Luận Văn Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại KCN Hố Nai - t

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    1.1. Tính cấp thiết của đề tài

    Ngày nay, tốc độ Công Nghiệp Hóa - Hiện Đại Hóa đang diễn ra mạnh mẽ góp phần rất lớn trong sự phát triển chung của nhân loại. Hàng loạt các khu công nghiệp (KCN) quy mô và hiện đại mọc lên nhanh chóng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia trên thế giới. Tính đến cuối năm 2002, Việt Nam có 71 khu công nghiệp bao gồm 67 KCN, 3 khu chế xuất (KCX), và 1 khu công nghệ cao [1]. Đến năm 2007, có 154 KCN [2]. Công Nghiệp Hóa - Hiện Đại Hóa làm cho chất lượng sống của con người được nâng cao hơn. Song, nó cũng gây ra những hậu quả tiêu cực cho môi trường tự nhiên như: gây mất cân bằng sinh thái, đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường (ÔNMT) Trong khi công tác quản lý môi trường (QLMT) của các cấp chính quyền còn nhiều hạn chế như: hệ thống văn bản pháp lý về bảo vệ môi trường (BVMT) còn chưa chặt chẽ, cụ thể và thiếu đồng bộ; các cấp chính quyền chưa quan tâm đúng mức đối với công tác BVMT; công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường chưa được coi trọng.
    Cho nên, việc tìm ra phương hướng phát triển, quản lí cho các KCN đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội mà ít gây tác động đến môi trường tự nhiên như: áp dụng hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 của: KCN VISIP tại Bình Dương, KCN Thăng Long ở Hà Nội, KCN Long Bình ở Đồng Nai Hướng tới xây dựng KCN sinh thái của: KCN Linh Trung ở quận Thủ Đức, KCN Nhơn Trạch 2 đang là vấn đề quan tâm của các nhà quản lý KCN hiện nay nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và lâu dài .
    KCN Hố Nai - tỉnh Đồng Nai trong những năm gần đây có tốc độ phát triển nhanh chóng. Là một KCN đang diễn ra quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ. Bên cạnh đó, nó cũng thải vào môi trường một lượng lớn chất gây ÔNMT không khí do bụi, khí thải, hơi xăng, dầu, khí độc hại, tiếng ồn, độ rung. Gây ô nhiễm nguồn nước do nước thải sinh hoạt (NTSH) nước thải sản xuất (NTSX), nước mưa chảy tràn. Gây ÔNMT đất do chất thải rắn (CTR) nguy hại, không nguy hai, rác thải sinh hoạt. Gia tăng nguy cơ gây sự cố tiếng ồn (cháy, nổ). Tuy nhiên, tính đến thời điểm này vẫn chưa có những giải pháp phù hợp nhằm định hướng KCN Hố Nai phát triển theo hướng bền vững.
    Vì vậy, việc “đánh giá hiện trạng để từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả QLMT cho KCN Hố Nai - Tỉnh Đồng Nai” là việc làm hết sức cần thiết, đảm bảo được sự phát triển bền vững cho KCN Hố Nai trong tương lai.


    1.2. Mục tiêu đề tài

    Đề tài tập trung vào giải quyết các mục tiêu cụ thể sau:
    Đánh giá hiện trạng QLMT KCN Hố Nai, tỉnh Đồng Nai.
    Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dựa trên các phương pháp quản lý hiệu quả hiện đang được áp dụng tại các KCN khác.

    1.3. Nội dung nghiên cứu

    Để đạt được các mục tiêu đề ra, đề tài cần thực hiện các nội dung sau:
    - Tìm hiểu về cơ sở lý luận của QLMT.
    - Thu thập các dữ liệu và khảo sát hiện trạng môi trường tại KCN Hố Nai, tỉnh Đồng Nai.
    - Đánh giá hiện trạng QLMT tại KCN Hố Nai, tỉnh Đồng Nai.
    - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả QLMT tại KCN Hố Nai, tỉnh Đồng Nai.

    1.4. Phương pháp nghiên cứu

    - Thu thập tài liệu liên quan:
    + Tài liệu sơ cấp: thu thập số liệu tại KCN Hố Nai, tỉnh Đồng Nai. Khảo sát thực tế tại KCN Hố Nai để nắm rõ tình hình phát thải tại các nhà máy, xí nghiệp trong KCN.
    + Tài liệu thứ cấp: tham khảo tài liệu của nhiều tác giả, từ các báo cáo khoa học.
    - Phân tích tổng hợp: trên cơ sở các thông tin cần thiết thu thập, quan sát, điều tra tiến hành phân tích, chọn lọc rồi tổng hợp một cách logic, có hệ thống phù hợp với mục tiêu và nội dung đề ra.

    1.5. Đối tượng nghiên cứu

    Vấn đề QLMT tại KCN Hố Nai, tỉnh Đồng Nai.

    1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

    Vấn đề ô nhiễm và giải quyết ÔNMT tại các KCN là một vấn đề cấp bách và cần thiết, nhằm bảo vệ sự trong lành của môi trường, bảo vệ sức khỏe của người lao động bên trong KCN và người dân bên ngoài KCN. Do đó, việc đánh giá hiện trạng QLMT cho KCN là một vấn đề hết sức cần thiết cho tỉnh Đồng Nai nói chung và KCN Hố Nai nói riêng. Từ đó tìm ra phương pháp tối ưu để hạn chế các tác động có hại đến môi trường cũng như sức khỏe của người lao động trong KCN và người dân xung quanh KCN. Đề tài cũng cung cấp các số liệu phân tích về các thành phần môi trường làm cơ sở cho việc so sánh công tác QLMT và kiểm soát ô nhiễm ở các KCN khác.

    1.7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

    Phạm vi nghiên cứu của đồ án là KCN Hố Nai thuộc xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

    MỤC LỤC

    ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI
    KHU CÔNG NGHIỆP HỐ NAI, TỈNH ĐỒNG NAI

    PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP . i
    LỜI CAM ĐOAN iii
    LỜI CẢM ƠN iv
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . v
    DANH MỤC CÁC BẢNG vi
    DANH MUC CÁC HÌNH vii
    CHƯƠNG 1
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2 Mục tiêu của đề tài . 2
    1.3 Nội dung nghiên cứu 2
    1.4 Phương pháp nghiên cứu . 2
    1.5 Đối tượng nghiên cứu . 3
    1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
    1.7 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 3

    CHƯƠNG 2
    CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
    KHU CÔNG NGHIỆP

    2.1 Tổng quan về quản lý môi trường khu công nghiệp 4
    2.1.1. Những bất cập trong công tác quản lý môi trường 4
    2.1.2. Một số kiến nghị . 8
    2.2. Hệ thống Nhà nước về quản lý môi trường khu công nghiệp 11
    2.2.1. Một số kết quả đã đạt được . 11
    2.2.2. Một số biện pháp quản lý đã thực hiện 12
    2.2.3. Những hạn chế, bất cập . 13
    2.2.4. Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường khu công nghiệp, khu kinh tế 15
    2.2.5. Tiếp tục triển khai công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch khu công nghiệp đảm bảo hiệu quả, chặt chẽ . 15
    2.2.6. Nghiên cứu, điều chỉnh cơ chế, chính sách quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực môi trường khu công nghiệp 16
    2.3. Các phương pháp quản lý môi trường khu công nghiệp tại Việt Nam hiện nay . 17
    2.3.1. Khu công nghiệp sinh thái 17
    2.3.1.1. Khái niệm khu công nghiệp sinh thái . 17
    2.3.1.2. Mục tiêu của khu công nghiệp sinh thái 18
    2.3.1.3. Nguyên tắc xây dựng khu công nghiệp sinh thái 18
    2.3.1.4. Yêu cầu đối với khu công nghiệp sinh thái . 18
    2.3.1.5. Lợi ích của việc phát triển khu công nghiệp sinh thái . 19
    2.3.1.6. Khả năng ứng dụng mô hình khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam . 21
    2.3.2. Áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 . 29
    2.3.2.1. Giới thiệu chung 29
    2.3.2.2. Mục đích . 29
    2.3.2.3. Lợi ích . 29
    2.3.2.4. Triết lý . 30
    2.3.2.5. Nguyên tắc 31
    2.3.2.6. Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng hệ thống 32
    2.3.2.7. Các khu công nghiệp đã áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 32
    2.4. Các công cụ dùng trong quản lý môi trường 37


    CHƯƠNG 3
    GIỚI THIỆU VỀ KHU CÔNG NGHIỆP HỐ NAI

    3.1. Giới thiệu về khu công nghiệp Hố Nai 38
    3.1.1. Thông tin chung về khu công nghiệp . 38 3.1.2. Vị trí địa lý khu công nghiệp Hố Nai . 38
    3.1.3. Qui mô diện tích 383.1.4. Các loại hình sản xuất trong khu công nghiệp 393.1.5. Các dạng sản phẩm chính 393.1.6. Thông tin về hoạt động sản xuất tại khu công nghiệp . 39 3.1.7. Cơ cấu quản lý môi trường trong khu công nghiệp 40
    3.2. Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp 42
    3.2.1. Mặt bằng thiết kế . 42
    3.2.2. Hệ thống cấp điện 42
    3.2.3. Hệ thống cấp thoát nước . 42
    3.2.3.1. Hệ thống cấp nước 42
    3.2.3.2. Hệ thống thoát nước 43
    3.2.3.3. Hệ thống giao thông 43
    3.2.3.4. Hệ thống thông tin liên lạc . 46
    3.2.3.5. Hệ thống phòng cháy chữa cháy . 47
    3.2.3.6. Hệ thống cây xanh . 47
    3.3. Các nguồn gây ô nhiễm chính của khu công nghiệp Hố Nai . 47
    3.3.1. Nước thải . 48
    3.3.1.1. Nước thải sinh hoạt . 48
    3.3.1.2. Nước thải sản xuất 49
    3.3.1.3 Nước mưa chảy tràn 50
    3.3.2. Khí thải . 503.3.2.1. Khí thải phát sinh từ dây chuyền công nghệ sản xuất . 503.3.2.2. Khí thải phát sinh từ quá trình đốt nhiên liệu 523.3.2.3. Khí thải phát sinh từ hoạt động giao thông vận tải 523.3.2.4. Khí thải từ các hoạt động khác . 523.3.3. Chất thải rắn 533.3.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt 533.3.3.2. Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại 533.3.3.3. Chất thải nguy hại 543.3.4. Tiếng ồn và chấn động rung . 543.3.5. Sự cố cháy nổ . 54
    CHƯƠNG 4
    ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI
    KHU CÔNG NGHIỆP HỐ NAI
    4.1. Nước thải 55
    4.1.1. Hệ thống xử lý 55
    4.1.1.1. Sơ đồ công nghệ . 55
    4.1.1.2. Thuyết minh quy trình công nghệ . 57
    4.1.1.3. Hiệu quả xử lý của công nghệ . 58
    4.1.2. Chất lượng nước thải . 60
    4.1.3. Chất lượng nước mặt 62
    4.1.4. Chất lượng nước ngầm 63
    4.1.5. Nước mưa chảy tràn 64
    4.2. Khí thải 65
    4.3. Chất thải rắn 67
    4.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt . 674.3.2. Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại 674.3.3. Chất thải nguy hại . 674.4. Tiếng ồn và rung . 694.5. Phòng chống sự cố cháy nổ 694.6. Tổng hợp các vấn đề môi trường còn tồn tại trong khu công nghiệp Hố Nai 69
    CHƯƠNG 5
    CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QLMT TẠI
    KHU CÔNG NGHIỆP HỐ NAI
    5.1. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường 71
    5.1.1. Biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí . 71
    5.1.1.1. Biện pháp chung 71
    5.1.1.2. Các biện pháp sử dụng thiết bị xử lý ô nhiễm không khí 73
    5.1.2. Biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước 73
    5.1.2.1. Phương án thoát nước và quản lý nguồn nước thải . 74
    5.1.2.2. Phương án xử lý nước thải tại nguồn . 75
    5.1.2.3. Phương án xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp 75
    5.1.3. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn 80
    5.1.3.1. Biện pháp thu gom và phân loại 815.1.3.2. Biện pháp khống chế ô nhiễm tại trạm trung chuyển chất thải rắn tập trung. 815.1.3.3. Giảm thiểu phát thải . 825.1.4. Biện pháp khống chế tiếng ồn và độ rung 825.1.5. Biện pháp phòng chống và ứng phó sự cố cháy nổ 835.2. Giải pháp cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 835.2.1. Nội dung 835.2.2. Thực hiện . 845.2.3. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý môi trường . 855.2.4. Giải pháp giáo dục, truyền thông môi trường . 875.3. Hướng tới xây dựng khu công nghiệp sinh thái . 88
    CHƯƠNG 6
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

    6.1. Kết luận . 916.2. Kiến nghị . 92
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...