Luận Văn Đánh giá hiện trạng và đề xuất hướng sử dụng tài nguyên rừng tại Huyện Hoài Ân-Tỉnh Bình Định

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU . . 8
    CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN HOÀI ÂN
    1.1 Đôi nét về lịch sử mảnh đất, con người Hoài Ân . 10
    2.2.vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên . . 12
    2.2.1 vị trí địa lý . . .12
    2.2.2.Tài nguyên thiên nhiên . . 26
    2.3. Tình hình kinh tế xã hội . 14
    2.3.1.Tình hinh kinh tế . . 14
    2.3.2.Tình hình xã hội . 27
    2.3.3. Về khoa học công nghệ và môi trường . . 35
    2.4 Nhận xét . . 36
    CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN TÀI NGUYÊN RỪNG VIỆT NAM
    3.1. Định nghĩa . .38
    3.2 Đặc điểm chung của rừng . . 38
    3.2.1 Thành phần thực vật rừng . . 38
    3.2.2 Vai trò của rừng trong cuộc sống . . 41
    3.2.3 Đặc trưng của rừng . . 42

    3.2.4 Cấu trúc rừng . 41
    3.2.4.1 trúc tổ thành . 43
    3.2.4.2 Cấu trúc tầng thứ . 43
    3.2.4.3Cấu trúc tuổi . 44
    3.2.4.4Cấu trúc mật độ . 44
    3.2.4.5 Một số chỉ tiêu cấu trúc khác . 44
    3.2.5 Phát triển của rừng . 45
    3.3 Diển thế rừng . 45
    3.3.1 Diễn thế nguyên sinh . 46
    3.3.2 Diễn thế thứ sinh . 47
    3.4 Hiện trạng rừng việt nam . 47
    3.5 Sự tàn phá rừng ở Việt Nam . 50
    3.6 Những nguyên nhân chính làm suy thoái rừng ở Việt Nam . 51
    3.7 Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng . 52
    3.7.1 Đối với chủ rừng . 53
    3.7.2 Đối với Uỷ ban nhân dân các cấp . 53
    3.7.3 Đối với lực lượng Công an . 54
    3.7.4 Đối với lực lượng Quân đội . 54
    3.7.5 Đối với các tổ chức xã hội . 54

    3.7.6. Củng cố tổ chức, nâng cao năng lực của lực lượng kiểm lâm . . 56
    3.7.7. Hỗ trợ nâng cao đời sống người dân . . 56
    3.7.8. Xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị bảo vệ rừng . 57
    3.7.9. Ứng dụng khoa học công nghệ . . 57
    3.8 KẾT LUẬN . . 59
    CHƯƠNG 4. TÀI NGUYÊN RỪNG HUYỆN HOÀI ÂN
    4.1.Hiện trạng . . 61
    4.2 Hạt kiểm lâm huyện Hoài Ân . . 65
    4.2.1 Bộ máy quản lý hành chính của Hạt Hạt kiểm lâm . 65
    4.2.2 Các hoạt động của Hạt kiểm lâm huyện Hoài Ân có liên quan tới quản lý
    TNR . 65
    4.2.3 Quyền lực và mức độ ảnh hưởng của Hạt kiểm lâm tới hoạt động quản
    lý TNR trên địa bàn huyện . . 66
    4.3 Cộng đồng người dân địa phương . 66
    4.4 Quan điểm của các bên liên quan đối với hoạt động quản lý tài nguyên
    rừng trên địa bàn . . 70
    4.4.1 Quan điểm của chính quyền địa phương . . 71
    4.4.2 Quan điểm của người dân . . 71
    4.4.3 Quan điểm của huyện . . 72



    4.5 Các giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng trên địa bàn theo cách
    nhìn của lãnh đạo và người dân địa phương . 74
    4.6 Lâm tặc hoành hành ở rừng phòng hộ Hoài Ân . 76
    Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    5.1. Kết luận . . 82
    5.2 kiến nghị . 83
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . . 86


    CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
    1.1. Lý do chọn đề tài:
    Sự giàu có về tài nguyên rừng của nước ta và sự gắn bó của rừng đối với đời
    sống của các cộng đồng dân tộc Việt Nam qua nhiều thời kì lịch sử xa xưa cho đến
    ngày nay đã được đúc kết thành câu tục ngữ "Rừng vàng, biển bạc". Do điều kiện
    khí hậu nóng ẩm, các kiểu thực bì thống trị ở nước ta thuộc rừng rậm nhiệt đới ẩm,
    quanh năm thường xanh. Thảm thực vật rừng thực sự là một "kho vàng" chứa đựng
    nhiều động vật, thực vật đa dạng, có giá trị. Rừng Việt Nam có tính đa dạng sinh
    học cao. Mặc dù đã trải qua nhiều biến động, đã có một số loài động thực vật bị
    huỷ diệt, nhưng ở những công trình nghiên cứu gần đây cho thấy tính đa dạng sinh
    học của rừng Việt Nam vẫn có giá trị bảo tồn cao.
    Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước ta, rừng không những là cơ sở
    phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng, rừng
    tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển oxy và các nguyên tố
    cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ
    lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các
    thiên tai, bảo tồn nguồn nước và làm giảm mức ô nhiễm không khí. Vấn đề quản
    lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng hiện nay được coi là một trong những
    nhiệm vụ trọng tâm trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam. Một trong
    những đòi hỏi để thực hiện thành công nhiệm vụ này là phải có những cơ chế thích
    hợp thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư vào công tác quản lý, bảo
    vệ và phát triển rừng. Trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành và áp
    dụng nhiều chính sách có tác động mạnh đến đời sống của nhân dân như: giao đất
    lâm nghiệp khoán quản lý bảo vệ rừng quy chế quản lý rừng phòng hộ, quy chế
    hưởng lợi . Trong những năm qua Đẳng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Hoài

    Ân đẩy mạnh phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân
    dân và đã đạt được những thành tựu đáng kể. nhưng cái gì cũng có mặt trái của nó
    mỗi năm rừng huyện bị thu hẹp đi. Nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút nghiêm trọng
    về diện tích là do do tập quán sống du canh của số dân tộc ở vùng cao, do cháy
    rừng, do sự khai phá rừng bừa bãi lấy gỗ lấy đất canh tác,áp lực về dân số ở các
    vùng có rừng tăng nhanh, nghèo đói hoàn cảnh kinh tế khó khăn, người dân sinh kế
    chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên rừng, trình độ dân trí vùng sâu vùng xa còn
    thấp, kiến thức bản địa chưa được phát huy, hoạt động khuyến nông, khuyến lâm
    chưa phát triển, chính sách Nhà nước về quản lý rừng cộng đồng còn nhiều bất cập
    nên dẫn đến những hậu quả vô cùng to lớn như mặt nước ngầm giảm,hệ sinh thái
    mất đi,thảm họa lũ quét ở các xã miền núi, hạn hán, cháy rừng, lở đất, nứt đất .
    gây ảnh hưởng xấu và tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới con người và môi
    trường. do đó, em đã chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình là: " Đánh giá
    hiện trạng và đề xuất hướng sử dụng tài nguyên rừng tại huyện HOÀI ÂN-TỈNH
    BÌNH ĐỊNH
    ".
    1.2. Mục tiêu đề tài
    - Khảo sát hiện trạng rừng và số liệu rừng tại huyện Hoài Ân.
    - Đánh giá hiện trạng và đề xuất hướng sử dụng tài nguyên rừng tại huyện
    Hoài Ân.
    1.3. Nội dung đề tài
    - từ việc khảo sát hiện trạng rừng và số liệu rừng tại huyện Hoài Ân sau đó
    được phân tích và đánh giá mức độ của việc sử dụng rừng tại Huyện.

    1.4. phương pháp nghiên cứu:
    - Từ việc khảo sát hiện trạng rừng và số liệu rừng tại huyện Hoài Ân sau đó
    được phân tích và đánh giá mức độ của việc sử dụng rừng tại Huyện.
    1.5.Cấu trúc bài: gồm có 5 chương.
    CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN HOÀI ÂN
    CHƯƠNG 3.TỔNG QUAN TÀI NGUYÊN RỪNG VIỆT NAM
    CHƯƠNG 4. TÀI NGUYÊN RỪNG HUYỆN HOÀI ÂN
    CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...