Luận Văn Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt quận Tân

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I
    MỞ ĐẦU
    I.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI

    Ngày nay khi xã hội càng tiến bộ, công nghiệp hoá hiện đại hoá ngày càng phát triển đời sống con người ngày càng được nâng cao thì các nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của con người cũng gia tăng kéo theo lượng rác thải nói chung và lượng rác thải sinh hoạt nói riêng ngày càng nhiều và vượt khỏi tầm kiểm soát của con người.
    Rác là sản phẩm tất yếu của cuộc sống, càng ngày con người càng tạo ra nhiều rác hơn với các thành phần cũng phức tạp hơn. Theo số liệu thống kê, một số quốc gia trên thế giới đã trở thành những bãi rác khổng lồ và với Việt Nam vấn đề rác đô thị cũng đang là vấn đề cấp bách cần được quan tâm. Theo Báo cáo Diễn biến môi trường Việt Nam năm 2006 của World Bank mỗi năm Việt Nam có khoảng 15 triệu tấn chất thải trong cả nước. Các khu đô thị chiếm khoảng 24% dân số cả nước nhưng lại chiếm hơn 50% lượng chất thải, ước tính những năm tới sẽ lên tới 60%.
    Thành phố HCM tập chung dân số 6.117.251 hiện đang phát thải mỗi ngày khoảng 6000 – 6.500 tấn. Lượng rác khổng lồ này chưa được quản lý một cách chặt chẽ, một phần được công ty môi trường đô thị xử lý, một phần được đổ xuống kênh rạch, những khu đất trống gây ra ô nhiễm môi trường xung quanh, thoái hoá nguồn nước ngầm và ảnh hưởng tới vẻ mỹ quan của thành phố.
    Ngoài ra công tác quản lý còn nhiều bất cập, năng lực thu gom còn thấp, rác thải chưa phân loại tại nguồn được thu gom lẫn lộn với chất thải rắn công nghiệp và chuyển đến bãi chôn lấp . Công việc thu nhặt và phân loại phế thải có thể tái chế hoàn toàn do những người nghèo sinh sống bằng nghề bới rác thực hiện.
    Hơn nữa Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, mở rộng hơn nữa mối quan hệ hợp tác quốc tế, phát triển du lịch thì việc tạo dựng cảnh quan môi trường và đô thị trong lành, xanh sạch đẹp là yêu cầu cần thiết nhằm thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế. Trước tình hình đó cần có chiến lược cụ thể nâng cao hiệu quả quản lý, cải tiến công thu gom, tái chế, xử lý góp phần giảm thiểu chất thải, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, nâng cao hiệu quả kinh tế và cải tạo môi trường.
    Từ nhận định trên đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt quận Tân Phú “ mong muốn góp một phần vào giải quyết các vấn đề khó khăn hiện nay trong công tác thu gom rác thải sinh hoạt của quận Tân Phú nói riêng và của thành phố HCM nói chung, đồng thời góp phần vào sự phát triển bền vững của thành phố.

    I.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
    Đề tài “ Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt quận Tân Phú
    - Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt quận Tân Phú.
    - Đề xuất giải pháp nhằm tăng hiệu quả quản lý chất thải sinh hoạt quận Tân Phú.

    I.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    - Tổng quan về chất thải rắn đô thị và các vấn đề có liên quan
    - Tổng quan về quận Tân Phú và hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt quận
    - Dự đoán lượng rác thải quận Tân Phú tới năm 2015 và những vấn đề còn tồn tại trong công tác thu gom
    - Đề xuất phương án phân loại rác tại nguồn, phương pháp nâng cao ý thức cộng đồng, những phương phương pháp thu gom rác thải hiệu quả.
    - Kết luận và kiến nghị.

    I.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    I.4.1. Phương pháp luận
    Cùng với tốc độ phát triển kinh tế, tốc độ gia tăng dân số diễn ra đó là tiền đề cho nguồn phát sinh CTRSH ngày càng tăng cả về số lượng lẫn thành phần. CTRSH đã và đang xâm nhập vào vào hệ thống sinh thái, môi trường gây tiêu cực đến vẻ mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường và sức khoẻ con người.
    Như chúng ta đã biết hoạt động của con người bất kỳ ở nơi đâu: tại gia đình, nhà hàng, công sở, trên đường phố hay tại các nơi công cộng họ đều thải ra một lượng rác sinh hoạt đáng kể, trong đó rác thực phẩm chiếm thành phần lớn và dễ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới cuộc sống của chính chúng ta.
    Với thành phần, khối lượng lớn, chất thải rắn sinh ra chưa được thu gom và xử lý triệt để. Tại các bãi rác nước rò rỉ và khí thải là mối đe doạ cho nguồn nước mặt, nước ngầm và bầu không khí của môi trường xung quanh. Với số lượng thành phần dân nhập cư lớn, họ có ý thức chưa cao về vấn đề bảo vệ môi trường ngoài ra sự quản lý của chính quyền địa phương còn chưa được chặt chẽ. Do vậy chất thải rắn sinh hoạt là vấn đề bức thiết và cần được quan tâm hàng đầu bởi cộng đồng dân cư, các nhà quản lý đô thị cũng như các cấp lãnh đạo của mọi cấp. Do vậy lượng chất thải rắn nếu không được quản lý một cách triệt để sẽ dẫn tới hàng loạt các hậu quả không thể lường trước được.
    I.4.2. Phương pháp cụ thể
    - Điều tra khảo sát, tham quan thực tế, lấy số liệu.
    - Sử dụng phần mềm Word, excel để hỗ trợ cho đề tài.
    - Phân tích tổng hợp : từ các số liệu điều tra tìm những giải pháp thích hợp cho công tác quản lý, thu gom rác thải sinh hoạt.
    - Trao đổi ý kiến với các chuyên gia môi trường.

    I.5 . ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    - Các hộ dân cư sống trong khu vực Tân Phú.
    - Khảo sát tại các gia đình (số người trong gia đình, độ tuổi, mức sống, lượng rác thải ra một ngày, các hình thức thu gom, phân loại rác tại nhà, thành phần tính chất rác thải, ý thức người dân).
    - Nghiên cứu các chính sách pháp luật hiện hữu, hệ thống quản lý rác thải sinh hoạt quận Tân Phú.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...