Luận Văn Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại trong lĩnh vực kinh doanh xăng d

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa


    MỞ ĐẦU
    
    Trong những năm gần đây Nha Trang có sựphát triển mạnh vềmặt kinh tế
    xã hội, chủyếu là du lịch, thương mại và công nghiệp đã làm gia tăng lượng nhiên
    liệu sửdụng. Để đáp ứng được lượng nhiên liệu này, hoạt động kinh doanh xăng
    dầu cũng không ngừng gia tăng làm phát sinh nhiều vấn đềmôi trường, ảnh hưởng
    nhất định đến chất lượng môi trường xung quanh và cuộc sống sinh hoạt của người
    dân sống gần các cơsởkinh doanh xăng dầu. Trong quá trình kinh doanh, hơi xăng
    dầu phát sinh từhoạt động xuất, nhập xăng dầu từbồn chứa, hoạt động bơm hút từ
    cây xăng, súc rửa các bồn chứa xăng dầu . đã làm phát sinh các loại khí thải mà
    thành phần chủyếu là hydrocarbon (HC) hay còn gọi là chất hữu cơbay hơi, nước
    thải nhiễm dầu (nước thải có chứa dầu mỡkhoáng), đặc biệt chất thải rắn phát sinh
    từhoạt động súc rửa các bồn chứa xăng dầu mà thành phần chính là cặn dầu có
    chứa nhiều chất thải nguy hại . có nguy cơlàm giảm chất lượng môi trường và ảnh
    hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân nếu không có biện pháp xửlý và
    giảm thiểu phù hợp.
    Cho đến nay, ởthành phốNha Trang, tỉnh Khánh Hòa chưa có sốliệu thống
    kê hoặc nghiên cứu nào về điều tra, đánh giá hiện trạng chất thải nguy hại từhoạt
    động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phốNha Trang đểcó giải pháp quản
    lý phù hợp. Xuất phát từthực tếtrên, đềtài: “Đánh giá hiện trạng và đềxuất giải
    pháp quản lý chất thải nguy hại trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tại thành
    phốNha Trang, tỉnh Khánh Hòa” được tiến hành nhằm đánh giá hiện trạng chất
    thải nguy hại trong hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phốNha
    Trang. Qua đó đềxuất các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của chất thải nguy
    hại từhoạt động kinh doanh xăng dầu đến chất lượng môi trường và đời sống sinh
    hoạt của người dân
    Nội dung nghiên cứu đềtài:
    + Điều tra, thu thập các sốliệu liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng dầu
    của các cơsởkinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phốNha Trang như: sốlượng
    trạm (cây) xăng dầu; lượng xăng dầu bán ra hàng ngày ởcác cây xăng dầu; chất
    lượng môi trường tại các cây xăng dầu; lượng chất thải nguy hại phát sinh từhoạt
    động kinh doanh xăng dầu; công tác quản lý, xửlý chất thải nguy hại từhoạt động
    súc rửa bồn chứa .
    + Đánh giá hiện trạng chất thải nguy hại từhoạt động kinh doanh xăng dầu
    trên địa bàn thành phốNha Trang, tỉnh Khánh Hòa;
    + Đềxuất một sốgiải pháp quản lý phù hợp, nhằm giảm thiểu những tác
    động của chất thải nguy hại từhoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành
    phốNha Trang đến chất lượng môi trường và đời sống sinh hoạt của người dân.


    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
    
    1.1. Khái quát chung vềchất thải nguy hại từhoạt động kinh doanh xăng dầu
    1.1.1. Một sốkhái niệm chung
    - Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau vềchất thải nguy hại tùy thuộc
    vào sựphát triển khoa học kỹthuật và xã hội cũng nhưquan điểm của mỗi nước
    trên thếgiới. Tại Việt Nam, theo Điều 3, Chương 1 Luật Bảo vệmôi trường số
    52/2005/QH1 chất thải nguy hại được định nghĩa nhưsau: Chất thải nguy hại là
    chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễcháy, dễnổ, dễ ăn mòn, dễlây nhiễm,
    gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác. [6]
    - Vềviệc phân loại chất thải nguy hại, theo Điều 5, Chương 1 Thông tưsố
    12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của BộTài Nguyên và Môi Trường vềQuy
    định vềQuản lý chất thải nguy hại: Việc phân định, phân loại CTNH được thực
    hiện theo quy định tại Phụlục 8 kèm theo Thông tưnày và Quy chuẩn kỹthuật
    quốc gia QCVN 07:2009/BTNMT vềNgưỡng chất thải nguy hại ban hành kèm theo
    Thông tưsố25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộtrưởng Bộ
    Tài nguyên và Môi trường quy định quy chuẩn kỹthuật quốc gia vềmôi trường (sau
    đây viết tắt là QCVN 07:2009/BTNMT). [2],[3]
    Nguyên tắc phân định CTNH bao gồm:
    + Xác định một chất thải là CTNH căn cứvào quy định về
    ngưỡng CTNH;
    + Hỗn hợp chất thải được phân định là CTNH khi có ít nhất một chất thải
    thành phần trong hỗn hợp chất thải là CTNH;
    + Loại chất thải có khảnăng là CTNH (ký hiệu *) quy định tại Phụlục 8 kèm
    theo Thông tưsố12/2011/TT-BTNMT khi chưa phân định được là không nguy hại
    theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT thì phải quản lý theo quy định như đối
    với CTNH. [2],[3]
    Nhưvậy đối với lĩnh vực kinh doanh xăng dầu mà đềtài nghiên cứu thì
    chất thải nguy hại chính là dầu thải, các chất thải chứa hay nhiễm dầu bao gồm cặn
    dầu, các loại rẻlau dính dầu nhớt, các thùng và các bao bì dính dầu nhớt, xăng dầu
    vung *** trong quá trình hoạt động kinh doanh, nước thải nhiễm dầu Lượng chất
    thải nguy hại này có khối lượng rất lớn vì theo nguyên tắc nếu một bao bì có dính
    chất thải nguy hại thì có thểxem cảkhối lượng bao bì đó cũng là chất thải nguy hại.
    Chất thải được gọi là “dầu thải” khi thành phần dầu chiếm tỷtrọng ưu thế
    trong chất thải (lớn hơn hoặc bằng 50%); tên gọi chất thải có hoặc lẫn dầu khi thành
    phần dầu chiếm tỷtrọng kém ưu thếhơn so với các thành phần khác trong chất thải
    (nhỏhơn 50%). [2]
    Theo nguyên tắc phân định, phân loại trên thì chất thải nguy hại xăng dầu
    thuộc nhóm nguồn 17: Dầu thải, chất thải từnhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu
    cơ, môi chất lạnh và chất đẩy (propellant); thuộc phân nhóm chất thải 04, 05, 06:
    Dầu đáy tàu, chất thải từthiết bịtách dầu/nước, nhiên liệu lỏng thải; Cụthểloại
    chất thải có mã sốchất thải bao gồm:
    + 17 04 02: Dầu đáy tàu từnước thải cầu tàu;
    + 17 05 01: Chất thải rắn từbuồng lọc cát sỏi và các bộphận khác từthiết
    bịtách dầu/nước;
    + 17 05 02: Bùn thải từthiết bịtách dầu/nước;
    + 17 05 03: Bùn thải từthiết bịchặn dầu;
    + 17 05 04: Bùn thải từthiết bịtách dầu/nước;
    + 17 05 05: Nước lẫn dầu thải từthiết bịtách dầu nước;
    + 17 05 06: Hỗn hợp chất thải từbuồng lọc cát sỏi và các bộphận khác
    của thiết bịtách dầu/nước;
    + 17 06 01: Dầu nhiên liệu và dầu diesel thải;
    + 17 06 02: Xăng dầu thải;
    + 17 06 03: Các loại nhiên liệu thải khác (bao gồm cảhỗn hợp).
    Nhóm nguồn 18: Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻlau, vật liệu
    lọc và vải bảo vệ; thuộc phân nhóm 02: Chất hấp thụ, vật liệu lọc, giẻlau và vải bảo
    vệthải; Cụthểloại chất thải có mã sốchất thải:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...