Đồ Án Đánh giá hiện trạng rác tái chế tại thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 16/12/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục tiêu: đánh giá được kết quả của công tác quản lý tái chế rác thải và lực lượng thu gom rác trong thành phố, hiện trạng của rác thải tái chế tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đề xuất các biện pháp tái chế rác hiệu quả, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và phù hợp kinh tế.

    1. CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
    2. 1.1. TỔNG QUAN TP. Hồ Chí Minh với hơn 7 triệu dân, là nơi tập trung hàng trăm ngàn nhà hàng, khách sạn, khu thương mại, chợ, siêu thị, công sở, văn phòng, trường học, 84 bệnh viện, 400 trung tâm y tế và phòng khám đa khoa, và hơn 12.000 cơ sở công nghiệp (lớn, vừa và nhỏ) nằm trong và ngoài 15 khu công nghiệp và khu chế xuất . Mỗi ngày, Tp.HCM thải ra khoảng 6.000 - 6.500 tấn chất thải rắn đô thị. Trong đó, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt từ các khu đô thị khoảng 3.500 - 4.500 tấn/ngày, từ các cơ sở công nghiệp và y tế khoảng 800 - 1.200 tấn/ngày. Bên cạnh đó, còn có khoảng 700 - 1.200 tấn chất thải rắn xây dựng (xà bần) và 700 - 900 tấn chất thải rắn công nghiệp, trong đó có khoảng 150 - 200 tấn chất thải nguy hại. Địa bàn Tp.HCM nói riêng và cả nước nói chung, không có nhiều các nhà máy xí nghiệp áp dụng các công nghệ tái chế, tái sử dụng, giảm thiểu chất thải mặc dù lợi ích của chúng mang lại là rất lớn. Thực tế cho thấy hầu hết các loại chất thải rắn đều được chôn lấp tại hai bãi chôn lấp chính của thành phố là bãi chôn lấp Đông Thạnh và Gò Cát. Hoạt động này đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước, ô nhiễm mùi . Hơn nữa, sức chứa của các bãi chôn lấp cũng hạn chế. Do thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung dân số đông nhất cả nước và cũng là nơi đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Khi kinh tế ngày càng phát triển thì các hoạt động sản xuất diễn ra ngày càng nhanh hơn, nhiều hơn và năng động hơn; điều này đồng nghĩa với việc chất thải ô nhiễm thải ra môi trường ngày càng nhiều hơn, gây ảnh hưởng xấu đến các hoạt động sống của con người. Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm rác thải trên địa bàn thành phố chủ yếu là do ý thức người dân chưa cao, thiếu phương tiện thu gom rác, đặc biết là công tác quản lý còn chậm. Nếu tình trạng ô nhiễm rác thải cứ kéo dài và ngày càng trầm trọng, điều khó tránh khỏi là nguồn tài nguyên nước sẽ bị ô nhiễm; cư dân xung quanh các bãi rác tự phát dễ bị các bệnh truyền nhiễm; ngoài ra rác thải ứ đọng gây tắc nghẽn dòng chảy của các kênh rạch, phát tán bệnh tật; Hiện trạng ô nhiễm môi trường nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng trong thánh phố đang là nỗi băn khoăn lo lắng của các cơ quan chức năng cũng như của những người dân sống trên địa bàn quận. Vì vậy, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải có những biện pháp quản lý về môi trường sao cho có hiệu quả, để đem lại một môi trường sống tốt đẹp hơn cho con người và cho xã hội. Một trong các biện pháp góp phần giảm thiểu chất thải là việc tuần hoàn – tái chế và tái sử dụng hợp lý chất thải. Chính vì vậy, đề tài “Đánh giá hiện trạng rác tái chế tại Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp” được chọn để thực hiện. 1.2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. 1.2.1. Mục tiêu- nhiệm vụ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...