Luận Văn Đánh giá hiện trạng sử dụng đất dốc tại Mô hình Thượng Uyển - HEPA, SPERI - Hương Sơn - Hà Tĩnh

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất dốc tại Mô hình Thượng Uyển - HEPA, SPERI - Hương Sơn - Hà Tĩnh


    Phần 1. MỞ ĐẦU
    1.1. Đặt vấn đề
    Đất là nguồn tài nguyên quý giá đối với mọi sinh vật cũng như sự tồn tại
    và phát triển của con người, là giá đỡ cho toàn bộ sự sống trên Trái đất. Trong
    sản xuất nông nghiệp, đất là nguồn tư liệu sản xuất không thể thay thế được.
    Trong thời kỳ hiện đại, nông nghiệp đã có những bước tiến vượt bậc, ví
    dụ những thành tựu của “cách mạng xanh” và nhiều ứng dụng trong khoa học kỹ
    thuật như m ở rộng diện tích tưới tiêu, tăng lượng phân bón và thuốc trừ sâu, áp
    dụng các giống mới có năng suất cao đã trở thành "biểu tượng” của những tiế n
    bộ trong sản xuất nông nghiệp. Ở Việt Nam, nông nghiệp đóng vai trò đặc biệt
    quan trọng trong nền kinh tế. Năm 2009, giá trị sản lượng nông nghiệp đạt
    71473 nghìn tỷ đồng, chiếm 13,85% tổng sản phẩm Quốc nội [18].
    Tuy vậy, song song với những "tiến bộ” vượt bậc đó, loài người lại đang
    đứng trước các thực trạng lo lắng hơn: Dân số ngày càng tăng, đất đai bị thoái
    hóa, sa mạc hóa, nhiều cộng đồng phải đối mặt với vấn đề an ninh lương thực,
    tần suất thiên tai tăng lên, thời tiết diễn biến khác thường, và môi trường sống
    đang bị hủy hoại nghiêm trọng. Cả nước hiện có trên 50% diện tích đất (3,2 triệu
    ha) vùng đồng bằng và trên 60% diện tích đất (13 triệu ha) vùng miền núi đối
    mặt với những vấn đề suy thoái đất. Với khoảng 4,3 triệu ha đất đang bị hoang
    mạc hoá/sa mạc hoá, tương đương với 28% tổng diện tích đất đai, hiện đang ảnh
    hưởng trực tiếp đến đời sống của hơn 20 triệu người dân [10].
    Ở miền Trung Việt Nam, với khoảng 80% là đồi núi dốc, thường xuyên
    chịu ảnh hưởng bởi điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt (hạn hán, lũ quét, tác động
    của gió Lào khô nóng), và quá trình canh tác sử dụng đất chưa hợp lý đã khiến
    đất bị thoái hóa với diện tích lớn, trong đó những khu vực đất bị xói mòn trơ sỏi
    đá hiện có nguy cơ sa mạc hóa cao. Miền Trung có tổng diện tích hoang mạc là
    491195,66 ha, chiếm 8,73% tổng diện tích tự nhiên [3]. Nếu không có giải pháp
    kịp thời và dài hạn diện tích này sẽ còn lan rộng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến
    phát triển kinh tế, xã hội và xoá đói giảm nghèo tại khu vực nông thôn. Chính vì
    vậy, việc thiết kế các hệ thống quản lý và thúc đẩy các phương thức sử dụng,
    canh tác đất hiệu quả nhằm hạn chế tác động của hoang mạc hóa và sa mạc hóa
    là một nhu cầu bức thiết.
    Những nghiên cứu về quản lý, sử dụng đất dốc ở Việt Nam đã có nhiều,
    với sự tham gia đáng kể của nhiều Viện Nghiên cứu. Trong dân gian, nông dân
    ta và nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số cũng đã tích lũy được nhiều trí tuệ bản
    địa và kinh nghiệm thực tiễn trong sử dụng đất hiệu quả.
    Ở miền Trung Việt Nam, Viện Nghiên cứu Sinh thái Chính sách Xã hội
    SPERI mở ra Khu Thực hành Sinh thái Nhân văn Vùng cao HEPA, Hương Sơn,
    Hà Tĩnh – đang là một điểm đào tạo thực hành NNST cho nông dân và thanh
    niên dân tộc thiểu số (Tày, Nùng, Hmông, Khơ Mú, Lư, Thái, ). Chương trình
    đào tạo FFS-HEPA tập trung chuyên sâu vào đào tạo thiết kế hệ thống NNST,
    thúc đẩy thực hành các kỹ năng và giải pháp trên mô hình nông hộ cụ thể nhằm
    quản lý bền vững các nguồn tài nguyên và nâng cao hiệu quả sử dụng đất dốc.
    Chương trình đào tạo cũng cam kết vừa trực tiếp tạo ra những đổi thay ở cấp độ
    địa phương, vừa đóng góp các giải pháp hành động cho nghiên cứu chính sách,
    nghiên cứu lý thuyết về phục hồi suy thoái đất, giảm thiểu các tác động của biến
    đổi khí hậu, và phát huy vai trò của cộng đồng trong Phụng dưỡng Thiên nhiên.
    Tôi được đến FFS-HEPA trong đợt thực tập giáo trình của Khoa Tài
    nguyên và Môi trường, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Nhận thấy được
    tầm quan trọng của những công việc thực hành tại các mô hình NNST ở đây,
    tầm quan trọng của việc có được các chỉ số định tính sau quá trình thúc đẩy
    những phương thức sử dụng/canh tác đất theo hướng NNST. Xuất phát từ những
    vấn đề trên, tôi tiến hành chuyên đề “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất dốc tại Mô
    hình Thượng Uyển - HEPA, SPERI - Hương Sơn - Hà Tĩnh”
    1.2. Mục đích – Yêu cầu
    1.2.1. Mục đích nghiên cứu
    Đánh giá hiện trạng sử dụng đất dốc tại mô hình Thượng U yển - HEPA,
    SPERI - Hương Sơn - Hà Tĩnh.
    1.2.2. Yêu cầu của đề tài nghiên cứu
    - Tìm hiểu hiện trạng sử dụng đất tại mô hình Thượng Uyển.
    - So sánh một số chỉ tiêu phân tích đất giữa các mô hình hiện thúc đẩy
    phương thức sử dụng đất NNST. (So sánh giữa mô hình NNST Thượng Uyển
    với hai mô hình: Mô hình NNST Cây Khế của khu bảo tồn và một mô hình ở
    ngoài dân Đội 9)
    - So sánh hiện trạng sử dụng đất ở mô hình Thượng Uyển và Báo cáo bản
    đồ đất Khu Bảo tồn Sinh thái Nhân văn Vùng cao năm 2003 (trang 13, trang 20).
    - Đề xuất một số giải pháp canh tác đất dốc trên mô hình Thượng Uyển


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Báo cáo của Bộ NN&PTNT tại hội nghị triển khai chương trình hành
    động quốc gia chống sa mạc hóa giai đoạn 2006-2010. Theo báo kinh tế hợp tác
    Việt Nam (Thứ tư ngày 4 tháng 7 năm 2007)
    2. Chương trình hành động quốc gia phòng chống sa mạc hóa và Công ước
    chống sa mạc hóa của Liên hợp quốc, 2007. Văn phòng công ước chống sa mạc
    hóa, IUCN
    3. Lê Quốc Doanh, 2009. Quản lý và sử dụng đất dốc bền vững dựa trên
    tiếp cận nông nghiệp sinh thái. Báo điện tử UBDT.
    4. Hội Khoa học đất Việt Nam, 2003. Báo cáo tổng hợp: Xây dựng bản đồ
    đất khu bảo tồn sinh thái nhân văn vùng cao xã Sơn Kim – Huyện Hương Sơn –
    Hà Tĩnh.
    5. Nguyễn Thị Khánh Huyền, 2012. Báo cáo tổng kết chương trình thực tập
    giáo trình tại HEPA, nhóm Thượng Uyển.
    6. Nguyễn Hữu Thành, 2010. Bài giảng thoái hóa phục hồi đất đai. Trường
    Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
    7. Vũ Chiến Thắng, 2008. Tác động của chất độc hóa học của Mỹ sử dụng
    trong chiến tranh đối với môi trường và con người ở Việt Nam . Văn phòng Ban
    chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong
    chiến tranh ở Việt Nam. (Văn phòng 33) Bộ Tài nguyên và Môi trường.
    8. Đào Châu Thu, 2008. Suy thoái đất và phục hồi đất bị suy thoái. Trung
    tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Bền vững Đại học Nông nghiệp Hà
    Nội.
    9. Đào Châu Thu. Sử dụng đất dốc cho sản xuất nông nghiêm, tiềm năng và
    thách thức. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Bền vững Đại học
    Nông nghiệp Hà Nội.
    10. Nguyễn Thị Hoài Thu, 2008. Tìm hiểu một số giải pháp cải tạo đất hoang
    mạc ở mô hình CCCD, thị trấn Đồng Lê – huyện Tuyên Hóa – tỉnh Quảng Bình. Báo
    cáo tốt nghiệp. Khoa TN&MT, Trươ
    ̀
    ng Đa ̣ i ho ̣ c Nông nghiê ̣ p Ha
    ̀ Nô ̣ i .
    11. Lê Văn Tiềm, 2010. Tài liệu tham khảo phòng thí nghiệm mini. Viện
    Nghiên cứu Sinh thái Chính sách Xã hội SPERI.
    12. Lê Văn Tiềm, 2010. Sự suy thoái của đất sau bạch đàn tại huyện Hữu
    Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Dự kiến đề cương nghiên cứu. Trung tâm Nghiên cứu
    Kiến thức Bản địa & Phát triển
    13. Nguyễn Thị Tươi, 2011. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nước tại mô
    hình nông nghiệp sinh thái Khe Soong- Hương Sơn- Hà Tĩnh. Báo cáo tốt nghiệp.
    Khoa TN&MT, Trươ
    ̀
    ng Đa ̣ i ho ̣ c Nông nghiê ̣ p Ha
    ̀ Nô ̣ i .
    14. Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Nguyễn Tử Siêm, Nguyễn Ngọc Bình,
    2006. Đất và dinh dưỡng đất. Cẩm nang ngành lâm nghiệp. Bộ Nông nghiệp và
    phát triển nông thôn.
    15. Nguyễ n Tư ̉ Siêm , Thái Phiên , 1999. Đất đồi núi V iệt Nam – Thoái hóa
    phục hồi. Nhà xuất bản Nông nghiệp .
    16. Ly Seo Vư, 2011. Kết quả quá trình học thông qua thực hành Nông
    nghiệp sinh thái tại mô hình Thượng Uyển – HEPA. Báo cáo tốt nghiệp. Viện
    Nghiên cứu Sinh thái Chính sách Xã hội SPERI
    17. http://canhbaothientaiqn.com/?page=tintuc&id=345&idsub=347&idtin=6
    719
    18. http://www.climategis.com/2011/03/su-dung-bao-ve-va-cai-tao-at-bi-xoi-mon.html
    19. http://www.kiemlam.org.vn
    20. http://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%B4ng_nghi%E1%BB%87p_Vi%E1
    %BB%87t_Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...