Luận Văn đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp cải thiện môi trường khu vực dọc kênh tân hóa – lò gốm, tph

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1:
    MỞ ĐẦU
    1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

    Thành phố HCM là một thành phố lớn nhất Việt Nam, được xây dựng từ thế kỷ 17, là thành phố trẻ với nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, là điểm nút của các tuyến đường quan trọng, có nhiều cơ hội thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Đây cũng là một trung tâm văn hoá, kỹ thuật quan trọng của cả nước. Trải qua nhiều thời kỳ thành phố vẫn tiếp tục phát triển với quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng trong những năm gần đây. Mật độ dân số cũng như các công trình kiến trúc cũng tăng lên nhanh. Nhưng các công trình hạ tầng kỹ thuật còn chậm so với tốc độ phát triển đô thị hoá hiện nay, đặc biệt là các công trình phúc lợi công cộng chưa được đầu tư nhiều do ngân sách còn hạn chế. Việc xây dựng và duy tư bảo dưỡng hàng năm hệ thống thoát nước không đáp ứng được yêu cầu, hiện nay đang xuống cấp do mật độ dân số tăng quá nhanh trong những năm gần đây. Sự lấn chiếm kênh, rạch càng làm cho hệ thống thoát nước càng trở nên quá tải, ô nhiễm môi trường cũng như tình trạng ngập úng thường xuyên xảy ra.
    Vấn đề nhà cửa cất chen chúc trên kênh, rạch của một số bà con nghèo. Nhà ven kênh kéo theo hàng loạt các vấn đề ô nhiễm như rác rưởi, vệ sinh thải ra hàng ngày trên kênh làm cho nước sông trở nên đen, không khí không được trong lành gây nên mùi hôi. Nhà ven kênh và trên kênh làm tắc nghẽn dòng chảy, tạo ra các điểm chứa chất thải cho các hộ dân sống trên kênh, gây ô nhiễm trầm trọng môi trường khu vực, gây khó khăn cho công tác quản lý hệ thống thoát nước, quản lý môi trường .
    Thành Phố Hồ Chí Minh là đỉnh trong tam giác phát triển về mọi mặt giữa Thành Phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Vũng Tàu, Bà Rịa là địa phương đứng đầu trong cả nước về thu hút đầu tư của nước ngoài. Để tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho tình trạng phát triển kinh tế, xã hội, việc đầu tư các công trình kỹ thuật hạ tầng hiện nay đã trở thành bức xúc.
    1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Đề tài nghiên cứu nhằm:
    - Đánh giá hiện trạng môi trường
    - Đề xuất biện pháp cải thiện môi trường khu vực dọc kênh Tân Hóa-Lò Gốm.
    1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    - Nghiên cứu và khảo sát thực địa.
    - Điều tra và nhận xét, đánh giá hiện trạng môi trường khu vực dọc kênh Tân Hóa-Lò Gốm.
    - Đánh giá và nhận xét về dự án bảo vệ môi trường đã có trên khu vực dọc kênh Tân Hóa-Lò Gốm.
    - Đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường khu vực dọc kênh Tân Hóa -Lò Gốm.
    1.4 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
    - Thời gian thực hiện: tháng 10/2007-12/2007
    - Phạm vi nghiên cứu: khu vực dọc kênh Tân Hóa-Lò Gốm, TPHCM
    1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    - Thu thập những số liệu, thông tin về tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu.
    - Thu thập, bảo quản.
    - Khảo sát thực địa.
    - Phương pháp phỏng vấn.
    - Phỏng vấn, thu thập ý kiến của người dân trong khu vực nghiên cứu.
    1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC – KINH TẾ – XÃ HỘI
    1.6.1 Ý nghĩa khoa học
    Hiện nay, công tác chống ngập úng và giải quyết ngập ở thành phố Hồ Chí Minh được xác định là một vấn đề hết sức cấp thiết, các nghiên cứu trước đây đã xác định các nguyên nhân gây ngập chi tiết lên từng điểm, nhưng đặc tính, tính chất các điểm ngập thì hầu như chưa được nghiên cứu một cách khoa học. Rất nhiều các dự án đã được triển khai với nhiều quy mô khác nhau, tuy nhiên, tất cả diễn ra điều không đồng bộ, nhất quán và không ít trong số đó thiếu cơ sở khoa học dẫn đến không phát huy được hiệu quả tối đa các nguồn vốn đầu tư. Do đó, việc triển khai trên cơ sở phân vùng theo lưu vực thoát nước kết hợp với nghiên cứu, xác định đầy đủ đặc tính, tính chất của các điểm ngập thông qua xử lý số liệu điều tra, qua đó đưa ra những giải pháp kịp thời để giải quyết tình hình ngập úng và ô nhiễm môi trường cho khu vực.
    1.6.2 Ý nghĩa kinh tế và xã hội
    Vấn đề ngập nước đô thị hiện nay đã ảnh hưởng tiêu cực rất nhiều trong đời sống kinh tế xã hội của người dân. Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm, ngập nước làm tổn thất về kinh tế đến hàng tỷ đồng nhưng trên thực tế, những thiệt hại về thời gian bị mất do kẹt xe vì ngập nước, tiềm năng du lịch, tổn hại về vật chất nhà cửa, các công trình xây dựng, hạ tầng cơ sở, xe máy thiết bị, nhiên liệu đến ảnh hưởng về sức khỏe và tinh thần của con người, những thiệt hại hữu hình và vô hình nếu tính đầy đủ sẽ rất lớn.
    Giải quyết vấn đề ngập nghẹt và ô nhiễm đô thị cũng là bài toán kinh tế xã hội rất phức tạp. Tuy nhiên, khi vấn đề được giải quyết, những thành quả do nó mang lại là rất lớn, ngoài giảm đi những tổn thất về kinh tế, nâng cao giá trị của quỹ đất xây dựng, nó còn giúp cho đời sống của người dân khu vực được nâng cao hơn, giảm các bệnh tật do ngập nước và ô nhiễm gây ra như bệnh da liễu, đường ruột, sốt xuất huyết tạo được niềm tin trong nhân dân về đường lối và sự phát triển của thành phố.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...