Thạc Sĩ Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên nước thành phố Cẩm Phả - tỉnh Qu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    LỜI CẢM ƠN
    Trong thời gian thực hiện nghiên cứu luận văn tốt nghiệp cao học chuyên
    ngành Khoa học môi trường với đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp
    quản lý, bảo vệ tài nguyên nước thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh”, tôi đã
    nhận được sự giúp đỡ quý báu của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
    Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo trong Ban
    giám hiệu nhà trường, các thầy giáo, cô giáo trong khoa Tài nguyên và Môi trường -
    trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, cũng như các thầy giáo, cô giáo ở các trường
    Đại học Khoa học tự nhiên–Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Mỏ Địa chất.
    Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm phát triển, Ứng dụng
    Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường – Liên Hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật
    Việt Nam đã tạo điều kiện tốt nhất có thể để tôi được tham gia khóa học và làm tốt
    nghiệp khóa học này.
    Tôi cũng xin cảm ơn Sở Tài nguyên và môi trường, Trung tâm quan trắc môi
    trường, tỉnh Quảng Ninh; Phòng Tài nguyên và môi trường thành phố Cẩm Phả tỉnh
    Quảng Ninh và Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ thuộc Sở Khoa
    học và công nghệ tỉnh Quảng Ninh đã giúp đỡ tôi về việc cập nhật số liệu cũng như
    tài liệu để hoàn thiện luận văn này.
    Hơn hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Đặng Văn Minh – Giảng
    viên hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
    hiện luận văn.
    Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến tới gia đình, người thân, bạn bè và
    đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ tôi cả về vật chất cũng như tinh thần trong
    suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
    Tôi xin chân thành cảm ơn!
    Học viên


    Nguyễn Xuân Chiến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC . iv
    DANH MỤC BẢNG . vii
    DANH MỤC HÌNH viii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ix
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Đặt vấn đề 1
    2. Mục tiêu của đề tài 2
    2.1. Mục tiêu tổng quát . 2
    2.2. Mục tiêu cụ thể . 2
    3. Ý nghĩa của đề tài 3
    3.1. Ý nghĩa khoa học . 3
    3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
    1.1.1. Cơ sở lí luận 4
    1.1.2. Khái niệm về tài nguyên . 5
    1.1.3. Cơ sở pháp lý . 12
    1.2. Hiện trạng và ô nhiễm môi trường nước trên thế giới . 15
    1.3. Hiện trạng và ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam . 17
    1.4. Hiện trạng chất lượng nước vùng Quang Ninh 20
    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 27
    2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 27
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu . 27
    2.1.2. Phạm vi nghiên cứu . 27
    2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu . 27
    2.2.1. Địa điểm nghiên cứu: 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    2.2.2. Thời gian nghiên cứu 27
    2.3. Nội dung nghiên cứu 27
    2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Cẩm Phả 27
    2.3.3. Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước thành phố Cẩm Phả 28
    2.3.4. Đánh giá hiện trạng về chất lượng tài nguyên nước của thành phố Cẩm Phả, tỉnh
    Quảng Ninh. 28
    2.3.5. Các yếu tố gây ô nhiễm tài nguyên nước của thành phố Cẩm Phả . 28
    2.3.6. Các giải pháp quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn thành phố
    Cẩm Phả. . 28
    2.4. Phương pháp nghiên cứu . 29
    2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 29
    2.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa và các điểm lấy mẫu phân tích 29
    2.4.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu về môi trường nước . 31
    2.4.4. Quy chuẩn đánh giá chất lượng tài nguyên nước 33
    2.4.5. Phương pháp phân tích và đánh giá số liệu . 34
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
    3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội thành phố Cẩm Phả. 35
    3.1.1. Điều kiện tự nhiên . 35
    3.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội của thành phố Cẩm Phả 37
    3.2. Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước thành phố Cẩm Phả 40
    3.2.1. Hiện trang khai thác và sử dụng nước mặt . 43
    3.2.2. Hiện trạng khai thác, sử dụng nước ngầm . 44
    3.2.3. Hiện trạng hệ thống cấp nước . 44
    3.2.4.Hiện trạng hệ thống thoát nước mưa 45
    3.2.5. Hiện trạng hệ thống suối . 45
    3.2.6. Hiện trạng mạng lưới cống thoát nước mưa . 45
    3.2.6. Hiện trạng ngập lụt 46
    3.2.7. Hiện trạng hệ thống thoát nước thải 47
    3.2.8. Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn . 48
    3.2.9. Tổ chức quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải 49
    3.2.10. Đánh giá chung về hệ thống thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 50 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    3.3. Hiện trạng chất lượng tài nguyên nước của thành phố Cẩm Phả-Quảng
    Ninh 50
    3.3.1. Hiện trạng chất lượng nước ngầm của thành phố Cẩm Phả. . 51
    3.3.2. Chất lượng nguồn nước mặt thành phố Cẩm Phả. 57
    3.4. Các yếu tố gây ô nhiễm tài nguyên nước thành phố Cẩm Phả 62
    3.4.1. Sự gia tăng dân số . 62
    3.4.2. Vấn đề đô thị hóa 63
    3.4.3. Các hoạt động khai thác khoáng sản . 63
    3.4.4. Ý thức của người dân 65
    3.5. Các giải pháp quản lý khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước trên
    địa bàn thành phố Cẩm Phả . 65
    3.5.1. Các giải pháp về quản lý . 65
    3.5.2. Các giải pháp bảo vệ, cải tạo, phục hồi tài nguyên nước 67
    3.5.3. Giải pháp kỹ thuật . 70
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 71
    1. Kết luận 71
    2. Kiến nghị 72
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 73
    PHỤ LỤC 75

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    DANH MỤC BẢNG
    Bảng 1.1. Sự phân bố nước trong các dạng chứa nước trên trái đất . 15
    Bảng 2.1: Phương thức bảo quản với thời gian tồn trữ . 33
    Bảng 3.1: Thống kê dân số thành phố Cẩm Phả . 39
    Phụ lục 1: Vị trí các điểm lấy mẫu và ký hiệu mẫu 75
    Phụ lục 2: Thống kê mương và suối hở thành phố Cẩm Phả 77
    Phụ lục 3: Thống kê cống thoát nước hiện trạng thành phố Cẩm Phả 81
    Phụ lục 4: Vị trí, địa điểm lấy mẫu nước thành phố Cẩm Phả 84
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    DANH MỤC HÌNH
    Hình 2.1: Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước nghiên cứu . 30
    Hình 3.1: Bản đồ hành chính thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh . 37
    Hình 3.2: Chỉ tiêu pH nước giếng khoan 51
    Hình 3.3: Chỉ tiêu pH nước giếng đào 52
    Hình 3.4: Nồng độ CaCO3 nước giếng khoan . 52
    Hình 3.5: Nồng độ CaCO3 nước giếng đào . 53
    Hình 3.6: Chất rắn tổng số nước giếng khoan . 53
    Hình 3.7: Chất rắn tổng số nước giếng đào . 53
    Hình 3.8: Nống độ sắt nước giếng khoan 54
    Hình 3.9: Nống độ sắt nước giếng đào 55
    Hình 3.10: Nồng độ Mangan (Mn) nước giếng khoan 56
    Hình 3.11: Nồng độ Mangan (Mn) nước giếng đào 56
    Hình 3.12: Chỉ tiêu pH nước mặt 58
    Hình 3.13: Nồng độ COD nước mặt . 59
    Hình 3.14: Nồng độ BOD 5 nước mặt 59
    Hình 3.15: Nồng độ TSS nước mặt . 60
    Hình 3.16: Nồng độ chì (Pb) nước mặt . 60
    Hình 3.17: Tổng dầu mỡ nước mặt . 61
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    BTNMT Bộ tài nguyên môi trường
    BOD 5 Nhu cầu oxy sinh hóa
    BVTV Bảo vệ thực vật
    COD Nhu cầu oxy hóa học
    CN Công nghiệp
    CT Chỉ thị
    DO Oxy hòa tan
    ĐTH Đô thị hóa
    GIS Hệ thống thông tin địa lý
    HTX Hợp tác xã
    HSPT Hệ số phát thải
    KCN Khu công nghiệp
    KĐT Khu đô thị
    NDĐ Nước dưới đất
    QCVN Quy chuẩn Việt Nam
    QĐ Quyết định
    TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
    TCN Tầng chứa nước
    TBVTV Thuốc bảo vệ thực vật
    Th.S Thạc sĩ
    TS Tiến sĩ
    TSS chất rắn lơ lửng
    TN&MT Tài Nguyên và Môi Trường
    TTLT Thông tư liên tịch
    TX Thị Xã
    UBND Ủy ban Nhân dân
    XLNT Xử lý nước thải
    WHO Tổ chức y tế thế giới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    MỞ ĐẦU
    1. Đặt vấn đề
    Môi trường nói riêng và môi trường nước nói chung hiện nay đã trở thành
    vấn đề chung của toàn nhân loại, được toàn Thế giới quan tâm. Nằm trong khung
    cảnh chung của Thế giới, môi trường Việt Nam đang bị xuống cấp cục bộ, có nơi bị
    hủy hoại nghiêm trọng gây nên nguy cơ mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt các
    nguồn tài nguyên làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững
    của đất nước. Trong đó, chất lượng môi trường tại các vùng kinh tế lớn phía Bắc
    đang là một trong những vấn đề được quan tâm.
    Trong những năm trở lại đây, hòa nhịp cùng với quá trình phát triển chung
    của đất nước, sự phát triển kinh tế của tỉnh diễn ra khá nhanh. Cùng với sự tăng dân
    số là những tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng gây ra
    những áp lực rất lớn đến môi trường, điều này có thể lại là rào cản cho sự phát triển
    kinh tế - xã hội đi ngược lại với mục tiêu “phát triển bền vững”.
    Trong các vấn đề môi trường hiện nay tại thành phố Cẩm Phả thì ô nhiễm
    nước và khai thác tài nguyên nước bừa bãi đang là một vấn đề thu hút rất nhiều sự
    quan tâm của các cơ quan quản lý và người dân. Nhưng thực tế cho thấy khai thác
    sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh còn nhiều bất cập, tiềm ẩn nhiều mâu
    thuẫn, đặc biệt khi nhu cầu sử dụng nước tiếp tục tăng mạnh trong tương lai nhằm
    thỏa mãn các yêu cầu của phát triển kinh tế. Trong khi đó số lượng nước có thể khai
    thác, sử dụng ngày càng giảm sút cả về số lượng và chất lượng, những mâu thuẫn
    nảy sinh trong quá trình khai thác nước giữa các ngành liên tục xảy ra. Do đó, yêu
    cầu đặt ra là cần phải có phương hướng giải quyết những vấn đề này.
    Qua nhiều năm liên tục thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, thành phố
    Cẩm Phả là nơi có tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá cao, đạt được nhiều thành tựu
    đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích kinh tế - xã hội là sự ô nhiễm môi
    trường ngày càng trầm trọng, đặc biệt là môi trường nước, không khí Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước chủ yếu do chất thải từ đô thị, công
    nghiệp chưa được xử lý triệt để, do quá trình xây dựng nền móng các công trình,
    việc khoan, khai thác, lấp giếng không đúng quy trình làm cho nước bẩn xâm nhập
    vào tầng chứa nước. Việc xây dựng hạ tầng thoát nước không đồng bộ dẫn đến
    nước thải công nghiệp, đô thị không tiêu thoát được, thẩm thấu thấm vào đất cũng
    là nguyên nhân gây ô nhiễm quan trọng. Nếu ngay từ bây giờ chúng ta không có các
    giải pháp quản lý, bảo vệ hiệu quả thì nguy cơ gây ô nhiễm nguồn tài nguyên nước
    và ảnh hưởng đến nguồn nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất là rất lớn.
    Vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước phù
    hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của thành phố Cẩm Phả là vấn đề cần thiết và
    cấp bách. Việc đề xuất giải pháp quản lý trên địa bàn sẽ giúp nâng cao khả năng
    quản lý nhà nước về tài nguyên - môi trường nước góp phần vào quá trình phát triển
    kinh tế xã hội. Đây cũng là cơ sở để cho thành phố Cẩm Phả hướng đến phát triển
    bền vững và đây cũng là lý do đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng và đề xuất
    giải pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên nước thành phố Cẩm Phả - tỉnh Quảng
    Ninh” .
    2. Mục tiêu của đề tài
    2.1. Mục tiêu tổng quát
    Đánh giá tình hình và những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tài nguyên
    nước của thành phố Cẩm Phả, đề ra giải pháp quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên
    nước một cách hiệu quả để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế và dân sinh của
    thành phố Cẩm Phả.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Đánh giá hiện trạng về chất lượng tài nguyên nước mặt và nước dưới đất
    của thành phố Cẩm phả-Quảng Ninh.
    - Đề xuất các giải pháp hợp lý, quy hoạch sử dụng có hiệu quả các nguồn
    nước góp phần khai thác bền vững, bảo vệ tài nguyên nước nhằm giảm thiểu ô
    nhiễm. 3. Ý nghĩa của đề tài
    3.1. Ý nghĩa khoa học
    Phân tích hiện trạng tài nguyên nước trên cơ sở phân tích thống kê môi
    trường. Dựa trên số liệu thống kê và các hệ số định mức, luận văn thực hiện khái
    toán định lượng tài nguyên nước của thành phố Cẩm Phả trong hiện tại và trong
    tương lai. Trên cơ sở dự báo nhu cầu nước dựa trên phương pháp thống kê môi
    trường, và xây dựng giải pháp quản lý hợp lý tài nguyên nước và làm rõ một số vấn
    đề trong quản lý tài nguyên nước tại thành phố Cẩm Phả.
    3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
    Giải quyết các vấn đề về khai thác và sử dụng không hợp lý tài nguyên nước,
    gây khó khăn trong việc quản lý. Cung cấp luận cứ cho các chương trình phát triển
    bền vững kinh tế - xã hội của thành phố Cẩm Phả.
     
Đang tải...