Thạc Sĩ Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường cho các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ công nghệ môi trường năm 2012 dài 94 trang
    Định dạng file word

    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu . 1
    2.1. Mục tiêu chung 1
    2.2. Mục tiêu cụ thể 1
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nội dung thực hiện 2
    3.1. Đối tượng nghiên cứu .2
    3.2. Phạm vi nghiên cứu .2
    4. Phương pháp luận sử dụng . 2
    5. Phương pháp nghiên cứu và cách thức tiến hành 2
    5.1. Phương pháp nghiên cứu 2
    5.2. Cách thức tiến hành 3
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 5
    1.1. Giới thiệu sơ bộ về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thuận An 5
    1.1.1. Điều kiện tự nhiên 5
    1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .10
    1.2. Định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Thuận An đến năm
    2020 . 11
    1.2.1. Bối cảnh, quan điểm và mục tiêu phát triển 11
    1.2.2. Định hướng phát triển kinh tế ngành .12
    1.2.3. Dự báo nguồn nhân lực và các giải pháp phát triển và đào tạo nguồn
    nhân lực 13
    1.2.4. Định hướng phát triển các ngành văn hóa - xã hội 14
    1.2.5. Phương hướng phát triển lãnh thổ .14
    1.2.6. Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật .15
    1.3. Tổng quan các giải pháp quản lý các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp
    trong nước và ngoài nước . 16
    1.4. Tổng quan về mô hình tính toán tải lượng ô nhiễm 21
    1.4.1. Giới thiệu .21
    1.4.2. Cơ sở toán học của mô hình 23
    CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT
    NẰM NGOÀI KHU CÔNG NGHIỆP HUYỆN THUẬN AN .26
    2.1. Hiện trạng hoạt động sản xuất công nghiệp của các cơ sở nằm ngoài khu công
    nghiệp 26
    2.1.1. Loại hình doanh nghiệp .26
    2.1.2. Phân loại doanh nghiệp theo ngành nghề Thông tư số 7 2 7 TT-
    BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường .26
    2.1.3. Diện tích doanh nghiệp 28
    2.1.4. Tình hình cấp và thoát nước 28
    2.2. Hiện trạng và kiểm soát ô nhiễm . 30
    2.2.1. Hiện trạng và kiểm soát ô nhiễm nước thải .30
    2.2.2. Hiện trạng và kiểm soát ô nhiễm khí thải 32
    2.2.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn thông thường (CTRTT) và chất thải
    nguy hại (CTNH) 32
    2.3. Hiện trạng công tác thực thi các thủ tục pháp lý về bảo vệ môi trường . 34
    2.3.1. Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường bản cam kết bảo vệ môi
    trường đề án bảo vệ môi trường .34
    2.3.2. Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất .34
    2.3.3. Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước .35
    2.3.4. Nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 35
    2.3.5. Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại .35
    2.3.6. Hợp đồng thu gom và xử lý chất thải nguy hại 35
    2.3.7. Hợp đồng thu gom và xử lý chất thải rắn thông thường 35
    2.3.8. Giám sát chất lượng môi trường (GSMT) 35
    2.4. Nhận xét tổng quát . 36
    CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO DIỄN BIẾN Ô NHIỄM DO NƯỚC THẢI
    CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT NẰM NGOÀI KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN
    NĂM 2020 38
    3.1. Đánh giá đặc trưng ô nhiễm nước thải hiện nay 38
    3.1.1. Lưu lượng .38
    3.1.2. Thành phần các chất ô nhiễm 41
    3.2. Dự báo diễn biến ô nhiễm do nước thải của các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu
    công nghiệp 44
    3.2.1. Dự báo lưu lượng nước thải và tải lượng của các chất ô nhiễm trong
    nước thải 44
    3.2.1. Dự báo chất lượng nước sông Sài Gòn đến năm 2 2 45
    CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÁP
    ỨNG THEO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN
    THUẬN AN ĐẾN NĂM 2020 .48
    4.1. Công tác quản lý nhà nước . 48
    4.1.1. Xây dựng các chính sách pháp luật phù hợp với quy hoạch phát triển
    kinh tế - xã hội huyện Thuận An đến năm 2 2 .48
    4.1.2. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường .50
    4.1.3. Các giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường 53
    4.1.4. Giải pháp về mặt tài chính, đầu tư cho bảo vệ môi trường .54
    4.1.5. Giải pháp đáp ứng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Thuận
    An đến năm 2 2 55
    4.2. Các giải pháp công nghệ . 56
    4.2.1. Đề xuất các công nghệ xử lý nước thải phù hợp với từng ngành nghề
    sản xuất 56
    4.2.2. Khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất hoặc nhiên
    liệu sản xuất ít ô nhiễm hơn .60
    4.2.3. Khuyến khích doanh nghiệp áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn .60
    4.2.4. Tính toán nhu cầu đầu tư hệ thống xử lý nước thải .62
    4.3. Các giải pháp hỗ trợ . 64
    KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 65
    5.1. Kết luận . 65
    5.2. Kiến nghị . 66


    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Huyện Thuận An trước đây là một huyện nông nghiệp, ngày nay đã phát
    triển thành một huyện công nghiệp, dịch vụ. Hiện tại trên toàn huyện Thuận An có
    khoảng 1.450 doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp nhưng cơ sở hạ tầng chưa
    được quy hoạch đồng bộ nên các doanh nghiệp này không tập trung, nằm rải rác đã
    gây khó khăn rất lớn cho việc kiểm soát ô nhiễm, thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp
    nằm xen lẫn trong khu dân cư, vùng đô thị đã dẫn đến tình trạng tranh chấp, khiếu
    kiện về môi trường rất khó giải quyết.

    Mặt khác, nh ng doanh nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp đều là
    nh ng doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn vốn đầu tư hạn chế nên tỷ lệ đầu tư xây
    dựng hệ thống xử lý chất thải rất thấp, hiệu quả xử lý (nếu có) cũng chưa cao.

    Do đó, nghiên cứu hiện trạng các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp
    nói trên và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường đáp ứng theo quy hoạch phát
    triển kinh tế - xã hội huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương đến năm 2020 là một vấn
    đề hết sức cần thiết và cấp bách.

    2. Mục tiêu nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu chung
    Xây dựng giải pháp bảo vệ môi trường cho các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu
    công nghiệp nhằm phục vụ phát triển bền v ng huyện Thuận An đến năm 2020.

    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Về khía cạnh quản lý nhà nước: cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước
    huyện Thuận An các giải pháp bảo vệ môi trường cho các cơ sở sản xuất nằm ngoài
    khu công nghiệp, phục vụ xây dựng chương trình bảo vệ môi trường huyện Thuận
    An đến năm 2020 về chính sách pháp luật, công tác quản lý nhà nước, các định
    hướng .
    - Về khía cạnh khoa học: cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước huyện
    Thuận An các thông tin khoa học cần thiết về hiện trạng ô nhiễm môi trường của
    các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp.

    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nội dung thực hiện

    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    - Các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp huyện Thuận An.

    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Khu vực nằm ngoài khu công nghiệp thuộc địa bàn huyện Thuận An.

    - Chủ yếu tập trung nghiên cứu mức độ ô nhiễm do nước thải của các cơ sở
    sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp huyện Thuận An; do hai nguyên nhân sau đây:

    + Khí thải có tính phát tán, chỉ có thể giảm thiểu được ở tại nguồn nên trong
    phạm vi đề tài này không nghiên cứu sâu vấn đề này.

    + Huyện Thuận An giáp với sông Sài Gòn, chủ yếu nguồn tiếp nhận nước
    thải của các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp là các kênh, rạch sau đó là
    sông Sài Gòn. Theo kết quả quan trắc môi trường của huyện Thuận An nói riêng và
    tỉnh Bình Dương nói chung thì chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn huyện ngày
    càng diễn biến theo chiều hướng xấu. Xét thấy đây là một vấn đề cấp bách hơn nên
    đề tài tập trung vào việc nghiên cứu nh ng vấn đề liên quan ô nhiễm do nước thải.

    4. Phương pháp luận sử dụng
    Nghiên cứu này sử dụng chủ yếu công cụ pháp lý và lý thuyết kiểm soát ô
    nhiễm để đánh giá hiện trạng các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp trên địa
    bàn huyện Thuận An, từ đó đề xuất các giải pháp về công tác quản lý nhà nước và
    giải pháp công nghệ gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Thuận An
    đến năm 2020.

    5. Phương pháp nghiên cứu và cách thức tiến hành
    5.1. Phương pháp nghiên cứu
    Trong nghiên cứu này các phương pháp sau đã được sử dụng:

    - Phương pháp thu thập số liệu.

    - Phương pháp tra cứu tài liệu (các văn bản pháp lý).

    - Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp số liệu.

    - Phương pháp tham khảo kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước.

    - Phương pháp liệt kê, so sánh, thống kê.

    - Phương pháp tính toán.

    - Phương pháp đánh giá dự báo (đánh giá nhanh).

    - Phương pháp mô hình hóa (sử dụng mô hình lan truyền ô nhiễm nước).

    - Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích mở rộng.

    - Phương pháp chuyên gia.

    5.2. Cách thức tiến hành
    Bước 1: Liên hệ với các cơ quan quản lý nhà nước của huyện Thuận An để
    thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng môi trường của
    các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp, quy hoạch phát triển phát triển kinh
    tế - xã hội huyện Thuận An đến năm 2020, các kết quả quan trắc môi trường nước
    mặt, kết quả điều tra các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp ; thu thập các
    tài liệu về giải pháp quản lý các cơ sở sản xuất nằm khu công nghiệp trong nước và
    ngoài nước.

    Bước 2: Phân tích, đánh giá và tổng hợp các số liệu đã thu thập gồm:

    - Phân tích, đánh giá và tổng hợp các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế -
    xã hội, thực trạng môi trường của các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp,
    các kết quả quan trắc môi trường nước mặt.

    - Phân tích, đánh giá và tổng hợp các số liệu về lưu lượng nước thải, hiện
    trạng thu gom, xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn thông thường và chất thải
    nguy hại
    - Phân tích, đánh giá và tổng hợp các số liệu về kết quả phân tích mẫu nước
    thải, khí thải.

    - Phân tích, đánh giá và tổng hợp các số liệu về công tác thực thi các quy
    định pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công
    nghiệp.

    Bước 3: Đánh giá đặc trưng ô nhiễm nước thải.

    Bước 4: Thực hiện chạy mô hình lan truyền ô nhiễm nước thải.

    Bước 5: Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu của
    quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Thuận An đến năm 2020.

    Bước 6: Kiến luận – Kiến nghị.


    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN



    1.1. Giới thiệu sơ bộ về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thuận An
    1.1.1. Điều kiện tự nhiên
    a. Vị trí địa lý

    Huyện Thuận An là một trong bảy đơn vị hành chính của tỉnh Bình Dương,
    nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bình Dương. Ranh giới của huyện giáp ranh với Thủ
    Dầu Một, các quận thành phố Hồ Chí Minh là các khu vực đô thị hóa cao. Cụ thể
    như sau:

    - Phía Bắc giáp thị xã Thủ Dầu Một và huyện Tân Uyên.

    - Phía Nam giáp quận Thủ Đức TP. Hồ Chí Minh.

    - Phía Đông giáp huyện Dĩ An.

    - Phía Tây giáp Quận 12 và huyện Hóc Môn TP. Hồ Chí Minh.

    Tổng diện tích tự nhiên của huyện Thuận An khoảng 8.425,82 ha chiếm
    3,14% diện tích tỉnh Bình Dương.

    Trung tâm huyện là thị trấn Lái Thiêu cách trung tâm Thủ Dầu Một khoảng
    10km, cách trung tâm TP Hồ Chí Minh khoảng 20km, cách ngã tư Bình Phước
    khoảng 5 km. Huyện Thuận An có 08 xã (Bình Chuẩn, An Phú, Thuận Giao, An
    Sơn, Hưng Định, Bình Nhâm, Bình Hòa, Vĩnh Phú) và 02 thị trấn (Lái Thiêu, An
    Thạnh).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...