Luận Văn Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện g

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    303088058"MỤC LỤC i
    303088059"DANH MỤC BẢNG vi
    303088060"DANH MỤC HÌNH viii
    303088061"PHẦN MỞ ĐẦU 1
    303088062"1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1
    303088063"2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 2
    303088064"3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4
    303088065"4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
    303088066"5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
    303088067"6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
    303088068"CHƯƠNG I: 303088069"TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN GIỒNG TRÔM TỈNH BẾN TRE. 7
    303088070"1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 7
    303088071"1.1.1 Vị trí địa lý. 7
    303088072"1.1.2 Đặc điểm địa hình. 8
    303088073"1.1.3 Đặc điểm thổ nhưỡng. 8
    303088074"1.1.4 Đặc điểm khí hậu. 9
    303088079"1.1.5. Đặc điểm thủy văn nguồn nước. 10
    303088082"1.1.6. Đặc điểm tài nguyên sinh vật 12
    303088083"1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI. 12
    303088084"1.2.1 Dân số - dân cư. 12
    303088085"1.2.2 Giáo dục, văn hóa và y tế. 14
    303088086"1.2.3 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 16
    303088092"1.2.4 Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và định hướng đến năm 2020. 23
    303088098"CHƯƠNG II: 303088099"TÌNH HÌNH KHAI THÁC NGUỒN NƯỚC VÀ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG TRÔM . 32
    303088100"2.1 Tình hình sử dụng nguồn nước mặt sông Ba Lai tỉnh Bến Tre. 32
    303088101"2.1.1 Cấp nước cho sinh hoạt 32
    303088102"2.1.2 Cấp nước cho hoạt động sản xuất công nghiệp và làng nghề. 33
    303088103"2.1.3 Cấp nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi 33
    303088104"2.1.4 Cấp nước phục vụ nuôi trồng thủy sản. 34
    303088105"2.2 Diễn biến chất lượng nước trên sông, kênh, rạch trên địa bàn Huyện. 34
    303088106"2.2.1 Tình hình chất lượng nguồn nước mặt trên nhánh sông Ba Lai 34
    303088107"2.2.1.1 Diễn biến chất lượng nước mặt trên sông Ba Lai 35
    303088108"2.2.1.2 Diễn biến chất lượng nước kênh, rạch trên địa bàn Huyện. 40
    303088109"2.2.2 Nhận xét chung. 46
    303088110"CHƯƠNG III: 303088111"CÁC NGUYÊN NHÂN CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT VÀ DỰ BÁO TÌNH HÌNH XẢ THẢI ĐẾN NĂM 2020 VÀO SÔNG BA LAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG TRÔM 48
    303088112"3.1 Các nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước mặt 48
    303088113"3.1.1 Các nguyên nhân tự nhiên. 48
    303088114"3.1.2 Các nguyên nhân nhân tạo. 50
    303088115"3.1.2.1 Ô nhiễm nguồn nước do sinh hoạt 50
    303088116"3.1.2.2 Ô nhiễm do hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. 52
    303088117"3.1.2.3 Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp và chăn nuôi 53
    303088118"3.1.2.4 Ô nhiễm do hoạt động nuôi trồng thủy sản. 55
    303088119"3.1.2.5 Ô nhiễm do hoạt động xây dựng và giao thông thủy. 55
    303088120"3.2 Hiện trạng xả thải nước thải vào sông Ba Lai trên địa bàn Huyện. 56
    303088121"3.2.1 Hiện trạng xả thải nước thải sinh hoạt ở các cụm dân cư. 57
    303088122"3.2.2 Hiện trạng xả thải ở các cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề. 60
    303088123"3.2.3 Hiện trạng xả thải nước thải ở các cơ sở chăn nuôi, trồng trọt 63
    303088124"3.3 Dự báo lượng xả thải nước thải vào sông Ba Lai trên địa bàn huyện đến năm 2020 67
    303088125"3.3.1 Dự báo tải lượng xả thải ở cụm dân cư trên địa bàn huyện. 67
    303088126"3.3.2 Dự báo tải lượng xả thải của các cơ sở chăn nuôi và trồng trọt 69
    303088127"3.3.3 Dự báo tải lượng xả thải ở cụm công nghiệp. 72
    303088128"3.4 Tác động đến môi trường do nước thải 74
    303088129"CHƯƠNG IV: 303088130"ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG TRÔM . 75
    303088131"4.1 Đề xuất các biện pháp quản lý và bảo vệ nguồn nước mặt 75
    303088132"4.1.1 Biện pháp xây dựng cơ sở dữ liệu để bảo vệ môi trường nước trên địa bàn huyện Giồng Trôm 75
    303088133"4.1.2 Giải pháp về nguồn lực con người, tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường 76
    303088134"4.1.3 Các biện pháp chung để hạn chế xâm nhập mặn. 77
    303088135"4.1.4 Các biện pháp kỹ thuật. 78
    303088136"4.1.4.1 Tăng cường công tác quan trắc chất lượng môi trường nước. 78
    303088137"4.1.4.2 Tăng cường khảo sát nguồn thải ở thượng lưu sông. 79
    303088138"4.2 Xây dựng quy định xả thải nước thải 79
    303088139"4.2.1 Quy định xả thải nước thải vào nguồn tiếp nhận. 79
    303088140"4.2.2 Biện pháp pháp lý. 80
    303088141"4.2.3 Biện pháp kinh tế. 81
    303088142"4.3 Các biện pháp hỗ trợ khác. 82
    303088143"4.3.1 Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường. 82
    303088144"4.3.2 Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý môi trường huyện Giồng Trôm 84
    303088145"CHƯƠNG V: 303088146"KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ. 86
    303088147"5.1 KẾT LUẬN 86
    303088148"5.2 KIẾN NGHỊ. 87
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC


    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Bến Tre là một trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Tây Nam, nằm ở hạ lưu Sông Cửu Long, được bồi đắp do phù sa của 4 nhánh sông là: sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên giáp với nhiều tỉnh thành như: Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh. Địa hình của Bến Tre bằng phẳng, rải rác những giồng cát xen kẽ với ruộng vườn, không có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng chồi và những dãi rừng ngập mặn ở ven biển và các cửa sông. Nhìn từ trên cao xuống, Bến Tre có hình rẻ quạt, đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, các nhánh sông lớn như hình nan quạt xòe rộng ở phía Đông.
    Bốn con sông, gồm sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên đã giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hoá của nhân dân trong tỉnh. Cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và cho nông nghiệp, những thức ăn giàu đạm như tôm, cá, cua, ốc, góp phần làm tươi đẹp cảnh quan, điều hoà khí hậu của một vùng đất cù lao sông nước. Các con sông có một vị trí quan trọng trong hệ thống giao thông thủy, không chỉ của tỉnh mà cả miền đồng bằng rộng lớn. Từ môi trường thuận lợi này, việc giao lưu văn hoá cũng phát triển mạnh mẽ với các vùng xung quanh. Trong vài năm gần đây với chính sách thu hút đầu tư phát triển, nền kinh tế của tỉnh đã có những thay đổi lớn trong cơ cấu kinh tế, thu nhập GDP của tỉnh tăng lên, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa ở Bến Tre tăng nhanh. Trên địa bàn tỉnh có nhiều khu công nghiệp mọc lên, phần lớn là các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tập trung ở gần các nhánh sông như: sông Hàm Luông, sông Ba Lai, sông Cổ Chiên, Tốc độ tăng trưởng nhanh,tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng chung nền kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các khu công nghiệp mới đang được xây dựng, hoạt động thương mại ở Bến Tre ngày càng phát triển. Tất cả các yếu tố trên dẫn tới khối lượng chất thải, nước thải đưa vào môi trường tỉnh ngày càng nhiều, vấn đề ô nhiễm môi trường liên quan đến khí thải, chất thải rắn và đặc biệt là môi trường nước mặt sông, kênh rạch và nhánh sông Ba Lai cũng chung tình trạng ô nhiễm trên.
    Trước vấn đề về tài nguyên môi trường cấp bách trên, để bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên tỉnh Bến Tre, nhất là môi trường nước mặt ngày càng ô nhiễm trầm trọng cần phải thực hiện đồng thời các chương trình bảo vệ môi trường. Vì vậy đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện giồng Trôm tỉnh Bến Tre đến năm 2020” là điều cần thiết và mang tính thực tiễn nhằm kiểm soát, quản lý và bảo vệ môi trường, đảm bảo nhu cầu sử dụng nước của người dân và cho cả sự phát triển đầu tư trong thời gian tới.
    2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
    Trên thế giới hiện nay, tài nguyên nước được coi là nguồn tài nguyên chiến lược và việc quản lý, sử dụng bền vững lưu vực sông được ưu tiên hàng đầu, là một trong những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của con người cũng như mọi cơ thể sinh vật, nếu không có nước thì không thể tồn tại sự sống. Cùng với việc gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội, gia tăng nhu cầu sử dụng nước đồng thời cũng làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước.
    Nhiều dòng sông lớn trên thế giới đã bị ô nhiễm trầm trọng : sông Hằng ở Ấn Độ, sông Nile ở Châu Phi, sông Hoàng Hà ở Trung Quốc, và những ô nhiễm này do quá phát triển kinh tế - xã hội gây ra, từ lý do trên mà các nước nỗ lực nghiên cứu giải quyết vấn đề ô nhiễm theo điều kiện thực tế của từng khu vực. Các nhà khoa học các nước đều hướng đến phát triển bền vững, quy hoạch luôn liên kết chặt chẽ với con người, môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Rất nhiều các giải pháp được nghiên cứu áp dụng trong đó giải pháp quản lý luôn gắn bó với giải pháp kỹ thuật và công nghệ thích hợp : áp dụng công nghệ xử lý nước thải tiên tiến để đạt nồng độ giới hạn cho phép trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Xử lý nước thải từ nguồn, ứng dụng khả năng tự làm sạch của nguồn nước v.v
    Với ý nghĩa thực tế trên, ở Việt Nam tại nhiều tỉnh thành trong cả nước đã và đang tiến hành các dự án liên quan đến điều kiện xả thải vào các nguồn tiếp nhận chính, với đặc trưng của điạ phương nhằm áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam có hiệu quả thiết thực:


    Dự án ‘‘Xây dựng những quy chuẩn xả thải nước vào nguồn tiếp nhận chính của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu’’ được thực hiện bởi: Viện nước và công nghệ môi trường Thành Phố Hồ Chí Minh (Weti) năm 2005. Nội dung cơ bản là xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn trong điều kiện cụ thể của tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu trên cơ sở đó hình thành các quy định xả thải thích hợp, khi áp dụng TCVN 5945:2005 – nước thải công nghiệp.
    Dự án ‘‘Điều tra, thống kê các nguồn nước thải xả ra sông/suối, đánh giá mức độ ô nhiễm, dự báo và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường trên rạch Tây Ninh và sông Vàm Cỏ Đông’’ do Viện Môi Trường và Tài Nguyên thực hiện.
    Dự án ‘‘Đánh giá chất lượng nước sông Tiền, sông Hậu ở một số vùng dân cư của tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long’’ do Thịnh Thị Hương, Trần Bích Ngọc, Trần Bảo Thanh và cộng sự thực hiện năm 2006, với mục đích mô tả và đánh giá chất lượng nước của các chỉ tiêu hóa lý và vi sinh nước sông Tiền, sông Hậu ở tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long và Cần Thơ.
    Đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của các sông chính trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” do Lâm Thị Thu Oanh thực hiện năm 2008 với mục đích đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, xả thải vào các nguồn tiếp nhận chính và phân vùng chất lượng nước trên địa bàn tỉnh Trà Vinh phục vụ công tác quản lý và bảo vệ môi trường của tỉnh.
    Đề tài “Điều tra đánh giá phân vùng xả thải nước thải vào nguồn tiếp nhận trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp” do Lê Thị Thủy Triều thực hiện năm 2011, với mục đích qui hoạch về việc xả thải vào các nguồn tiếp nhận trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp nhằm phục vụ công tác quản lý và bảo vệ môi trường .



    3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Thông qua các kết quả điều tra, khảo sát trên thực tế, đánh giá hiện trạng xả thải và tải lượng ô nhiễm nguồn nước sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm. Với mục tiêu bảo vệ nguồn nước mặt “lòng - hồ - sông Ba Lai” tránh ô nhiễm từ các nguồn xả thải trên địa bàn huyện Giồng Trôm đến năm 2020.
    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU


    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là điều tra, đánh giá xả thải của tất cả các nguồn thải vào sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm thuộc tỉnh Bến Tre.
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn bởi 4 xã nằm dọc bên nhánh sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm thuộc tỉnh Bến Tre gồm các xã: Phong Nẫm, Phong Mỹ, Châu Hòa, Châu Bình. Do 4 xã trên nằm dọc bên sông Ba Lai sử dụng nguồn nước mặt từ sông Ba Lai và cũng chính là nguồn tiếp nhận xả thải.
    Thời gian thực hiện : 31/05 – 07/09/2011
    5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


    Thu thập thông tin số liệu về điều kiện kinh tế - xã hội, khí tượng thủy văn các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch ngành trên địa bàn huyện Giồng Trôm.
    Hiện trạng xả thải nước thải và các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt trên địa bàn huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre.
    Đánh giá tình hình xả thải nước thải ở các cơ sở sản xuất, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, khu đô thị và cụm dân cư trên địa bàn huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre.
    Dự báo, đề xuất các biện pháp quản lý và bảo vệ nguồn nước mặt trên địa bàn huyện Giồng Trôm đến năm 2020.


    6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


    Phương pháp thu thập thông tin, tổng hợp tài liệu: thu thập các thông tin tư liệu liên quan đến nội dung của dự án: điều kiện tự nhiên, KT-XH, hiện trạng chất lượng môi trường, hoạt động bảo vệ môi trường, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, các nguồn tiếp nhận, .
    Phương pháp kế thừa: kế thừa chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã có về hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt, các nguồn thải vào môi trường nước mặt; hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh, các số liệu thủy văn dòng chảy, các loại bản đồ có liên quan,
    Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: khảo sát thực tế đánh giá hiện trạng các nguồn thải, hoạt động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, xác định các vị trí lấy mẫu,
    Phương pháp thống kê, xử lý số liệu, thông tin: sử dụng để phân tích và xử lý một cách hệ thống các nguồn số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, cũng như các nguồn số liệu phục vụ cho công tác phân vùng xả thải nước thải.
    Phương pháp lấy mẫu, phân tích chất lượng nước mặt và nước thải: thu mẫu nước (tại mỗi điểm các mẫu nước được thu riêng và bảo quản riêng cho các mục đích: phân tích các kim loại nặng, phân tích vi sinh, phân tích các chất ô nhiễm khác), phân tích tại hiện trường, phân tích trong phòng thí nghiệm.
    Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm (WHO): sử dụng để ước tính nhanh tải lượng, lưu lượng và đánh giá nồng độ của các chất gây ô nhiễm từ các hoạt động khác nhau, phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng chất lượng nước.
    Phương pháp so sánh quy chuẩn với môi trường Việt Nam: sử dụng QCVN 24: 2009/BTNMT và các QCVN 11, 12, 13: 2008/BTNMT để đánh giá mức độ tác động môi trường trên cơ sở so sánh với các mức giới hạn quy định trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam ban hành áp dụng (so sánh với ngưỡng chịu tải về các tính chất vật lý, hóa học và sinh học của môi trường).
    Phương pháp đánh giá lưu lượng, tải lượng ô nhiễm từ nước thải: dựa theo số liệu dân cư, quy hoạch phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và hệ số phát thải nước thải của dân cư, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản để đánh giá lưu lượng và tải lượng ô nhiễm do nước thải của các nguồn thải này ở hiện tại và dự báo đến năm 2020.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...