Đồ Án Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý Chất thải rắn sinh hoạt cho Quận Tân Bình Thành

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hoá trên phạm vi cả nước đang gia tăng mạnh mẽ và sẽ tiếp tục duy trì trong nhiều năm tiếp theo, làm cho nhu cầu khai thác và tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên của con người cũng không ngừng tăng lên, làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề môi trường, chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức từ khí thải, nước thải, chất thải rắn.
    Cho đến nay ý thức của con người về môi trường vẫn còn hạn chế. Hầu như tất cả các loại chất thải đều đổ trực tiếp vào môi trường mà không qua công đoạn xử lý nào. Ô nhiễm lượng nước thải đổ thẳng ra sông, hồ khoảng 510.000m3/ngày, chất thải rắn khoảng 6.500 - 7000 tấn/ngày , cùng với việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật quá nhiều, phần khác do sự khai thác tài nguyên, thiên nhiên, khoáng sản ngày càng cạn kiệt của con người nên đã và đang làm cho môi trường bị ô nhiễm một cách nặng nề. Sự ô nhiễm môi trường đã, đang và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người và hệ sinh thái như sự tan băng ở hai cực của trái đất, gia tăng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, sự nóng lên của trái đất, bão, lũ lụt Vì vậy việc bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách không còn là vấn đề riêng của một khu vực, một quốc gia nào mà là vấn đề chung của toàn thế giới.
    Trong đó nguồn ô nhiễm đang ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống hiện nay là chất thải rắn sinh hoạt. Hầu như toàn bộ lượng rác sinh hoạt của người dân được thu về BCL. Tuy nhiên phần đất dành cho việc chôn lấp thành phố không còn nhiều cho nên việc đổ rác vào bãi chôn lấp như hiện nay là không hợp lý, vì lượng rác thực phẩm chiếm tỉ lệ rất cao so với các loại chất thải rắn khác . Đây chính là nguyên nhân góp phần vào việc tăng chi phí xử lý chất thải rắn (xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh, trạm xử lý nước rò rỉ, .), trong khi thành phần này cũng chính là nguồn nguyên liệu dồi dào cho các nhà máy sản xuất phân compost. Ngoài ra, còn có các thành phần có khả năng tái chế như: giấy, nilon, . nếu được phân loại và tái chế, không chỉ giúp giảm chi phí quản lý chất thải rắn, mà còn giúp tiết kiệm nhiều tài nguyên, và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Do đó việc tồn tại những yếu điểm trên là lý do đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý Chất thải rắn sinh hoạt cho Quận Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề bảo vệ CTRSH hiện nay của Quận Tân Bình nói riêng Tp. HCM nói chung.
    1.2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở khảo sát thu thập số liệu quản lý chất thải rắn hiện có của Quận Tân Bình. Đề tài thực hiện 1 số mục tiêu sau:
    - Đánh giá được hiện trạng hệ thống quản lý CTRSH trên địa bàn Q.TB
    - Dự báo tốc độ phát sinh CTRSH, nhu cầu vận chuyển, nhu cầu xử lý CTRSH đến năm 2030
    - Đưa ra các giải pháp quản lý để nghiên cứu lựa chọn phương án án tối ưu hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH
    1.3. Nội dung của đề tài
    Để thực hiện được mục đích trên, cần triển khai các nội dung sau:
    - Thu thập các số liệu điều tra, khảo sát thực tế trên địa bàn Quận từ đó đánh giá và lựa chọn biện pháp quản lý CTRSH thích hợp cho Quận từ nay đến năm 2030.
    - Đánh giá hiện trạng và dự báo tải lượng CTRSH tại Quận giai đoạn 2010 - 2030. Trên cơ sở đó lựa chọn phương án, công nghệ phù hợp cho việc quản lý cũng như xử lý CTRSH nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng dân cư.
    - Xây dựng cơ sở khoa học phục vụ cho công tác quy hoạch, quản lý chất thải rắn sinh hoạt nhằm góp phần hạn chế ô nhiễm MT, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu và phòng tránh sự cố ô nhiễm.
    - Định hướng đầu tư trang thiết bị nhằm quản lý CTRSH cho Q.TB.
    1.4. Phương pháp nghiên cứu
    1.4.1. Phương pháp luận
    Dựa vào hiện trạng diễn biến môi trường, các dữ liệu môi trường cơ sở phải được nghiên cứu, thu thập chính xác, khách quan. Từ đó, đánh giá phương án thực hiện cần thiết, nhằm thực hiện công tác quản lý MT đạt hiệu quả.
    Với sự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế diễn ra mạnh mẽ, là tiền đề cho nguồn phát sinh CTRSH ngày càng gia tăng cả về mặt khối lượng và đa dạng về thành phần. Trong khi đó hệ thống quản lý CTR cũng như xử lý chưa phù hợp gây ô nhiễm nghiệm trọng đến môi trường và cuộc sống của con người. Vì vậy việc khảo sát và đề xuất biện pháp quản lý cũng như lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH một cách phù hợp cho tương lai là một vấn đề và cấp bách trong khoảng thời gian này.
    1.4.2. Phương pháp cụ thể
    v Phương pháp thu thập dữ liệu
    Do giới hạn về thời gian và tìm hiểu một phần nội dung của luận văn được bằng cách thu thập số liệu và tài liệu trong tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến nghiên cứu và các kết quả phân tích từ các mẫu rác của Q.TB, các công chức và các mô hình dựa trên các tài liệu đã được công bố rộng rãi.
    v Phương pháp tính toán dự báo dân số
    v Phương pháp dự báo dân số được sử dụng trong luận văn để dự báo dân số và tốc độ phát sinh chất thải rắn của Q.TB từ nay đến năm 2030 thông qua phương pháp Euler cải tiến trên cơ sở số liệu dân số hiện tại năm 2010 và tốc độ gia tăng dân số trong tương lai là (k).
    v Phương pháp tính toán khối lượng rác
    v Khối lượng rác được tính dựa vào dân số và hệ số phát thải rác thải sinh hoạt trên đầu người (t).
    v Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong quản lý chất thải rắn
    v Phương pháp xử lý số liệu và soạn thảo văn bản trên phần mềm Microsoft word và excel
    1.5. Phạm vi và giới hạn của đề tài
    Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quá trình thu gom và vận chuyển CTRSH của Q.TB
    Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là chất thải rắn sinh hoạt của các hộ dân phát sinh ra ở Q.TB Tp.HCM từ năm 2010 đến năm 2030.
    Quá trình thực hiện dựa trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu, tổng hợp để làm rõ vấn đề cấn quan tâm
    Thời gian thực hiện đề tài
    Ngày giao đề tài tốt nghiệp: 19/04/2010
    Ngày nộp đề tài tốt nghiệp: 22/07/2010
    1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
    Ý nghĩa khoa học: Đề tài đã cung cấp một số cơ sở khoa học phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển CTRSH cho Tp.HCM nói chung và Quận Tân Bình nói riêng trong giai đoạn 2010 đến 2030.
    Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đưa ra những giải pháp nhằm:
    - Thu gom hiệu quả, triệt để lượng CTRSH phát sinh hàng ngày, đồng thời phân loại chất thải rắn tại nguồn.
    - Nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH tại địa phương, góp phần cải thiện môi trường và sức khoẻ cộng đồng.
    - Góp phần tạo thêm công ăn việc làm, nguồn thu nhập cho người dân lao động tại địa bàn Quận Tân Bình .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...