Thạc Sĩ Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý nguồn phát thải hydrocacbon đa vòng thơm (Polycycli

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 5/4/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I - MỞ ĐẦU

    I.1. Tính cấp thiết của đề tài

    Việt Nam gia nhập WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới) là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử nước nhà, đánh dấu bước phát triển hoàn toàn mới cho một quốc gia còn gặp nhiều khó khăn sau 32 năm thống nhất và đang chập chững trên đường hội nhập cùng bạn bè quốc tế. Đó là cơ hội để Việt Nam được tiếp cận, giao lưu và học hỏi với những hệ thống chính trị vững mạnh, xã hội văn minh cùng với nền kinh tế tiên tiến và hiện đại; đồng thời sẽ tăng cường sự đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực của các tổ chức, các tập đoàn kinh tế, mở ra phương hướng phát triển mới, đầy tiềm năng và Việt Nam có quyền hi vọng vào một ngày mai sáng lạn ở phía trước. Hòa cùng xu thế đó, thành phố Hồ Chí Minh đã và đang gặt hái được rất nhiều thành công với tốc độ đô thị hóa – công nghiệp hóa vượt bậc, trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước và hứa hẹn nhiều cơ hội mới.

    Theo điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng thành phố đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quyết định số 123/1998/QĐ – TTg ngày 10/07/1998, quy mô thành phố Hồ Chí Minh sẽ lên đến 10 triệu người vào năm 2020 và sẽ trở thành một siêu đô thị trong tương lai. Để thực hiện được mục tiêu đó thì thành phố cần có những chương trình, chiến lược hành động rõ ràng và cu thể trong từng lĩnh vực, đảm bảo không ảnh hưởng đến tình hình kinh tế – xã hội – chính trị và một yếu tố nữa không kém phần quan trọng – đó là môi trường.

    Mối quan hệ hài hòa giữa bốn khía cạnh “kinh tế – xã hội – chính trị – môi trường” vừa là thước đo đánh giá hiện trạng phát triển của một thành phố vừa là đòn bẩy để thành phố đó có thể tiến tới sự phát triển bền vững trong tương lai. Tiêu chí này đã được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới, tại các quốc gia đã và đang phát triển, chính vì vậy mà tại Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, nó đã trở thành một yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết, không thể thiếu trong những kế hoạch phát triển lâu dài từ Trung ương đến địa phương.

    Đối với thành phố Hồ Chí Minh thì công cuộc bảo vệ môi trường và khắc phục những hậu quả do ô nhiễm môi trường gây ra là một vấn đề cấp bách và đòi hỏi nhiều sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, các ban ngành có liên quan; vì thực chất hiện nay, tình hình môi trường thành phố đã đến mức báo động mà vẫn chưa có những biện pháp khắc phục, phòng ngừa một cách đúng đắn, thiết thực, chưa mang lại những kết quả khả quan như mong muốn vì còn nhiều yếu tố hạn chế trong công tác quản lý và thi hành.
    Oâ nhiễm không khí là một trong những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Bên cạnh những khí thải vô cơ thông thường, khá quen thuộc, đã có nhiều cuộc nghiên cứu cũng như là đánh giá về điều kiện hình thành, khả năng phát thải và tính nguy hiểm của các đối tượng này như CO, CO2, SO2, NOx, Pb, thì hiện nay, một loại chất ô nhiễm đã và đang xuất hiện trong không khí với hàm lượng khá lớn cùng với khả năng gây nhiễm độc mạnh, có thể nguy hiểm đến tính mạng và cũng thu hút nhiều sự chú ý của các chuyên gia môi trường, đó là những hợp chất hữu cơ ô nhiễm bền (Persistant Organic Pollutants - POPs) với một số hydrocacbon có vòng thơm như DDT, Dioxin, Furan, PCB, PAHs, . Trước đây, Việt Nam đã từng cam kết trong Nghị định thư Kyoto về giảm thiểu khí thải gây “hiệu ứng nhà kính” thì mới đây, nước ta cũng đã tham gia ký kết Công ước Stockholm vào ngày 22/07/2002 và Công ước này chính thức có hiệu lực vào ngày 17/05/2004, đây là một Công ước về những hợp chất hữu cơ ô nhiễm bền (POPs), với tư cách là thành viên, Việt Nam đã khời động dự án xây dựng kế hoạch hành động quốc gia nhằm giảm thiểu và loại trừ các hợp chất này, trong đó có nhóm cực kỳ độc hại là DDT, Dioxin, Furan, PCB và PAHs.

    Đây là một dấu hiệu tốt cho con đường phát triển sau này của Việt Nam một khi nước ta đã tích cực tham gia vào những chương trình quan trọng về bảo vệ môi trường được phát động trên toàn thế giới, tuy còn nhiều khó khăn và thử thách nhưng đó là yếu tố cần thiết để vươn đến sự phát triển bền vững trong tương lai sau này.
    Hoà cùng mục tiêu, chiến lược hành động của quốc gia về kiểm soát các hợp chất POPs cũng như dựa trên những hiểu biết đã thu thập được trong thời gian qua, sinh viên đã quyết định chọn nội dung “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý nguồn phát thải hydrocacbon đa vòng thơm (Polycyclic Aromatic Hydrocarbons – PAHs) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” là nội dung chính trong luận văn tốt nghiệp của mình.

    I.2. Mục tiêu nghiên cứu

    Đề tài tập trung vào hai mục tiêu nghiên cứu chính:
     Đánh giá hiện trạng phát thải hydrocacbon đa vòng thơm (PAHs) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
     Đề xuất giải pháp quản lý nguồn phát thải hydrocacbon đa vòng thơm (PAHs) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

    I.3. Nội dung nghiên cứu

    Dựa trên mục tiêu ban đầu đặt ra, đề tài sẽ tiến hành thực hiện một số nội dung như sau:
     Tìm hiểu tổng quan về khái niệm, nguồn gốc phát sinh, tính chất của các hợp chất ô nhiễm hữu cơ bền (POPs) và phân loại các nhóm POPs điển hình;
     Thu thập thông tin về khái niệm, nguồn gốc phát sinh, tính chất của các hydrocacbon đa vòng thơm (PAHs) và những ảnh hưởng độc tính của PAHs đến con người và môi trường;
     Đánh giá khả năng phát thải và tích lũy trong môi trường của PAHs dựa trên một số công trình nghiên cứu đã được thực hiện tại Việt Nam, đặc biệt là tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh;
     Thu thập số liệu, khảo sát thực địa, điều tra thông tin xung quanh các nguồn phát thải chính của PAHs tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh nhằm phục vụ cho quá trình tính toán tải lượng phát thải PAHs ra môi trường từ những nguồn này, sau đó, thực hiện đánh giá dựa trên kết quả tính toán;
     Nghiên cứu và đề xuất những giải pháp quản lý, giảm thiểu phù hợp với tình hình thực tế đối với các nguồn phát thải PAHs vào môi trường.
    Tương ứng với những nội dung thực hiện trên đây, bố cục của đề tài bao gồm những mục chính như sau:
    Chương I: Mở đầu
    Chương II: Tổng quan về hydrocacbon đa vòng thơm (PAHs)
    Chương III: Đánh giá khả năng phát thải và tích lũy PAHs vào môi trường
    Chương IV: Tính toán tải lượng phát thải PAHs vào môi trường
    Chương V: Đề xuất giải pháp quản lý nguồn phát thải PAHs vào môi trường

    I.4. Phương pháp nghiên cứu

    Trong quá trình thực hiện các nội dung, Đề tài sử dụng các phương pháp sau:
     Phương pháp luận;
     Phương pháp thu thập và thừa kế thông tin;
     Phương pháp thống kê và tổng hợp số liệu;
     Phương pháp đánh giá nhanh.
    I.5. Ý nghĩa của đề tài

     Tính mới:

     Tính khoa học:

     Tính thực tiễn:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...