Luận Văn Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận 2, Tp.HCM

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Bống Hà, 2/6/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi quốc gia cũng như toàn nhân loại. Tuy vậy, chất lượng môi trường của chúng ta hiện nay đang có nguy cơ ngày một suy giảm do các hoạt động của con người. Một trong những tác nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng là chất thải rắn phát sinh từ sinh hoạt của con người, từ các hoạt động sản xuất công - nông - lâm - ngư nghiệp, từ các công sở, từ các hoạt động giao dịch thương mại, . Chất thải rắn ngày càng tăng cả về khối lượng, thành phần lẫn độc tính.
    Hiện nay, mỗi ngày Tp.HCM thải ra khoảng 7.000 tấn rác. Lượng rác khổng lồ này hầu hết được đem đến các công trương và chôn xuống lòng đất với số ngân sách để chi ra vận chuyển, xử lý khoảng 300 tỉ đồng/năm. Tuy nhiên, phương pháp chôn lấp rác tập trung chưa phải là giải pháp tối ưu, công nghệ xử lý cũng không có gì đặc biệt, nhưng trong điều kiện còn khó khăn, đây được xem là một giải pháp tình thế. Thử hình dung, mỗi ngày có hàng ngàn tấn rác đổ về các bãi chôn lấp, nếu không được xử lý, tình trạng môi trường sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân khu vực xung quanh. Tất cả mọi thứ được gom lại về bãi chôn lấp, bãi chôn lấp rác trở thành nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi một lượng nước rỉ rác khổng lồ, môi trường không khí bị ô nhiễm và vùng đất này trở thành vùng đất chết. Một trong những ví dụ điển hình cho vấn đề này là bãi rác Đông Thạnh đang bị đóng cửa và sắp tới bãi rác Gò Cát và Tam Tân cũng bị đóng cửa.
    Đối với Quận 2, một Quận vừa mới được xác nhập vào các quận nội thành của Thành Phố (1/4/1997) và dân số chỉ tập trung đông đúc vào những năm gần đây khi Quận 2 bước vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năm 2000, dân số Quận 2 chỉ là 104.603 người và đến năm 2005, dân số Quận 2 là 128.505 người và tương lai vấn đề dân số sẽ phải được quan tâm. Điều đó đồng nghĩa với việc Quận 2 sẽ phải gánh chịu một khối lượng CTRSH lớn và cũng đồng nghĩa với việc xây dựng thêm những bãi xử lý mới. Tất cả lại đi vào con đường bế tắt trước đó: các phương án chôn lấp hoặc đốt rác thải sinh hoạt đều là quá trình chuyển từ dạng ô nhiễm này sang dạng ô nhiễm khác độc hại hơn và không khả thi. Vậy tại sao chúng ta lại không có những nghiên cứu chi tiết điều tra hiện trạng quản lý RSH trên địa bàn Quận 2 và từ đó xây dựng lên các chương trình hành động cho Quận 2. Nắm bắt được tình hình trên nên em đã chọn đồ án tốt nghiệp:“Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận 2, Tp.HCM”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...