Thạc Sĩ đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển nuôi cá lồng bè tại vịnh cát bà thành phố hải ph

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ LỒNG BÈ TẠI VỊNH CÁT BÀ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

    MỤC LỤC
    PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài .1
    1.2. Mục tiêu của đề tài .2
    1.2.1. Mục tiêu chung: .2
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể: .2
    PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    2.1. Tình hình nghiên cứu và phát triển nuôi cá lồng biển trên thế giới 3
    2.1.1. Vai trò của nuôi cá biển trên thế giới .3
    2.1.2. Nuôi cá biển ở một số nước trên thế giới 3
    2.2.3. Một số đối tượng hải sản được nuôi trên biển 5
    2.1.4. Công nghệ lồng nuôi trên thế giới 6
    2.2. Tình hình nghiên cứu và phát triển nuôi cá biển Việt Nam .6
    2.2.1. Về đối tượng nuôi 6
    2.2.2. Công nghệ thức ăn 6
    2.2.3. Công nghệ lồng nuôi .6
    2.2.4. Công nghệ sản xuất giống cá biển 7
    PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .9
    3.1. Nội dung nghiên cứu .9
    3.2. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu .9
    3.3. Phương pháp nghiên cứu .9
    3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu .9
    3.3.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu .10
    3.3.3. Phương pháp tích và xử lý số liệu: .11
    PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 12
    4.1. Đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên,môi trường vùng nuôi và tiềm
    năng phát triển nuôi cá lồng tại vịnh Cát Bà, huyệnCát Hải. 12
    4.1.1. Vị trí địa lý của huyện Cát Hải .12
    4.1.2. Điều kiện khí hậu và chế độ thủy văn vùng nghiên cứu 12
    4.1.3. Chất lượng môi trường vịnh Cát Bà .15
    4.1.4. Tiềm năng phát triển nuôi cá lồng tại vịnh Cát Bà .19
    4.2. Hiện trạng nghề nuôi cá lồng bè tại vùng vịnh Cát Bà .20
    4.2.1. Diễn biến phát triển nuôi cá lồng bè giai doạn 2001-2009 20
    4.2.2. Hiện trạng các đối tượng nuôi cá lồng biển tại vịnh Cát Bà 20
    4.2.3. Hiện trạng về nguồn nhân lực nuôi cá lồng bè .21
    -vi-
    4.2.4. Hiện trạng hệ thống lồng bè nuôi cá biển . 22
    4.2.5. Hiện trạng về kỹ thuật sử dụng giống, thức ăn và quả lý khi nuôi .24
    4.2.6. Tình hình dịch bệnh: .26
    4.2.7. Thị trường tiêu thụ sản phẩm cá nuôi thương phẩm: .27
    4.2.8. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ phát triển nuôi cá lồng 27
    4.2.9. Thu hoạch 28
    4.2.10. Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi cá lồng tại vùng vịnh Cát Bà 28
    4.3. Đánh giá tổ chức quản lý và thể chế chính sáchphát triển nghề nuôi cá lồng
    bè tại vùng vịnh Cát Bà, TP. Hải Phòng. 35
    4.3.1. Hiện trạng về tổ chức quản lý .35
    4.3.2. Chính sách phát triển nuôi cá lồng biển .36
    4.4. Đánh giá những tác động của nghề nuôi cá lồng bè tại vịnh Cát Bà .36
    4.4.1. Tác động tích cực: .36
    4.4.2. Tác động tiêu cực 36
    4.5. Đánh giá những mặt thuận lợi và kho khăn đối với việc phát triển nuôi cá
    lồng tại vịnh Cát Bà, thành phố Hải Phòng. 37
    4.5.1. Những mặt thuận lợi đối với việc nuôi cá lồng bè tại vịnh Cát Bà .37
    4.5.2. Những khó khăn đối với việc nuôi cá lồng bè tại vịnh Cát Bà 38
    4.6. Các giải pháp phát triển nuôi cá lồng bè bè tại vịnh Cát Bà 39
    4.6.1. Giải pháp chính sách phát triển nuôi cá lồngtrên biển đảo 39
    4.6.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợphát triển nuôi cá lồng bè 40
    4.6.3. Giải pháp kỹ thuật trong nuôi cá biển theo hướng bền vững. 40
    4.6.4. Giải phápphát triển nguồn nhân lực phục vụ cho nuôi biển 40
    4.6.5. Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong nuôi cá lồng biển .44
    PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .45
    5.1. Kết luận .45
    5.2. Kiến nghị .46
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .47
    PHỤ LỤC

    -1-
    PHẦN I: MỞ ĐẦU
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi biển. Với chiều dài bờ biển
    3.260 km, 1 triệu km
    2
    vùng đặc quyền kinh tế, hơn 4.000 hòn đảo lớn nhỏ, nhiều eo
    vịnh đã tạo nên thuận lợi lớn cho phát triển nghề nuôi biển (Bộ Thủy sản 1994). Diện
    tích mặt nước có thể đưa và quy hoạch phát triển nuôi biển lên tới 460.000 ha. Các
    vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển nuôi cá biển là: Quảng Ninh, Hải
    Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Yên, Khánh Hòa, NinhThuận, Bình Thuận, Vũng
    Tàu, Kiên Giang (Phú Quốc). Mặt khác với lợi thế nước ta gần các thị trường tiêu thụ cá
    tươi sống lớn như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan . nhu cầu của thị trường tiêu thụ
    các sản phẩm hải sản nói chung, cá biển nói riêng ngày càng tăng trong khi sản phẩm
    khai thác từ tự nhiên không thể tăng và có xu hướnggiảm nếu không có kế hoạch,
    quản lý một cách nghiêm ngặt. Xu thế phát triển nuôi biển là một tất yếu, thị trường
    tiêu thụ hải sản tiếp tục tăng và chủ yếu phụ thuộcvào sản lượng nuôi trồng.
    Để góp phần thúc đẩy phát triển nuôi thuỷ hải sản trên biển, ngày 1 tháng 6 năm
    2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số126/2005/QĐ-TTg về một số
    chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy hải sản trên biển và hải đảo. Theo
    đó Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuân lợicho các tổ chức, hộ gia đình, cá
    nhân thuộc các thành phần kinh tế trong nuớc và nước ngoài, đầu tư vào lĩnh vực nuôi
    trồng thuỷ hải sản trên biển, hải đảo; giao và cho thuê mặt nuớc biển; đầu tư và hỗ trợ
    đầu tư cho công tác quy hoạch, nhập khẩu giống, đàotạo cán bộ, ưu tiên bố trí kinh
    phí khuyến ngư cho nuôi trồng thuỷ hải sản trên biển và hải đảo.
    Vùng biển Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng có tiềm năng lớn để
    phát triển nuôi cá lồng bè và các đối tượng hải sảnkhác: với hơn 366 hòn đảo lớn nhỏ
    và có khoảng 29.000 ha diện tích mặt nước biển có khả năng phát triển nuôi hải sản.
    Đảo Cát Bà nằm trong quần thể đảo vịnh Hạ Long và ởvị trí trung tâm vịnh Bắc Bộ
    nên đặc điểm cấu trúc địa hình đáy biển và đặc điểmchế độ hải văn gắn liền với những
    đặc điểm chung của vịnh Bắc Bộ. Xung quanh đảo Cát Bà có nhiều dãy núi, đảo nhỏ
    che chắn đã tạo ra các eo, vũng, vịnh ít chịu ảnh hưởng của sóng gió, địa hình đáy biển
    tương đối bằng phẳng, chất đáy chủ yếu là cát bùn, quanh đảo có các rạn san hô, tạo
    điều kiện thuận lợi cho các loài sinh vật biển cư trú, sinh sống và phát triển. Đây là
    môi trường thích hợp và là tiềm năng lớn để phát triển nuôi cá lồng bè và các đối
    tượng hải sản khác.
    Trong nhưng năm gân đây, bên cạnh việc thực hiện các chủ trương, chính sách
    phát triển nuôi biển của Đảng và Nhà nước, UBND thành phố Hải Phòng còn ban hành
    một số chính sách và chỉ đạo các đơn vị, địa phươnghuyện đảo Cát Bà phát triển
    mạnh nghề nuôi thủy sản trên biển, tập trung vào nuôi cá lồng bè nhằm đấy mạnh nghề
    nuôi thủy sản biển thành nghề sản xuất hàng hóa. Đến nay, sau 9 năm (2001-2009)
    -2-
    thực hiện, phát triển nghề nuôi cá lồng bè tại vịnhCát Bà đã mang lại kết quả đáng kể
    như: đã tạo ra nguồn thực phẩm ổn định từ 3.200-3.500 tấn cá thương phẩm/năm, giải
    quyết việc làm cho 2.000-2.500 lao động có thu nhậpcao, góp phần làm cho nền kinh
    tế - xã hội của đảo Cát Bà ngày càng phát triển [13].
    Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả mà nghề nuôi cá lồng bè ở vịnh Cát Bà đã
    mang lại, thì nghề nuôi cá lồng bè ở đây hiện nay cũng còn có những tồn tại và khó
    khăn như: việc phát triển nuôi cá lồng bè còn mang tính tự phát, người nuôi thiếu hiểu
    biết về kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và dịch vụ phát triển nghề nuôi cá lồng bè còn nhiều
    hạn chế, vì vậy đã gây tác động làm ô nhiễm môi trường, bệnh dịch phát sinh, hiệu quả
    kinh tế - xã hội mang lại không ổn định, phát triểnthiếu bền vững.
    Vì vậy, để phát huy được tiềm năng và lợi thế phát triển nuôi cá lồng bè tại vịnh
    Cát Bà; giải quyết những tồn tại và khó khăn trên và đảm bảo việc phát triển nghề nuôi
    cá lồng bè ở đây mang lại hiệu quả kinh tế cao, ổn định và bền vững, thì việc đánh giá
    hiện trạng nghề nuôi cá lồng bè ở vịnh Cát Bà để xác định những thuận lợi và khó
    khăn trong nghề cá lồng bè ở vịnh Cát Bà; từ đó đề xuất các giải pháp phát triển nuôi
    cá lồng bè tại vịnh Cát Bà thành phố Hải Phòng theohướng hiệu quả và bền vững
    trong tương lai là rất cần thiết.
    Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên nên tôi chọn đề tài:“Đánh giá hiện trạng và đề
    xuất giải pháp phát triển nuôi cá lồng bè tại vịnh Cát Bà thành phố Hải Phòng”, đây
    là đề tài có ý nghĩa thực tiễn cao, kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho việc xây
    dựng quy hoạch và góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững
    nghề nuôi cá lồng bè tại vịnh Cát Bà.
    1.2. Mục tiêu của đề tài
    1.2.1. Mục tiêu chung:
    Sử dụng hiệu quả tiềm năng và lợi thế nuôi cá lồng bè tại vịnh Cát Bà thành phố
    Hải Phòng theo hướng hiệu quả và bền vững. Tạo việclàm ổn định và nâng cao thu
    nhập cho người lao động, góp phần tích cực vào đảm bảo an ninh thực phẩm, đẩy
    mạnh phát triển kinh tế biển của địa phương.
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
    - Đánh giá được hiện trạng nghề nuôi cá lồng bè tạivịnh Cát Bà thành phố Hải
    Phòng.
    - Xác định được những thuận lợi và khó khăn; cơ hộivà thách thức đối với việc
    phát triển nuôi cá lồng bè tại vịnh Cát Bà, thành phố Hải Phòng.
    - Đề xuất một số giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên vịnh Cát Bà theo hướng
    hiệu quả và bền vững.
    -3-
    PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    2.1. Tình hình nghiên cứu và phát triển nuôi cá lồng biển trên thế giới
    2.1.1. Vai trò của nuôi cá biển trên thế giới
    Nuôi cá biển là một ngành mới, nhưng đã có tốc độ phát triển nhanh chóng, tạo
    ra hàng tỷ USD, góp phần giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động và góp phần
    đảm bảo chất lượng thực phẩm cho nhân loại. Theo thống kê của FAO, sản lượng cá
    biển nuôi năm 2002 của khu vực Châu Á Thái Bình dương khoảng 1 triệu tấn, giá trị
    đạt 3,2 tỷ USD, tăng 240% so với năm 1990 và chiếm 95% sản lượng nuôi cá biển trên
    thế giới [23].
    Từ những năm cuối thế kỷ trước, nhiều nước có biển đã khẳng định rõ vai trò
    quan trọng của biển nói chung và nuôi cá biển nói riêng. Cá biển là loại thực phẩm có
    giá trị dinh dưỡng cao, nhu cầu sử dụng cá biển ngày càng tăng, trong khi đó sản
    lượng khai thác từ tự nhiên có hạn, do đó việc pháttriển nuôi cá biển là biện phát tất
    yếu đáp ứng nhu cầu của xã hội. Xác định được ý nghĩa chiến lược lâu dài của nuôi cá
    biển, nhiều nước như Trung Quốc, Nauy, Nhật Bản coi nuôi cá biển là một trong
    những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
    2.1.2. Nuôi cá biển ở một số nước trên thế giới
    Tại Trung Quốc bắt đầu nuôi thử nghiệm một vài lồngcác loài cá song và cá
    hồng tại vùng biển Quảng Đông vào năm 1979. Sau đó nuôi cá biển tăng lên khoảng
    960.000 lồng phân bố chủ yếu ở Sơn Đông, Trung Quốc. Sản lượng cá biển ở Trung
    Quốc tăng lên nhanh chóng: năm 1990 sản lượng là 101.000 tấn đến năm 2005 sản
    lượng là 660.000 tấn. Hệ thống lồng nuôi thông dụng(chiếm 98%) là lồng gỗ nổi lên
    mặt nước có kích thức 3x3x3m. Sau đó những năm gần đây có các loại lồng bằng phao
    kích thước 6x6x6m và kiểu lồng hình trụ có chu vi 60-100m, sâu 8-12m, kiểu lồng đại
    dương chịu sóng dùng cho nuôi đại dương và nuôi vùng biển hở.
    Nauy là cường quốc về nuôi cá biển trong hai thập kỷ qua, là nước xuất khẩu cá
    biển nuôi số 1 thế giới. Từ đầu thập kỷ 80, Nauy đãxác định nuôi cá biển là mũi nhọn
    kinh tế của đất nước, trong đó cá hồi là đối tượng nuôi chủ đạo. Sau hơn 20 năm
    nghiên cứu và phát triển, Nauy đã đạt đến đỉnh cao của nuôi cá biển, sản lượng và giá
    trị liên tục tăng. Năm 1985 sản lượng nuôi đạt 40.000 tấn, giá trị đạt 53 triệu USD; đến
    năm 2000 sản lượng nuôi đạt 420.000 tấn đạt giá trị1.350 triệu USD. Sản phẩm cá hồi
    của Nauy rất đa dạng với 7 chủng loại từ 1kg/con đến trên 7kg/con, chu kỳ nuôi rất
    khác nhau từ 2-6 tháng. Hệ số chuyển đổi thức ăn tinh giảm xuống còn 1,15. Cá hồi
    được nuôi trong hình tròn là chủ yếu, ngoài ra còn nuôi trong hình chữ nhật. Điều đáng
    -4-
    chú ý là mặc dù nuôi cá ở quy mô công nghiệp tập trung ở mật độ cao nhưng về cơ bản
    không gây ô nhiễm môi trường biển và thành công củacông nghệ Vacxin 20 năm nuôi
    liên tục cá hồi Nauy vẫn chưa bị dịch bệnh gây tổn hại lớn. Thị trường tiêu thu cá hồi
    Nauy rất rộng lớn: EU, Nhật Bản, Mỹ, Đông Âu, TrungQuốc, Đài Loan và một số
    nước Đông Nam Á. Việc cá hồi Đại Tây Dương của Nauychiếm lĩnh thị trường Nhật
    Bản và mới đây là thì trường Trung Quốc được coi làthành tích lớn trong lĩnh vực
    thương mại cá biển. Công nghệ lồng nuôi cá Nauy rấtphát triển, các loại lồng nổi
    được trang thiết bị bằng hệ thống phao chịu lực và kiểu lồng đại dương chịu sóng
    mạnh và dung tích lớn.
    Nhật Bản là nước thứ 3 thế giới về mặt sản lượng cábiển nuôi, nhưng đứng đầu
    trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, năng suất, hiệu quả và giá trị sản xuất. Nhật Bản là
    nước đưa ra mô hình về nuôi cá biển trong lồng ngaytừ rất sớm (đầu thập kỷ 70), nuôi
    cá ngừ vây vàng, cá ngừ vây xanh theo chu kỳ kín vàlồng nuôi được đặt ngay tại dòng
    hải lưu ấm của Thái Bình Dương. Sản lượng năm 2000 của Nhật Bản đạt 245.566 tấn,
    đến năm 2003 đạt 264.858 tấn. Nhìn chung sản lượng nuôi cá lồng không tăng nhiều
    nhưng nuôi nhiều loại quý hiếm như cá cam, cá chìnhNhật Bản. Tuy nhiên do nhu cầu
    trong nước cao nên hàng năm Nhật Bản nhập rất nhiềucác sản phẩm từ cá biển [23].
    Đài Loan có nghề phát triển nuôi cá biển từ rất sớmvà có nhiều đóng góp quan
    trong cho sự tiến bộ của nghề nuôi cá biển thế giới. Hiện nay tại Đài Loan đang nuôi
    khoảng 20 loài cá biển và hầu hết được sinh sản nhân tạo thanh công. Đài Loan có
    trình độ cao về khoa học công nghệ nuôi cá biển đặcbiệt là công nghệ sinh sản nhân
    tạo. Từ đầu những năm 90, Đài Loan còn xuất khẩu cágiống đi hầu hết các nước Châu
    Á. Vào năm 2001 nuôi hải sản bằng lồng bè ở Đài Loan xếp vào thứ 17 trên thế giới,
    giá trị sản phẩm đạt 19,3 triêu USD
    Ở khu vực Châu Âu, năm 1970, nước Pháp đã thành công trong việc nghiên cứu
    sản xuất cá tráp Châu Âu, cuối năm 1980 Italia thành công trong việc cho sinh sản
    nhân tạo cá mú Địa Trung Hải [23].
    Ở khu vực Địa Trung Hải, Hy Lạp là nước đứng đầu vềcông nghệ nuôi cá biển
    phát triển nhờ tiếp cận kỹ thuật sản xuất giống củaPháp, Italia, Anh, Nauy, Nhật Bản.
    Chỉ sau một thời gian ngắn, họ đã thành công trong khâu cho sinh sản nhân tạo, sản
    xuất được cá giống chất lượng cao, công nghệ nuôi được phát triển nhanh chóng. Sản
    lượng cá biển nuôi năm 2000 của Hy Lạp đạt 79.000 tấn, giá trị 491 triệu USD. Nghề
    nuôi cá biển của Hy Lạp phát triển ổn định và vững chắc do luôn cải tiến về công nghệ
    nuôi, quản lý và tăng cường tiếp thị thị trường.
    Các nước Đông Nam Á nghề nuôi cá biển chưa phát triển như các khu vực
    khác. Thập niên 90 của thế kỷ trước, Thái Lan đi đầu trong lĩnh vực nuôi cá biển nhờ

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu trong nước
    1. Bộ Thủy sản, 2006. Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện chương trình phát triển
    nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2000-2005 và biện pháp thực hiện đến năm 2010 của
    ngành thủy sản, Hà Nội.
    2. Bộ Thủy sản, 2006. Các xu hướng chính phát triển nuôi cá biển, Hà Nội.
    http://www.mofi.gov.vn
    3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009. Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng
    cho Việt Nam, Hà Nội.
    4. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009. Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc giá về Môi trường,
    Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biểnven bờ, trang 55- 60, Hà
    Nội.
    5. Đào Mạnh Sơn và ctv, 1998. Đặc điểm sinh học, nuôi và sản xuất cá song ở miền
    Bắc Việt Nam. Tuyển tập các công trình nghề cá tập 1. Nhà xuất bản Nông nghiệp
    Hà Nội. Trang 96-125.
    6. Đỗ Văn Minh, 2003. Giáo trình kỹ thuật nuôi một số loài cá biển, Viện Nghiên
    cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I, Hà Nội. Tr. 2-19.
    7. Nguyễn Quang Huy và ctv, 2003.“Phát triển kỹ thuật sản xuất giống cá giò”, Hội
    thảo toàn về nuôi trồng thủy sản, tháng 11/2003, Bắc Ninh, tr 269-274.
    8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng, 2008. Thực trạng phát triển
    nuôi thủy sản Hải Phòng giai đoạn 2002-2007 và phương hướng phát triển đến
    2010-2020, Hải Phòng.
    9. Mai Công Khuê, 2003. Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh
    học và nuôi thương phẩm cá Đù đỏ (Sciaenops ocellatus).
    10. Trần Hồng Lam và ctv, 2006. Đánh giá biến động của mực nước biển, lượng mưa
    và nhiệt độ không khí tại vùng ven bờ biển phía bắcViệt Nam, Báo cáo tuyển tập
    Hội thảo khoa học, công nghệ và kinh tế biển phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá
    hiện đại hoá đất nước, Hội Khoa học Kỹ thuật biển Việt Nam, trang 68-74.
    11. Trung tâm Quốc gia quan trắc cảnh báo môi trường biển, 6/2010. Báo cáo kết quả
    phân tích môi trường và đánh giá tác động môi trường ảnh hưởng đến phát triển
    nuôi biển và ven biển thành phố Hải Phòng, Hải Phòng.
    12. UBND huyện Cát Hải, 2005. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện
    Cát Hải đến năm 2020, Hải Phòng.
    13. UBND huyện Cát Hải, 2009. Báo cáo đánh giá thực trạng phát triển nuôi cá lồng
    bè trên vịnh Cát Bà, Hải Phòng.
    14. UBND thành phố Hải Phòng, 2007. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
    thành phố Hải Phòng đến năm 2020, Hải Phòng.
    -48-
    15. Viện nghiên cứu NTTS 1, 2005. Báo cáo đề tài KC 06.13.NN: “Nghiên cứu công
    nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số loàicá song (Epinephelus spp)
    phục vụ xuất khẩu”, Bắc Ninh.
    16. Viện nghiên cứu NTTS 1, 2007. Một số bệnh cá biển thường gặp ở Việt Nam, Bắc
    Ninh.
    17. Viện Tài nguyên và Môi trường biển, 2009. Báo cáo đánh giá sức tải môi trường
    đảo Cát Bà và đề xuất giải pháp phát triển bền vững, Hải Phòng.
    Tài liệu nước ngoài
    18. APEC/SEAFDEC, 2001. Husbandry and heath menagement of grouper. APEC
    Singapore and SEAFDEC, Iloilo, Philippines.94p.
    19. APHA - AWWA - WPCF, 1995. Standard Methods for the Examination of Water
    and Waste water, 19
    th
    ed. Washington, DC 20005.
    20. ASEAN-Canada Cooperative Programme on Marine Science, 1996. ASEAN
    Marine Environmental Management: Quality Criteria and Monitoring for Aquatic
    Life and Human Health Protection. Penang, Malaysia,June 24 - 28, 1996.
    21. Gaudiosa Almazan-Gonzales, 1995. Pond limnology andwater quality parameters.
    Aquaculture Department Southeast Fisheries Development Center Training and
    Information Division Techno-Transfer Section Tigbauan, Iloilo, Philippines.
    22. FAO, 1974. Eastern Indian ocean fishing area 57 andwestern central pacific
    fishing area 71, Food and Agiculture Organization of the United Nation, Rome,
    Volumel I.
    23. FAO, 2004. Fishery statistics aquaculture production, Fisheries Department.
    24. Rimmer, M.A., 2004. An overview of Marine finfish Aquaculture in the Asia-PacificRegion. Abstracts, 7th Asian Fisheries Forum 04. 30 Nov-04 Dec. 2004.
    Penang, Malaysia. p 243.
    25. Spotte S.H, 1970. Fish and invertebrate culture, Water management in close
    system, Wiley inter science, New York, London–Sydney–Toronto.p 90-91.
    26. Su H.M., Su M.S., I.C.Liao, 1997. Preliminary results of providing various
    combinations of live food to grouper (Epinephelus coioides) larvae.
    Hydrobiologita 358: 301-304.
    27. Tuan, L.A.,NT. Nho and J.Hambrey.2000. Status of cage mariculture in Vietnam
    In Cage Aquaculture in Asia: Proceedings of the first Intẻnational Symposium on
    Cage Aquaculture in Asia (ed.IC.Liao and C.K.Lin; pp 111-123. Asian Fisheries
    Society, Manila, and World Aquaculture SoCiety- Southeast Asian
    Chapter,Bangkok.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...