Thạc Sĩ Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học Hồ Tây, Hà Nội

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 22/6/17.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Hồ Tây là một hồ tự nhiên, có diện tích lớn nhất của thủ đô Hà Nội. Hồ rất nổi tiếng với các giá trị đặc trưng về danh lam thắng cảnh, các hoạt động du lịch, văn hóa - thể thao và gắn liền với lịch sử, tâm linh của người dân thủ đô, cũng như người dân Việt Nam từ bao đời nay. Hồ Tây còn có giá trị đặc sắc về ĐDSH, chứa đựng nguồn tài nguyên động, thực vật đa dạng và độc đáo. Với việc tham gia công ước Ramsar, Việt Nam có nghĩa vụ sử dụng khu vực này một cách hợp lý để vừa đạt hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ ĐDSH cũng như cảnh quan của nó. Về mặt pháp lý, thông báo số 72/TB-TW ngày 26/5/1994 của Bộ Chính Trị về một số vấn đề quy hoạch và xây dựng thủ đô Hà Nội đã nêu rõ: “Phải hết sức giữ gìn và tôn tạo những cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, độc đáo của Hà Nội, nhất là vẻ đẹp của các hồ lớn”. Quyết định số 473/BXD/KTQH ngày 08/01/1994 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng khẳng định: “Khu vực Hồ Tây phải được quy hoạch xây dựng thành trung tâm giao dịch quốc tế, trung tâm dịch vụ du lịch, trung tâm văn hóa thể thao và là vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên phục vụ các hoạt động vui chơi giải trí của thủ đô”. Đồng thời, Quyết định gần đây nhất, quyết định số 1479/QĐ-TTg , ngày 13/10/2008 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020 “Hồ Tây, bảo vệ sinh thái hồ tự nhiên, ngoài ra khu bảo tồn còn có ý nghĩa về du lịch – nghiên cứu - giáo dục” Qua đó có thể thấy sự quyết tâm của các cấp, các ngành trong việc quy hoạch và bảo vệ Hồ Tây trước tình trạng tính bền vững của HST này đang bị đe dọa do hoạt động xả thải không hợp lý của người dân xung quanh khu vực vào hồ và các hoạt động kinh tế - xã hội khác.
    Chúng ta đều nhận thấy rằng quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế một cách nhanh chóng trong những năm qua đã làm cho mức độ ô nhiễm của Hồ Tây ngày một gia tăng do lượng nước thải đổ ra ngày một nhiều, điều này làm chất lượng nước của hồ ngày càng suy giảm, làm biến đổi thành phần loài và khu hệ sinh vật của Hồ Tây. Ngoài ra, biến đổi khí hậu với sự xen kẽ hạn hán và lũ lụt bất thường đang ảnh hưởng rất lớn tới sự ĐDSH của các loài sinh sống trong hồ. Tác động của con người đã khiến hai nhóm ĐDSH của hồ là thực vật thủy sinh và ĐVĐ bị suy thoái nghiêm trọng. Nhiều loài đặc hữu của hồ đã mất đi, xuất hiện một số loài ngoại lai mới. Ô nhiễm bởi các nguồn thải từ vùng lưu vực của các hoạt động du lịch trên hồ, kể cả các chất thải rắn cũng góp phần hủy hoại Hồ Tây. Hay như việc tiếp tục nuôi cá ở Hồ Tây gây áp lực đối với các loài cá bản địa, cô lập hồ với các thủy vực xung quanh. Nếu cộng cả hai hướng tác động của biến đổi khí hậu và hoạt động của con người, rủi ro tiêu diệt ĐDSH, HST tự nhiên của Hồ Tây là rất lớn. Hồ Tây lúc ấy sẽ bị vô sinh.
    Hà Nội hiện mới chỉ bảo vệ Hồ Tây theo hướng bảo vệ cảnh quan, khai thác hồ chống úng, phát triển du lịch, nuôi cá, không thấy bảo vệ theo hướng bảo tồn ĐDSH, bảo tồn HST tự nhiên và mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu về chất lượng nước của Hồ Tây. Tuy nhiên chứa có đề tài nào đưa ra biện pháp bảo tồn cụ thể cho Hồ Tây.
    Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học Hồ Tây, Hà Nội”.
    Đề tài gồm những mục đích chính sau:

    1. Điều tra, đánh giá hiện trạng đa dạng thành phần loài sinh vật ở Hồ Tây
    2. Xác định chỉ số đa dạng loài của các nhóm sinh vật ở Hồ Tây
    3. Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm môi trường nước và giảm đa dạng thành phần loài của Hồ Tây
    4. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn đa dạng các loài sinh vật của Hồ Tây

    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CẢM ƠN i
    DANH MỤC VIẾT TẮT iv
    DANH MỤC BẢNG v
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. Tổng quan về Đa dạng sinh học 3
    1.1.1. Khái niệm về đa dạng sinh học 3
    1.1.2. Chỉ số Đa dạng sinh học 4
    1.1.3. Các phương pháp bảo tồn 7
    1.1.4. Đa dạng loài thủy vực nước ngọt nội địa Việt Nam 8
    1.2. Tổng quan về Hệ sinh thái Hồ Tây 9
    1.2.1. Điều kiện tự nhiên của Hồ Tây 9
    1.2.2. Khu hệ động thực vật ở Hồ Tây 10
    1.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực Hồ Tây 12
    1.2.4. Tổng quan một số công trình nghiên cứu về Hồ Tây 13
    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 18
    2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 19
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 21
    2.3.1. Phương pháp kế thừa, thống kê, phân tích, tổng hợp và đánh giá 21
    2.3.2. Phương pháp thực nghiệm 21
    2.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa 21
    3.2.4. Phương pháp tính chỉ số đa dạng sinh học 26
    2.3.5.Phương pháp phân tích mẫu nước 27
    2.3.6.Phương pháp nuôi trồng cây thủy sinh trong phòng thí nghiệm. 27
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 28
    3.1. Kết quả điều tra hiện trạng thành phần loài sinh vật ở Hồ tây 28
    3.1.1. Kết quả điều tra về thành phần loài thực vật nổi 28
    3.1.2. Kết quả điều tra về thành phần loài động vật nổi 30
    3.1.3. Kết quả điều tra về thành phần loài động vật đáy 31
    3.1.4.Kết quả điều tra khu hệ cá 34
    3.1.5. Kết quả điều tra về thành phần loài thực vật bậc cao 37
    3.1.6. Kết quả điều tra về thành phần loài chim ở Hồ Tây 40
    3.1.7. Kết quả điều tra về thành phần loài lưỡng cư bò sát 40
    3.2.Kết quả phân tích chỉ số đa dạng thành phần loài sinh vật ở Hồ Tây 40
    3.3. Phân tích các ngyên nhân ảnh hưởng đến Đa dạng sinh học và môi trường nước của Hồ Tây. 43
    3.4. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn 52
    3.4.1. Biện pháp sinh học 52
    3.4.2. Biện pháp toán học 56
    3.4.3. Biện pháp vật lý 62
    3.4.4. Biện pháp quản lý 63
    KẾT LUẬN 65
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
    PHỤ LỤC 1
     
Đang tải...