Luận Văn Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường và điều kiện lao động ở một số cơ

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
    Danh mục bảng
    Danh mục hình vẽ - sơ đồ
    Chương 1: MỞ ĐẦU . . 1
    1.1. Đặt vấn đề . . 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu . . 3
    1.3. Nội dung nghiên cứu . 3
    1.4. Phương pháp nghiên cứu . 4
    1.4.1. Khung nghiên cứu . . 4
    1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tế . 5
    1.5. Phạm vi và giới hạn của đề tài . 5
    1.6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn . 5
    1.7. Cấu trúc của đồ án . . 6
    Chương 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . . 7
    2.1. Tổng quan về ngành công nghiệp chế biến gỗ . 7
    2.1.1. Khái quát tình hình phát triển ngành chế biến gỗ hiện nay tại Việt
    Nam . 7
    2.1.2. Đặc điểm nguồn nguyên, nhiên liệu và máy móc thiết bị . . 8
    2.1.3. Các quy trình công nghệ tổng quát . 8
    2.2. Tổng quan về ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu tại Quận 12 -
    TPHCM . . 10
    2.2.1. Vị trí địa lý . . 10
    2.2.2. Đặc điểm của các cơ sở chế biến gỗ Quận 12 . . 12
    2.2.3. Đặc điểm nguồn nguyên, nhiên liệu tại một số cơ sở chế biến gỗ Quận
    12 . . 13




    2.2.4. Sơ đồ, quy trình, công nghệ sản xuất tại một số cơ sở chế biến gỗ
    Quận 12 . 15
    Chương 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU . 18
    3.1. Mục đích của quá trình phân tích . 18
    3.2. Vị trí các nhà máy lấy mẫu phân tích . 18
    3.3. Đo đạc các thông số . 19
    3.3.1. Thông số môi trường không khí . 19
    3.3.2. Thông số môi trường nước . 21
    Chương 4: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG
    TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ CHẾ BIẾN GỖ QUẬN 12 - TPHCM . 24
    4.1. Chất lượng môi trường . 24
    4.1.1. Chất lượng khí thải . 24
    4.1.2. Chất lượng nước thải . 37
    4.1.3. Chất thải rắn . 42
    4.2. Thực trạng về điều kiện lao động tại một số cơ sở chế biến gỗ tại Quận 12 . 43
    4.2.1. Bụi . 43
    4.2.2. Tiếng Ồn . 46
    4.2.3. Nhiệt độ . 48
    4.2.4. Độ ẩm . 50
    4.2.5. Vận tốc gió . 51
    4.2.6. Ánh sáng . 53
    4.3. Tác động ô nhiễm môi truờng do hoạt động ngành chế biến gỗ Quận 12 . 55
    4.3.1. Khí thải . 55
    4.3.2. Nước thải . 56
    4.3.3. Chất thải rắn . 60
    4.3.4. Ảnh hưởng đến môi trường lao động . 60
    4.4. Đánh giá chung . 61




    4.5. Tóm tắt các vấn đề môi trường và điều kiện lao động chưa phù hợp tại các cơ
    sở chế biến gỗ Quận 12 . . 63
    Chương 5 : ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG
    MÔI TRƯỜNG VÀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ CHẾ
    BIẾN GỖ QUẬN 12 - TPHCM . 65
    5.1. Giải pháp cải thiện chất lượng môi trường . 65
    5.1.1. Khí thải . . 65
    5.1.2. Nước thải . . 71
    5.1.3. Chất thải rắn . 73
    5.2. Giải pháp cải thiện điều kiện lao động . . 74
    5.2.1. Giải pháp chống bụi cho người lao động . . 74
    5.2.2. Giải pháp chống ồn cho người lao động . . 75
    5.2.3. Giải pháp chống nóng cho người lao động . . 75
    5.2.4. Giải pháp đảm bảo điều kiện chiếu sáng . . 76
    5.2.5. Giải pháp cung cấp không khí sạch cho người công nhân . . 76
    5.3. Giải pháp Sản Xuất Sạch Hơn (SXSH) . 78
    5.4. Chính sách quy hoạch các cơ sở chế biến gỗ Quận 12 . 80
    5.4.1. Di dời các cơ sở sản xuất hiện tại đang nằm trong khu dân . . 80
    5.4.2. Quy hoạch cụm công nghiệp tập trung hay khu công nghiệp tập trung .
    . 81
    5.5. Chính sách quản lý các cơ sở chế biến gỗ Quận 12 . . 82
    5.5.1. Chính sách cưỡng chế . 82
    5.5.2. Các công cụ kinh tế . . 84
    5.6. Tuyên truyền giáo dục . . 85
    5.6.1. Giáo dục môi trường cho toàn thể cán bộ, nhân viên các cơ sở hay
    doanh nghiệp . . 85




    5.6.2. Giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường cho cán bộ quản lý . 86
    Chương 6 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . . 89
    6.1. Kết luận . 89
    6.2. Kiến nghị . . 90
    Tài liệu tham khảo . 92
    Phụ Lục . 94

    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
    1.1. Đặt vấn đề
    Gỗ là nguyên vật liệu được con người sử dụng lâu đời và rộng rãi nhất, là một
    trong những vật tư chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Gỗ được sử dụng nhiều trong
    công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, kiến trúc, xây dựng, khai khoáng
    Ngoài ra, gỗ còn được dùng làm văn phòng phẩm, nhạc cụ, dụng cụ thể dục thể thao,
    đóng toa tàu, đóng thuyền phà, cầu cống, bàn ghế, tủ, giường
    Trong những năm gần đây, Việt Nam được biết như là con hổ của Châu Á với
    những thành tựu phát triển kinh tế vượt bậc, tốc độ phát triển GDP hàng năm đều tăng
    trên 8%. Để có được những thành tựu về kinh tế vừa kể trên, bên cạnh sự ổn định về
    chính trị, Việt Nam đã có những định hướng đúng đắn, xác định những ngành nghề chủ
    lực có thể phát triển và cạnh tranh được với các nước trên thế giới. Một trong những
    ngành kinh tế được xem là chủ lực đó là ngành chế biến gỗ. Từ một nước chủ yếu xuất
    khẩu nguyên liệu gỗ, Việt Nam đã vươn lên thành nước xuất khẩu sản phẩm gỗ đứng
    hàng thứ 15 trên thế giới và thứ 4 Đông Nam Á. Sản phẩm gỗ của Việt Nam hiện có
    mặt tại 120 quốc gia trên thế giới. Thống kê đến năm 2009 cho thấy, ngành chế biến gỗ
    Việt Nam có khoảng 1.600 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 250 doanh
    nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chủ yếu tập trung ở thị trường hàng nội thất và chiếm
    giữ 56% tỷ trọng xuất khẩu của ngành/năm. Theo kế hoạch đề ra, năm 2009 kim ngạch
    xuất khẩu của ngành chế biến gỗ Việt Nam sẽ đạt khoảng 3 tỷ USD và sẽ tăng khoảng
    5 tỷ đến năm 2011.
    Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả mà ngành chế biến gỗ đem lại cho sự phát
    triển kinh tế Việt Nam, thì đằng sau đó là những vấn nạn về môi trường. Hầu hết, các
    cơ sở (chủ yếu là các cơ sở chế biến gỗ vừa và nhỏ) chưa có khâu xử lý ô nhiễm, các
    chất thải xả ra trực tiếp gây ô nhiễm môi trường ở mức báo động, gây ảnh hưởng đáng
    kể đến sức khỏe của người dân xung quanh. Mặt khác, đây là ngành sản xuất đòi hỏi

    bàn tay thẩm mỹ của con người nên tập trung khá nhiều công nhân. Tuy nhiên, một
    thực tế đáng báo động là môi trường làm việc của họ luôn tồn tại nhiều yếu tố độc hại
    và nguy hiểm, đe dọa sức khỏe và tính mạng người công nhân khi họ bước chân vào
    nhà xưởng như luôn phải tiếp xúc với tiếng ồn khá lớn, mật độ bụi gỗ rất cao vượt tiêu
    chuẩn cho phép, nhiệt độ làm việc khá nóng
    Quận 12 - Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) là nơi tập trung rất nhiều ngành
    công nghiệp như chế biến gỗ, dệt may, dệt nhuộm, chế biến thực phẩm Do đó, cũng
    là nơi phân bố khá nhiều các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, trước
    đây Quận 12 là một quận ngoại thành, dân cư sống rất thưa thớt, nên các nhà đầu tư
    trong và ngoài nước đã đầu tư để xây dựng các nhà xưởng, nhà máy. Bước đầu, đầu tư
    không nghĩ đến tác động môi trường, ngày nay dân cư ngày càng mọc lên xen kẽ với
    các nhà máy, xí nghiệp (sản xuất xen lẫn khu dân cư). Các yếu tố môi trường (khí thải,
    bụi gỗ, mùi sơn PU ) đã tác động không nhỏ đến cuộc sống của người dân xung
    quanh. Ngoài ra, nước thải ở các nhà máy đôi khi chưa được xử lý hoặc nếu có xử lý
    thì xử lý chưa đúng công suất hoặc mang tính đối phó, nước thải thì được thải ra kênh
    Tham Lương, gây mùi hôi thối ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người dân đặc biệt
    là người dân sống xung quanh. Bên cạnh đó, điều kiện lao động của người công nhân
    luôn trong tình trạng nguy hiểm vì phải thường xuyên tiếp xúc với khí độc và bụi gỗ .
    gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của họ.
    Từ những vấn đề nêu trên, đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải
    pháp cải thiện môi trường và điều kiện lao động ở một số cơ sở chế biến gỗ Quận 12
    - Thành Phố Hồ Chí Minh
    ” với mục tiêu đánh giá thực trạng môi trường và tác động
    của các loại chất thải tới môi trường bên trong và bên ngoài cơ sở sản xuất, cũng như
    điều kiện lao động của người công nhân (chỉ xét đến các yếu tố vi khí hậu, không
    nghiên cứu vào các kỹ thuật an toàn lao động) ngành chế biến gỗ Quận 12.

    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu hai mục tiêu chính là:
    - Đánh giá hiện trạng môi trường lao động và tác động của các loại chất thải tới
    môi trường bên trong và bên ngoài cơ sở sản xuất chế biến gỗ.
    - Đánh giá điều kiện lao động của người công nhân tại các cơ sở chế biến gỗ
    Quận 12 - Thành Phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) thông qua các chỉ tiêu về vi khí hậu
    (ồn, vận tốc gió, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng), không xét đến các yếu tố kỹ thuật như
    nguy hiểm khi vận hành máy móc, cháy nổ,
    Từ đó đề xuất một số giải pháp cải thiện môi trường và điều kiện lao động phù
    hợp đối với ngành chế biến gỗ Quận 12 - TP. HCM.
    1.3. Nội dung nghiên cứu
    - Tìm hiểu sự phát triển của ngành chế biến gỗ Quận 12.
    - Tìm hiểu chất lượng nước, không khí tại một số cơ sở chế biến gỗ Quận 12-
    TP. HCM.
    - Tìm hiểu về ảnh hưởng của các loại chất thải phát sinh từ các cơ sở chế biến
    gỗ Quận 12 - TP. HCM.
    - Tìm hiểu điều kiện lao động của người công nhân trong các cơ sở chế biến gỗ
    (chỉ xét các yếu tố vi khí hậu môi trường ).
    - Đối chiếu với các Quy Chuẩn Việt Nam (QCVN) về môi trường để có thể
    đánh giá với các kết quả phân tích nước thải, khí thải, các yếu tố vi khí hậu tại các cơ
    sở sản xuất.
    - Tìm hiểu một số giải pháp xử lý chất thải trên sách, các tạp chí khoa học, báo,
    internet, có thể áp dụng đối với ngành chế biến gỗ nói chung và ngành gỗ ở Quận 12
    nói riêng.
    - So sánh các số liệu, điều kiện sản xuất của từng đơn vị để đưa ra các giải pháp
    hợp lý, khả thi.

    1.4. Phương pháp nghiên cứu





    ̃̃̃ăā̃̃̃̃ăā̀̃̃̃āā
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...