Thạc Sĩ Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Tư Nghĩa-tỉnh Quả

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

    Huyện tư nghĩa với dân số 180.980 người với 16 xã và 2 thị trấn(La Hà, Sông vệ). Mỗi ngày trên địa bàn Huyện phát sinh khoảng 110/tấn/ngày(trong đó 65tấn/ngày chất thải sinh hoạt) cần thu gom và trung chuyển đến điểm xử lý theo quy định.

    Để quản lý khối lượng chất thải lớn trên với mức tăng 10 – 15% năm, Huyện đã hình thành (có tổ chức và tự phát) hệ thống quản lý chất thải rắn với sự tham gia của một Công ty Môi Trường& Đô Thị Quảng Ngãi và nhiều tổ dân lập cùng với hàng trăm cơ sỡ tái chế tư nhân và 86 người (hoạt động trong hệ thống thu gom, vận chuyển).

    Tuy nhiên cho đến nay thời gian hình thành chưa lâu và mỗi năm tiêu tốn khoảng 25 tỉ đồng cho việc Đầu tư thiết bị , Xây dựng bãi chôn lấp và các cơ sỡ hạ tầng khác vì vậy công tác quản lý chất thải rắn vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề và vẫn phải giải quyết theo kiểu tình thế là:

    Khó khăn trong việc quản lý hệ thống thu gom rác dân lập
    Chưa thực hiện được việc thu phí quản lý chất thải rắn
    Chưa thực hiện được chương trình phân loại tại nguồn
    Chưa quy hoạch và thiếu nghiêm trọng hệ thống điểm hẹn, bô/trạm trung chuyển.
    Oâ nhiễm môi trường nặng nề tại các bãi chôn lấp và khí bãi chôn lấp
    Hệ thống quản lý của cơ quan nhà nước còn yếu cả về nhân lực và trang thiết bị.
    Các công ty quản lý chất thải rắn còn thiếu đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý giỏi và công nhân lành nghề.
    Chi phí dành cho công tác quản lý chất thải rắn tăng nhanh.p cho Huyện Tư Nghĩa, Tỉnh Quảng Ngãi.

    Vì vậy, để quản lý chất thải rắn ở Huyện là một vấn đề không dễ cùng với quy trình quản lý chất thải rắn vốn vận hành từ trước nay đã không còn thích hợp nữa, vẫn còn tiếp tục thực hiện do chưa kịp thay đổi. Trước yêu cầu đó, đề tài “ Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chât thải rắn sinh hoạt Huyện Tư Nghĩa, Tỉnh Quảng Ngãi” được thực hiện với mong muốn đề tài sẽ góp phần tìm ra giải pháp quản lý CTRSH thích hợp cho Huyện Tư Nghĩa, Tỉnh Quảng Ngãi.

    1.2 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

    Trước sức ép ngày càng gia tăng về khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, hệ thống quản lý đã bộc lộ nhiều điểm yếu trong các khâu thu gom, vận chuyển cũng như trong cơ cấu tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện. Vì vậy, đề tài này thực hiện với mục đích:
    - Tìm hiệu thực trạng rác thải sinh hoạt của Huyện.
    - Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt tới chất lượng môi trường Huyện.
    - Tìm hiểu hoạt động: thu gom, vận chuyển, và xử lý rác thải sinh hoạt tại Công ty Môi Trường & Ñoâ Thò Tỉnh Quãng Ngãi.
    Trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt hợp lý cho hệ thống quản lý chất thải rắn Huyện Tư Nghĩa . Đề tài nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý chất thải rắn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do thu gom, vận chuyển chất rắn thải chưa hợp lý, bảo vệ tốt môi trường và vệ sinh phòng dịch, Sức khỏe cộng đồng, Sức khỏe của công nhân.

    1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

    - Tổng quan về chất thải rắn
    - Điều kiện tự nhiên kinh tế - Xã hội và môi trường Huyện Tư Nghĩa.
    - Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt Huyện Tư Nghĩa.
    - Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt Huyện Tư Nghĩa.
    - Kết luận và kiến nghị.

    1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    1.4.1.1 Phương pháp luận

    Dựa vào hiện trạng diễm biến môi trường , các dữ liệu môi trường cơ sỡ phải được nghiên cứu, thu thập, chính xác, khách quan. Từ đó, đánh giá phương án thực hiện cần thiết, nhằm thực hiện công tác môi trường đạt hiệu quả.

    Với sự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế diễn ra mạnh mẽ, là tiền đề cho nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ngày càng gia tăng cả về mặt khối lượng và đa dạng về thành phần. Do đó, chất thải rắn đã và đang xâm phạm mạnh vào các hệ sinh thái tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường gây tiêu cực tới mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường và Sức khỏe con người một cách nghiêm trọng, nếu không được quản lý và xử lý thích hợp.

    Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra, bởi ý thức thực hiện bảo vệ môi trường của người dân chưa cao. Chưa có sự quản lý chặt chẽ từ chính quyền địa phương. Vẫn còn các cơ sỡ sản xuất nhỏ tự xử lý chất thải rắn sinh hoạt của công ty mình bằng cách thải bỏ trong khuôn viên, hay đốt làm ô nhiễm môi trường xung quanh.

    1.4.2 Phương pháp cụ thể

    - Thu thập tài liệu liên quan: tham khảo tài liệu của nhiều tác giả, từ các báo cáo khoa học.
    - Thu thập số liệu tại Công ty Môi Trường &Ñoâ Thò Tỉnh Quãng Ngãi.
    - Khảo sát thực tế tại Huyện Tư Nghĩa để nắm rõ tình hình thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Huyện.
    - Phân tích tổng hợp: trên cơ sỡ các thông tin cần thiết thu thập, quan sát, điều tra tiến hành phân tích, chọn lọc rồi tổng hợp một cách logic, có hệ thống phù hợp với mục tiêu và nội dung đề ra.

    1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

    Vấn đề ô nhiễm và giải quyết ô nhiễm môi trường là một vấn đề cấp bách và cần thiết, nhằm bảo vệ sự trong lành của môi trường, bảo vệ Sức khỏe và tạo ra vẻ đẹp mỹ quan đường phố. Do đó, việc đánh giá tác động môi trường là một công cụ khoa học kỹ thuật nhằm phân tích dự báo các tác động có lợi, có hại trực tiếp, gián tiếp trước mắt và lâu dài của một công trình, một dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội. Từ đó tìm ra phương pháp tối ưu để hạn chế tác động có hại, góp phần thúc đẩy chất lượng cuộc sống của người dân.
    Qua đó ta thấy được việc giáo dục ý thức bảo vệ Sức khỏe là vô cùng quan trọng. Vì vậy, đề tài này đề cập đến khía cạnh bảo vệ Sức khỏe thông qua ngăn ngừa ô nhiễm từ các chất thải rắn sinh hoạt.

    1.6 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

    Đề tài chỉ gói gọn trong phạm vi địa bàn Huyện Tư Nghĩa và riêng về rác thải sinh hoạt.
    Do giới hạn về thời gian nên đề tài chỉ đi sâu vào hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt của Công ty Môi Trường & Ñoâ Thò Tỉnh Quảng Ngãi.
    Quá trình thực hiện dựa trên cơ sỡ tìm hiểu, nghiên cứu, tổng hợp để làm rõ vấn đề cần quan tâm.
     
Đang tải...