các loại bản đồ có liên quan,
    Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: khảo sát thực tế đánh giá hiện trạng các nguồn thải, hoạt động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, xác định các vị trí lấy mẫu,
    Phương pháp thống kê, xử lý số liệu, thông tin: sử dụng để phân tích và xử lý một cách hệ thống các nguồn số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, cũng như các nguồn số liệu phục vụ cho công tác phân vùng xả thải nước thải.
    Phương pháp lấy mẫu, phân tích chất lượng nước mặt và nước thải: thu mẫu nước (tại mỗi điểm các mẫu nước được thu riêng và bảo quản riêng cho các mục đích: phân tích các kim loại nặng, phân tích vi sinh, phân tích các chất ô nhiễm khác), phân tích tại hiện trường, phân tích trong phòng thí nghiệm.
    Phương pháp đánh giá nhanh: trên cơ sở các kết quả thu thập từ tài liệu, số liệu điều tra khảo sát thực tế, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt,
    Phương pháp so sánh quy chuẩn với môi trường Việt Nam: sử dụng QCVN 08: 2008/BTNMT và các QCVN 11, 12, 13: 2008/BTNMT để đánh giá mức độ tác động môi trường trên cơ sở so sánh với các mức giới hạn quy định trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam ban hành áp dụng (so sánh với ngưỡng chịu tải về các tính chất vật lý, hóa học và sinh học của môi trường).
    Phương pháp đánh giá lưu lượng, tải lượng ô nhiễm từ nước thải: dựa theo số liệu dân cư, quy hoạch phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và hệ số phát thải nước thải của dân cư, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản để đánh giá lưu lượng và tải lượng ô nhiễm do nước thải của các nguồn thải này ở hiện tại và dự báo đến năm 2020.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...