Luận Văn Đánh giá hiện trạng rừng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ tài nguyên rừng huyện Đức Trọng - Lâm Đ

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    63725
    MỤC LỤC
    Mở đầu . . 6
    CHƯƠNG 1 . . 12
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
    NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN RỪNG . . 12
    1.1.Khái niêm về rừng . . 12
    1.2.Vai trò của rừng . 15
    1.2.2.Vai trò của rừng đối với nền kinh tế . 16
    1.2.3.Tác động của rừng lên cuộc sống: . . 16
    1.3.Quản lý nhà nước về tài nguyên rừng . . 17
    1.3.1.Công tác quản lý và bảo vệ rừng . 17
    1.3.1.1.Nguyên lý chung của quản lý tài nguyên rừng . . 17
    1.3.2.Công tác quản lý rừng ở Việt Nam . . 18
    CHƯƠNG 2 . . 23
    TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN , KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ĐỨC
    TRỌNG . . 23
    2.1.Điều kiên tự nhiên . 23
    2.1.1. Vị trí địa lý . . 23
    2.1.2. Địa hình . 24
    2.1.3. Khí hậu . . 25
    2.1.4. Tài nguyên nước . . 27
    2.1.4.1.Nước mặt . 27
    2.1.4.2.Tài nguyên nước ngầm: . . 27

    2.1.5. Tài nguyên đất . . 28
    2.1.5.1.Phân loại đất . 28
    2.1.6. Tài nguyên khoáng sản . . 32
    2.1.7. Tài nguyên rừng . . 33
    2.1.8. Tài nguyên nhân văn và cảnh quan môi trường . . 35
    2.2.Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội . . 36
    2.2.1.Kinh tế . 36
    2.2.2.Thu nhập mức sống . 37
    2.2.3.Văn hóa xã hội . . 37
    2.3.Định hướng phát triển kinh tế xã hội. từ 2011-2015 . . 37
    2.3.1.Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội: . 37
    2.3.1.1.Các chỉ tiêu về kinh tế: . . 37
    2.2.1.2.Các chỉ tiêu về xã hội: . . 38
    CHƯƠNG 3 . . 41
    HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ KHAI THÁC BẢO VỆ RỪNG HUYỆN
    ĐỨC TRỌNG . . 41
    3.1.Hiện trạng tài nguyên rừng Huyện Đức Trọng. . 41
    3.1.1.Diện tích . 41
    3.1.2Phân bố . 41
    3.1.3.Bộ máy tổ chức : . . 41
    3.2.Hiện trạng khai thác quản lý tài nguyên rừng . . 43
    3.2.1.Tổng hợp độ che phủ rừng tính theo đơn vị hành chính . . 43
    3.2.2.Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp qua các năm . . 44

    3.2.3.Hiện trạng thuộc 3 loại rừng phân loại theo chủ quản lý . 47
    3.2.4.Hiện trạng rừng phòng hộ . . 52
    3.3.Định hướng phát triển và qui hoạch tài nguyên rừng . . 55
    CHƯƠNG 4 . . 59
    ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG . . 59
    4.1.Các giải pháp . 59
    4.1.1.Về mặt pháp lý: . . 59
    4.1.2.Giải pháp về kinh tế. 60
    4.1.3.Giải pháp xã hội. . 61
    4.1.4.Các giải pháp về công nghệ. . 63
    Kết luận . . 65
    Tài liệu tham khảo . 67

    MỞ ĐẦU
    1.Lý do chọn đề tài
    Các hệ sinh thái rừng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với con người và
    đặc biệt là duy trì môi trường sống, đóng góp vào sự phát triển bền vững của mỗi
    quốc gia và sự tồn tại của trái đất. Rừng không chỉ cung cấp nguyên liệu như gỗ, củi,
    lâm sản ngoài gỗ cho một số ngành sản xuất mà quan trọng hơn là các lợi ích của
    rừng trong việc duy trì và bảo vệ môi trường, đó là điều hoà khí hậu, hạn chế xói
    mòn và bồi lắng, bảo vệ bờ biển, điều tiết nguồn nước và hạn chế lũ lụt.
    Mặc dù các lợi ích môi trường do rừng đem lại là rất đáng kể nhưng việc quản
    lý bền vững tài nguyên rừng vẫn là những thách thức. Nạn chặt phá rừng và chuyển
    đổi rừng sang mục đích khác (nông nghiệp, công nghiệp, chăn nuôi, vv) đang diễn
    ra ở mức báo động. Trong giai đoạn 1990 - 2000, tổng diện tích rừng trên toàn thế
    giới mất đi là 8,9 triệu ha và trong giai đoạn 2000 - 2005 là 7,5 triệu ha (FAO 2005a).
    Số liệu thống kê của FAO năm 2005 cho thấy tổng diện tích rừng của toàn thế giới
    là khoảng 4 tỷ ha, chiếm 30% diện tích bề mặt trái đất và tỷ lệ diện tích rừng bình
    quân đầu người là 0,62 ha. Năm nước có diện tích rừng lớn trên thế giới là Liên
    bang Nga, B ra xin, Ca na đa, Mỹ và Trung Quốc. Diện tích rừng của 5 nước này
    chiếm hơn 1/2 diện tích rừng trên toàn cầu. Diện tích rừng phân bố không đều giữa
    các quốc gia trên thế giới. diện tích rừng ở châu phi chiếm 16,1% tổng dện tích trái
    đất; châu á là 14,5%; châu âu là 23,5%; bắc và trung mỹ là 17,1%; châu đại dương
    là 5,2%; và nam mỹ là 21,05 (FAO 2005a).
    Ở Việt Nam, diện tích rừng cũng bị giảm đi nhanh chóng trong giai đoạn
    1943 - 1990. Diện tích rừng bị mất đi trong giai đoạn này là khoảng 5 triệu ha.
    Trong giai đoạn 1990 - 2005, diện tích rừng được cải thiện đáng kể. Diện tích rừng

    toàn quốc hiện nay khoảng 12,6 triệu ha (độ che phủ rừng là khoảng 38%), trong đó
    rừng phòng hộ là 6,2 triệu ha; đặc dụng là 2 triệu ha và rừng sản xuất là 4,5 triệu ha
    (Bộ Nông nghiệp và PTNT 2005).
    Sự suy giảm về tài nguyên rừng, đặc biệt là sự thu hẹp nhanh chóng diện tích
    rừng đang được coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi khí hậu
    toàn cầu và suy thoái môi trường. Trong những năm gần đây, chúng ta đã và đang
    chứng kiến hiện tượng ấm lên toàn cầu, sự gia tăng và xuất hiện bất thường của
    những trận bão và lũ lụt có cường độ và sức tàn phá lớn, suy thoái đất đai và nguy
    cơ sa mạc hóa trên diện rộng đã và đang gây ra những lo ngại trên phạm vi toàn cầu
    và ở nhiều quốc gia.
    Ngày nay, bảo vệ tài nguyên rừng đã trở thành vấn đề trọng yếu mang tính
    toàn cầu. ở nước ta, vấn đề này trở thành sự nghiệp của toàn đảng, toàn dân mà
    còn là nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối chủ trương kế hoạch
    phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
    Thời gian gần đây Huyện Đức Trọng nói riêng và trên địa bàn Tỉnh Lâm
    Đồng nói chung đang nổi lên vấn đề đáng được quan tâm - khai thác tài nguyên
    rừng trên địa bàn Huyện Đức Trọng. Những vấn đề này đã đặt ra những yêu cầu
    trong công tác quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn Huyện. Việc khai thác tài
    nguyên rừng cần được quản lý chặt chẽ bởi lẽ : rừng là 1 tài nguyên quý giá của
    quốc gia, hoạt động khai thác rừng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và đời
    sống xã hội . trước các vấn đề nêu trên, nâng cao hoạt động quản lý nhà nước về
    tài nguyên rừng trên địa bàn Huyện Đức Trọng là yêu cầu cần thiết trước yêu cầu
    của tình hình thực tế .
    Đối với huyện Đức Trọng, vồn là 1 huyện thuộc tỉnh lâm đồng , có nguồn tài
    nguyên thiên nhiên khá phong phú , trong đó có tài nguyên rừng. Những đặc điểm

    đó đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển KT- XH , đảm bảo an ninh quốc
    phòng cũng như bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy vậy, vấn đề bảo vệ nguồn tài
    nguyên rừng của địa phương hiện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát
    triển. Tài nguyên đang bị suy thoái so việc khai thác và sử dụng thiếu hợp lý, rừng
    tự nhiên tiếp tục bị tàn phá, đất đai bị xói mòn và thoái hóa, đa dạng sinh học bị suy
    giảm, nguồn nước mặt và nước ngầm đang bị ảnh hưởng . Việc gia tăng dân số,
    nhất là việc di dân tự do là những sức ép lớn đối với tài nguyên rừng. Việc thi hành
    pháp luật về bảo vệ nguồn tài nguyên rừng còn gặp nhiều khó khăn, ý thức tự
    giác bảo vệ rừng chưa trở thành thói quen trong cộng đồng dân cư . đang trở
    thành những vấn đề lớn đòi hỏi phải được giải quyết
    Thực tế cũng đã có những đề tài nghiên cứu, những báo cáo, bài viết bàn về
    vấn đề tài nguyên môi trường trên địa bàn Huyện Đức trọng - Lâm Đồng nói riêng
    và Tây Nguyên nói chung. Một số bài viết, nghiên cứu có thể kể đến đó là:
    “Hãy cứu lấy rừng phòng hộ thủy điện Đại Ninh” http://www.baomoi.com ;
    http://laodong.com.vn .
    “Tan tác rừng phòng hộ Đại Ninh” http://tuoitre.vn ; http://60s.com.vn .
    “Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất hướng giải quyết đất sản xuất
    cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ vùng Tây Nguyên” của Viện Nghiên cứu
    Địa chính
    “Quản lý rừng và hưởng lợi trong giao đất giao rừng” của PGS.TS. Bảo Huy Trường
    ĐH Tây Nguyên.
    Tuy nhiên, những nghiên cứu, bài viết đó cũng chỉ mới dừng lại trên cơ sở báo
    cáo thống kê hoặc giải quyết một số nội dung nhất định. “Nghiên cứu đánh giá thực

    trạng và đề xuất hướng giải quyết đất sản xuất cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại
    chỗ vùng Tây Nguyên” là một trong những cơ sở cho việc giải quyết đất sản xuất
    đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ vùng Tây Nguyên, “quản lý rừng và hưởng
    lợi từ giao đất giao rừng” cho thấy lợi ích từ việc quản lý và sử dụng tài nguyên rừng
    hợp lý Bên cạnh đó, dự án điều chỉnh bổ sung phát triển KT-XH huyện đến năm
    2015 đã dần đi vào thực hiện kéo theo những yêu cầu thiết thực đối với công tác
    quản lý nguồn tài nguyên rừng một cách hợp lý để phát triển một cách bền vững.
    trước những vấn đề nay tôi quyết định chọn đề tài “ Đánh giá hiện trang tài nguyên
    rừng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ tài nguyên rừng ( nghiên cứu tai huyện
    Đức trọng, tỉnh Lâm Đồng)” làm khóa luận tốt nghiệp .thông qua các vấn đề được
    trình bày trong khóa luận người viết đưa ra cái nhin tổng quát về tài nguyên rừng
    huyện đức trọng, hiện trạng , những thành tựu han chế của công tác quan lý và xử
    dụng tai nguyen rừng tại địa phương. Từ đó người viết đề ra một số giải pháp nhằm
    khai thác hợp lý và bảo vệ tài nguển rừng.
    2.Mục đích , nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
    2.1.Mục đích nghiên cứu
    Đề tài tập trung tìm hiểu các nội dung chính sau:
    Hiện trạng tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Đức Trọng, hoạt động quản lý và khai
    thác tài nguyên rừng
    Các biện pháp nhằm bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng xuất phát từ những hiện trạng
    đã nghiên cứu.
    2.2.Nhiên vụ
    Để thực hiện những mục đích nêu trên , đề tái tập trung giả quyết những vấn đề

    chủ yếu.
    Nghiên cứu thực trạng tài nguyên rừng và hoạt đông quản lý tài nguyên rừng
    trên địa bàn huyện Đức Trọng.
    Từ thực trạng tài nguyên rừng và hoạt động quản lý tài nguyên rừng , đề tài đi
    sâu vào tìm hiểu những kết quả đã đạt được và những hạn chế đang còn tồn tại trong
    công tác quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Đức Trọng.
    2.3.Phạm vi nghiên cứu
    Nghiên cứu về thực trạng tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Đức Trọng,
    tỉnh Lâm Đồng và công tác quản lý nhà nước về tài nguyên rừng trên địa bàn huyện
    3.Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài này sử dụng các phương pháp sau
    Phương pháp luận
    Thu thập số liệu
    Phương pháp phân tích đánh giá
    4.Kết cấu luận văn
    4.1.Phần mở đầu
    4.2.Phần nội dung: gồm có 4 chương
    Chương1: Một số vấn đề chung về tài nguyên rừng và hoạt động quản lý nhà
    nước về tài nguyên rừng.
    Chương 2: Tổng quan về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội.
    Chương 3: Tài nguyên rừng và hiện trạng khai thác bảo vệ tài nguyên rừng trên
    địa bàn Huyện Đức Trọng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...