Luận Văn Đánh giá hiện trạng quản lý lực lượng thu gom rác dân lập trên địa bàn quận Bình Tân và đề xuất biện

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I

    CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI


    1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
    Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia cũng như toàn nhân loại. Tuy vậy, chất lượng môi trường của chúng ta hiện nay đang có nguy cơ ngày một suy giảm do các hoạt động của con người. Một trong những tác nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng là chất thải rắn phát sinh từ sinh hoạt của con người, từ các hoạt động sản xuất công – nông – lâm – ngư nghiệp, từ các cơ sở, từ các hoạt động giao dịch thương mại, . Chất thải rắn ngày càng tăng cả về khối lượng, thành phần lẫn độc tính.
    Hiện nay, mỗi ngày Tp.HCM thải ra khoảng 7.000 tấn rác. Lượng rác khổng lồ này hầu hết được đem đến các công trường và chôn xuống lòng đất với số ngân sách để chi ra vận chuyển, xử lý được tính là tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, phương pháp chôn lấp rác tập trung chưa phải là giải pháp tối ưu, công nghệ xử lý cũng không có gì đặc biệt, nhưng trong điều kiện còn khó khăn, đây được xem là một giải pháp tình thế. Thử hình dung, mỗi ngày có hàng ngàn tấn rác đổ về bãi chôn lấp, nếu không được xử lý, tình trạng môi trường sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân khu vực xung quanh. Tất cả mọi thứ được thu gom lại về bãi chôn lấp, bãi chôn lấp rác trở thành nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi một lượng nước rỉ rác khổng lồ, môi trường không khí bị ô nhiễm và vùng đất này trở thành vùng đất chết.
    Quản lý chất thải rắn ở địa bàn Quận có thể nói là một vấn đề hết sức nan giải và bất cập trong bối cảnh hiện nay. Chỉ có một phần nhỏ chất thải rắn được thu hồi tái chế và sử dụng ngay trong các cơ sở hoặc tái chế bên ngoài do các cơ sở tư nhân đảm nhiệm. Phần lớn chất thải rắn, kể cả chất thải nguy hại được vứt bỏ lẫn lộn với chất thải sinh hoạt và được đưa đi chôn lấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với môi trường và thậm chí còn đổ bừa bãi xuống các kinh rạch, các khu đất trống gây tình trạng ô nhiễm môi trường và mất vệ sinh nghiêm trọng, đang đe doạ khủng khiếp đến nguy cơ suy thoái tài nguyên nước mặt và nước ngầm ở các khu vực này cũng như toàn Quận. Mặt dù qui chế quản lý chất thải nguy hại đã có hiệu lực thi hành. Nhưng hiện nay việc tách riêng chất thải rắn sinh hoạt ra khỏi chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn nguy hại vẫn chưa được thực hiện tốt ở các cơ sở công nghiệp và có rất ít cơ sở đăng ký quản lý chất thải rắn nguy hại. Đã có không ít trường hợp khiếu nại hoặc phản ánh của dân cư liên quan đến vấn đề chất thải rắn công nghiệp.
    Cũng cần nói thêm rằng, các bãi rác hiện nay tại Tp.HCM đang lâm vào tình trạng quá tải, dẫn tới việc bãi chôn lấp đóng cửa trước thời hạn. Trong khi đó, nhiều khu dân cư tập trung, khu đô thị mới hình thành vẫn chưa có chỗ thích hợp để giải quyết vấn đề rác thải.
    Ngoài hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải trên địa bàn đã thiếu, đã yếu lại thô sơ lạc hậu, không thể đảm bảo nhu cầu thu gom rác trên địa bàn và gây cản trở giao thông như hiện nay. Thì việc quá tải và chiếm diện tích mặt bằng khá lớn ở bãi chôn lấp gây ô nhiễm môi trường, lãng phí đất đai và nguyên vật liệu,
    Trước tình hình đó, em chọn đề tài cho đồ án tốt nghiệp ngành quản lý môi trường là “Đánh giá hiện trạng quản lý lực lượng thu gom rác dân lập trên địa bàn quận Bình Tân và đề xuất biện pháp quản lý” nhằm giảm bớt hiện trạng ô nhiễm môi trường cho tương lai và sức ép đối với các bãi chôn lấp hiện nay do rác gây ra.
    1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
    Đánh giá hiện trạng quản lý lực lượng thu gom rác dân lập trên địa bàn quận Bình Tân
    Đề xuất các biện pháp quản lý lực lượng thu gom rác dân lập tai địa bàn quận phù hợp với xu hướng phát triển của khu vực.
    Phân tích tính ưu điểm – nhược điểm và tính kinh tế của đội thu gom rác dân lập trên địa bàn quận.
    1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài cần thực hiện các nội dung sau :
    - Thu thập số liệu, điều tra và khảo sát thực tế trên địa bàn Quận. Điều tra thu thập số liệu về:
    · Hình thức thu gom CTRSH hộ dân
    · Tổng số tuyến và lộ trình của các tuyến
    · Khối lượng rác cho một tuyến thu gom
    · Số lượng tuyến thu gom
    · Các loại phế liệu được phân loại
    · Thiết bị, dụng cụ và nhân lực
    · Khối lượng chất thải rắn từ hộ gia đình
    · Phí người đổ rác phải nộp
    - Thu gom chất thải rắn trên đường phố:
    · Số lượng các tuyến quét, thu gom và chiều dài, diện tích các tuyến quét rác trên đường phố
    · Khối lượng của từng điểm (số lượng xe, khối lượng 1xe)
    · Thời gian quét, thu gom
    · Hình thức quét, cách thức chuyển rác qua xe trung chuyển
    - Trung chuyển
    · Số lượng, vị trí, diện tích và cấu trúc bô rác (trạm trung chuyển)
    · Hoạt động tại bô rác (số lượng, tải trọng xe, thời gian lấy rác từ các điểm hẹn, .)
    · Thiết bị, dụng cụ, nhân lực
    · Khối lượng chất thải rắn qua từng bô rác (đơn vị đổ vào, nguồn gốc rác)
    · Chất lượng môi trường tại các bô rác
    - Vận chuyển
    · Tuyến và thời gian, chiều dài tuyến vận chuyển
    · Phương tiện vận chuyển
    · Khối kượng chất thải rắn đô thị
    · Thành phần CTR
    · Chất lượng môi trường trên đường vận chuyển
    Từ đó đánh giá hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của Quận và đề xuất giải pháp quản lý CTRSH phù hợp.
    Đánh giá hiện trạng và dự báo tải lượng chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn giai đoạn 2006 – 2020. Trên cơ sở đó lựa chọn phượng án, công nghệ phù hợp cho việc quản lý cũng như xử lý chất thải rắn sinh hoạt nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng dân cư.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...