Luận Văn Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại thành phố Hải Phòng và đề xuất biện pháp quản lý

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại thành phố Hải Phòng và đề xuất biện pháp quản lý phù hợp


    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI Y TẾ 2
    1.1. Định nghĩa, phân loại chất thải y tế 2
    1.1.1. Định nghĩa chất thải y tế 2
    1.1.2. Phân loại chất thải y tế 2
    1.2. Nguồn phát sinh, khối lượng, thành phần, tính chất chất thải y tế . 7
    1.2.1. Nguồn phát sinh 7
    1.2.2. Khối lượng chất thải phát sinh . 8
    1.2.3. Tính chất chất thải y tế . 10
    1.3. Ảnh hưởng của chất thải y tế đến môi trường và sức khỏe cộng đồng 11
    1.3.1. Ảnh hưởng đến môi trường 11
    1.3.2. Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với sức khỏe cộng đồng 12
    1.4. Một số phương pháp xử lý chất thải y tế . 15
    1.4.1. Phương pháp khử trùng . 15
    1.4.2 Chôn lấp chất thải rắn y tế 16
    1.4.3 Thiêu đốt chất thải rắn y tế 16
    CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI THÀNH
    PHỐ HẢI PHÒNG . 18
    2.1. Sơ lược về mạng lưới khám chữa bệnh tại thành phố Hải Phòng 18
    2.2. Hiện trạng quản lý chất thải y tế tại thành phố Hải Phòng . 18
    2.2.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế 18
    2.2.2 Số lượng chất thải rắn phát sinh tại bệnh viện . 18
    2.2.3. Công tác quản lý chất thải rắn 20
    2.2.4. Nguồn gốc phát sinh nước thải từ các cơ sở khám chữa bệnh . 23
    2.2.5. Công tác thu gom, vận chuyển, lưu giữ nước thải . 24
    2.3. Các vấn đề tồn tại trong công tác quản lý chất thải y tế tại Hải Phòng 25
    2.3.1. Những tồn tại về kỹ thuật . 25
    2.3.2. Những khó khăn trong công tác quản lý . 26
    CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
    CHẤT THẢI Y TẾ TẠI HẢI PHÒNG 27
    3.1. Cơ chế chính sách quản lý chất thải y tế . 27
    3.2. Giải pháp quản lý chất thải y tế cho thành phố Hải Phòng Xây dựng hệ
    thống quản lý môi trường . 28
    3.2.1. Các cơ sở y tế . 28
    3.2.2. Các đơn vị quản lý chất thải y tế . 29
    3.2.3. Sở y tế Hải Phòng 30
    3.2.4. Sở Tài nguyên và môi trường Hải Phòng 30
    3.3. Quy trình quản lý chất thải rắn y tế cho các cơ sở y tế 30
    3.3.1. Đối với các cơ sở y tế cấp quận huyện . 31
    3.3.2. Đối với các phòng khám tư nhân . 35
    3.4. Giải pháp quy hoạch nâng cao hiệu quả quản lý chất thải y tế tại Hải Phòng 35
    KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ . 38
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 40


    LỜI MỞ ĐẦU
    Ngày nay, vấn đề môi trường đang được các quốc gia và cộng đồng trên
    thế giới quan tâm. Bởi lẽ ô nhiễm môi trường, sự suy thoái và những sự cố
    môi trường có ảnh hưởng trực tiếp không chỉ trước mắt mà còn ảnh hưởng về
    lâu dài cho các thế hệ mai sau. Toàn thế giới đều đã nhận thức được rằng:
    phải bảo vệ môi trường, làm cho môi trường tr ong s ạ ch và ngày thêm bền
    vững.
    Việc bảo vệ môi trường cũng bao gồm: việc giải quyết ô nhiễm do những
    nguồn nước thải, ô nhiễm do các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, các chất
    thải trong y tế . Để xử lý các loại chất thải trên là một vấn đề thật sự khó
    khăn và nan giải. Với mỗi loại chất thải, chúng ta cần có những biện pháp xử
    lý khác nhau từ những khâu thu gom đến khâu tiêu hủy cuối cùng.
    Một trong những loại chất thải đó rất được quan tâm là chất thải y tế
    (CTYT) vì tính đa dạng và phức tạp của chúng. Hiện tại, chất thải bệnh viện
    đang trở thành vấn đề môi trường và xã hội cấp bách ở nước ta, nhiều bệnh
    viện trở thành nguồn gây ô nhiễm cho môi trường dân cư xung quanh, gây dư
    luận trong cộng đồng.
    Việc tiếp xúc với chất thải y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương.
    Các chất thải y tế có thể chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm, là chất độc hại
    có trong rác y tế, các loại hóa chất và dược phẩm nguy hiểm, các chất thải
    phóng xạ và các vật sắc nhọn, Tất cả các nhân viên tiếp xúc với chất thải y
    tế nguy hại là những người có nguy cơ nhiễm bệnh tiềm tàng, bao gồm những
    người làm việc trong các cơ sở y tế, những người bên ngoài làm việc thu gom
    chất thải y tế và những người trong cộng đồng bị phơi nhiễm với chất thải do
    sự sai sót trong khâu quản lý chất thải.
    Để góp phần bảo vệ môi trường sống tránh khỏi ô nhiễm do chất thải đặc
    biệt là chất thải rắn y tế, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài " Đánh giá hiện trạng
    quản lý chất thải rắn y tế tại thàn phố Hải Phòng và đề xuất biện pháp quản lý
    phù hợp" làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp đại học của mình.


    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI Y TẾ
    1.1. Định nghĩa, phân loại chất thải y tế
    1.1.1. Định nghĩa chất thải y tế
    Định nghĩa chất thải y tế
    Theo quy chế quản lý chất thải y tế của Bộ Y tế: “Chất thải y tế là chất thải
    phát sinh trong các cơ sở y tế, từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét
    nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo. Chất thải y tế có thể ở dạng rắn, lỏng,
    và dạng khí”.
    Định nghĩa chất thải y tế nguy hại
    Chất thải y tế nguy hại là chất thải có một trong các thành phần như: máu,
    dịch cơ thể, chất bài tiết, các bộ phận hoặc cơ quan của người, động vật, bơm
    kim tiêm và các vật sắc nhọn; dược phẩm; hóa chất và các chất phóng xạ dùng
    trong y tế. Nếu những chất thải này không được tiêu hủy sẽ gây nguy hại cho
    môi trường và sức khỏe con người.
    1.1.2. Phân loại chất thải y tế
    Căn cứ vào các đặc điểm lý học, hóa học, sinh học và tính chất nguy hại, chất
    thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 nhóm sau:
    - Chất thải lâm sàng
    - Chất thải phóng xạ
    - Chất thải hóa học
    - Các bình chứa khí có áp suất
    - Chất thải sinh hoạt
    a. Chất thải lâm sàng. [1]
    Chất thải lâm sàng gồm 5 nhóm:
    Nhóm A: Là chất thải nhiễm khuẩn, bao gồm: những vật liệu bị thấm máu,
    thấm dịch, các chất bài tiết của người bệnh như băng, gạc, bông, găng tay, bột
    bó, đồ vải, các túi hậu môn nhân tạo, dây truyền máu, các ống thông, dây và túi
    dịch dẫn lưu
    Hình 1.1. Hình ảnh chất thải nhiễm khuẩn
    Nhóm B: là các vật sắc nhọn, bao gồm: bơm tiêm, kim tiêm, lưỡi và cán dao
    mổ, cưa các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và mọi loại vật liệu có thể gây ra các
    vết cắn hoặc chọc thủng, cho dù chúng có thể nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm
    khuẩn.
    Hình 1.2. Chất thải dạng bơm, kim tiêm
    Nhóm C: là chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phát sinh từ các phòng xét
    nghiệm, bao gồm: găng tay, lam kính, ống nghiệm, túi đựng máu, bệnh phẩm
    sau khi sinh thiết/ xét nghiệm/ nuôi cấy
    Nhóm D: là chất thải dược phẩm bao gồm:
    - Dược phẩm quá hạn, dược phẩm bị nhiễm khuẩn, dược phẩm bị đổ, dược
    phẩm không còn nhu cầu sử dụng.
    - Thuốc gây độc tế bào là các thuốc chống ung thư hoặc các thuốc hóa trị liệu
    ung thư. Thuốc có khả năng phá hủy hoặc ngừng sự tăng trưởng của các tế bào
    sống.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1) Bộ Y Tế- Vụ điều trị:
    Tài liệu hướng dẫn: Thực hành quản lý chất thải y tế - NXB Y học 2000
    2) Tổ chức y tế thế giới ( WHO) :
    Quản lý chất thải rắn đô thị 1991
    3) Cù Huy Đấu:
    Quản lý và quy hoạch Môi trường bệnh viện Việt Nam- 2005
    4) Bộ xây dựng (1/2005): Quản lý chất thải rắn đô thị, báo cáo tham luận Hà
    Nội 7/1/2005
    5) T.S Nguyễn Huy Nga:
    Bảo vệ Môi trường trong các cơ sở y tế- NXB Y học 2004
    6) BYT (1999) : Quy chế quản lý chất thải y tế, NXB Y học, Hà Nội.
    7) BYT (3/2002) : Quy hoạch mạng lưới bệnh viện ở Việt Nam 2001 – 2010
    8) http://vnxpress.net
    9) http://thoibaoviet.com
    10) http://www.vea.gov.vn
    11) http://www.eubios.ifo
    12) http://docsachonline.vn
    13) http://www.hce.edu.vn
    14) http://community.h2vn.com
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...