Luận Văn Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải tiến HTXLNT bằng phương pháp sinh học tại trạm xử l

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Nhận xét của giáo viên hướng dẩn
    Lời cảm ơn . i
    Lời cam đoan . ii
    Mục lục iii
    Danh mục các bảng vi
    Danh mục các hình vii
    Tài liệu tham khảo viii
    CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU
    1.1 Đặt vấn đề 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
    1.3 Phương pháp nghiên cứu 3
    1.3.1 Sơ đồ nghiên cứu 3
    1.3.2 Phương pháp nghiên cứu thực tế 4
    1.4 Đối tượng nghiên cứu 4
    1.5 Giới hạn nghiên cứu 4
    iv
    CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ NHÀ MÁY XỬ LÝ
    NƯỚC THẢI SINH HOẠT BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH
    HỌC TẠI VIỆT NAM VÀ TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY XỬ
    LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HOÀ
    2.1 Tổng quan về một số nhà máy xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
    tại Việt Nam 5
    2.1.1 Nhà máy xử lý nước thải thành phố Đà Lạt 6
    2.1.1.1 Giới thiệu 6
    2.1.1.2 Quy mô 7
    2.1.1.1 Quy trình xử lý 7
    2.1.2 Hệ thống XLNT tại CTy TNHH Furukawa . 10
    2.1.2.1 Tóm tắt 10
    2.1.2.2 Giới thiệu 10
    2.1.2.3 Vật liệu và phương pháp 12
    2.2 Tổng quan về nhà máy XLNT Bình Hưng Hoà . 15
    2.2.1 Giới thiệu về hệ thống XLNT . 15
    2.2.1.1 Giới thiệu 15
    2.2.1.2 Mục tiêu 16
    2.2.1.3 Mô tả quy trình vận hành của các hồ xử lý . 17
    2.2.1.4 Sơ đồ bố trí mặt bằng trạm xử lý nước thải Bình Bưng Hoà . 19
    2.2.1.5 An toàn lao động, PCCC 20
    2.2. Quá trình vận hành nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hoà 23
    2.2.2.1 Đặc trưng của dòng 23
    2.2.2.2 Quy trình công nghệ xử lý nước thải 30
    2.2.2.2 Nhiệm vụ, cấu tạo, vận hành công trình . 34
    iv
    CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
    3.1 Các thông số môi trường sử dụng trong đánh gíá 46
    3.2 Phương pháp thu mẫu . 51
    3.3 Phương pháp phân tích mẫu . 54
    3.4 Phương pháp xử lý số liệu . 55
    CHƯƠNG 4 : ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ VÀ
    TÌM HIỂU SỰ CỐ
    4.1 Hiệu quả xử lý của trạm 56
    4.2 Kinh tế 64
    4.3 Các sự cố trong hệ thống xử lý nước thải . 65
    4.3.1 Những sự cố trong hồ hoàn thiện 65
    4.3.2 Sự cố vận hành trong hồ sục khí . 68
    CHƯƠNG 5 : ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI TIẾN
    VÀ KHẮC PHỤC SỰ CỐ
    5.1 Phương pháp cải tiến và khắc phục sự cố trong hồ hoàn thiện . 69
    5.2 Phương pháp khắc phục sự cố trong hồ sục khí . 75
    5.3 Giải pháp khẩn cấp trong trường hợp bơm bị hư 76
    CHƯƠNG 6 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    6.1 Kết luận 77
    6.2 Kiến nghị 78
    6.2.1 Đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm 78
    6.2.2 Đề xuất kế hoạch giám sát . 78
    6.2.3 Đề xuất về trang thiết bị của trạm xử lý Bình Hưng Hoà . 79

    CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU
    1.1 Đặt vấn đề
    Ý thức được sự tác động của việc phát triển kinh tế xã hội đến môi trường tự
    nhiên. Do đó, vào năm 1992, Luật Bào Vệ Môi Trường đã được Quốc Hội thông qua
    nhằm giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối
    với môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ
    đa dạng sinh học.
    Tuy nhiên, do những năm đầu của thập niên 90, đất nước chúng ta tiến hành
    công nghiệp hoá và hiện đại hoá với quy mô lớn và toàn diện nên việc bảo vệ môi
    trường cũng chủ yếu tập trung xử lý những chất thải do ngành công nghiệp sản xuất
    thải ra mà thiếu quan tâm đến việc xử lý các chất thải do hoạt động sống con người tạo
    nên.
    Chính vì thế, sau gần 20 năm Luật Bào Vệ Môi Trường ra đời, vấn đề ô nhiễm ở
    các cụm khu công nghiệp tập trung đa phần được xử lý rất hiệu quả còn việc quản lý
    môi trường ở các khu dân cư thì ngày càng trở nên nan giải do thiếu đầu tư và quy
    hoạch từ ban đầu. Mà điển hình cho những vấn đề nan giải ấy, chính là sự ô nhiễm
    nguồn nước sinh hoạt trên hệ thống sông ngòi, kênh rạch đặc biệt là ở thành phố lớn.
    “Quá trình đô thị hoá tại VN diễn ra rất nhanh. Những đô thị lớn tại VN như Hà
    Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng bị ô nhiễm nước rất nặng nề. Đô thị ngày
    càng phình ra tại VN, nhưng cơ sở hạ tầng lại phát triển không cân xứng, đặc biệt là hệ
    thống xử lý nước thải sinh hoạt tại VN vô cùng thô sơ. Có thể nói rằng, người Việt
    Nam đang làm ô nhiễm nguồn nước uống chính bằng nước sinh hoạt thải ra hàng
    ngày”, ông Matsuzawa nhận định.[1]
    Theo Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE), nước thải sinh
    hoạt chiếm khoảng 80% tổng số nước thải ở các thành phố, là một nguyên nhân chính
    Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Huỳnh Công Danh
    Page 2
    gây nên tình trạng ô nhiễm nước và vấn đề này có xu hướng càng ngày càng xấu đi.
    Ước tính, hiện chỉ có khoảng 6% lượng nước thải đô thị được xử lý. [1]
    Với tình hình đó, Chính Phủ Việt Nam đã hợp tác cùng Chính Phủ Bỉ thiết kế và
    xây dựng nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hoà nằm trên địa bàn ấp 3, 4, 5 Phường
    Bình Hưng Hoà A, Quận Bình Tân, TP.HCM.(bắt đầu vận hành tháng 12/2005)
    Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa là nhà máy xử lý nước thải sử dụng
    công nghệ hồ sinh học cho kênh nước Đen của TP.HCM. Nhà máy được xây dựng
    trong khuôn khổ dự án “cải thiện vệ sinh và nâng câp đô thị lưu vực kênh Tân Hoá Lò
    Gốm”.
    Trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hoà toạ lạc tại phía Đông Bắc TP.HCM, chạy
    dọc trên địa bàn 2 quận Tân Phú và Bình Tân là Kênh Đen. Kênh Đen chảy từ đông
    sang tây qua quận Tân Bình và Bình Chánh, khởi từ đường Độc Lập và kết thúc ở kênh
    19-5. Đoạn chính của kênh dài 4.045km. Tuyến kênh có vùng hồi quy là 785ha. Vùng
    này nằm trong biên giới Hương lộ 2, Hương lộ 14, đường Âu Cơ, đường Tân Kỳ Tân
    Quý và phía đông nam là tỉnh Bình Hưng Hoà.Vì là con kênh xen giữa khu dân cư nên
    Kênh Đen chính là nơi tiếp nhận lưu vực thoát nước gần 785ha. Hiện tại tiếp nhận
    nước thải sinh hoạt của 120.000 Người và sẽ tăng lên 200.000 Người vào năm 2020.
    Ngoài ra chúng ta không biết có bao nhiêu thể tích nước thải công nghiệp không được
    xử lý thải vào kênh.
    Một báo cáo toàn cầu mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố hồi đầu
    năm 2010 cho thấy, mỗi năm Việt Nam có hơn 20.000 người tử vong do điều kiện
    nước sạch và vệ sinh nghèo nàn và thấp kém. Còn theo thống kê của Bộ Y tế, hơn 80%
    các bệnh truyền nhiễm ở nước ta liên quan đến nguồn nước. Người dân ở cả nông thôn
    và thành thị đang phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh do môi trường nước đang ngày
    một ô nhiễm trầm trọng. [1]

    Chính vì những điều ấy em quyết định chọn đề tài : “Đánh giá hiện trạng và
    đề xuất các giải pháp cải tiến HTXLNT bằng phương pháp sinh học tại trạm xử lý
    Bình Hưng Hoà
    ”. Với đề tài này, em hy vọng có thể góp phần nào đó vào việc bảo vệ
    môi trường nước ở kênh Đen, đồng thời cũng giúp em tích luỹ thêm kiến thức để sau
    này có thể ứng dụng vào việc xử lý nước thải sinh hoạt ở địa phương em là tỉnh Đồng
    Tháp (là 1 tỉnh cũng có hệ thống sông ngòi chằng chịt và đang trong giai đoạn đẩy
    mạnh phát triển công nghiệp)
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    Dựa vào những kiến thức về xử lý nước thải tích luỹ từ nhà trường trên cơ sở đó
    có thể so sánh với hệ thống xử lý nước thải của trạm xử lý nước thải
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...