Luận Văn Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp với đ

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    169
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Luận Văn Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến 2025


    PHẦN MỞ ĐẦU

    1.1 Đặt vấn đề

    Môi trường Việt Nam trong 10 năm đã chịu những tác động đáng kể do tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và gia tăng khai thác tài nguyên thiên nhiên. Do đó môi trường ngày càng có vị trí quan trọng trong đời sống thường ngày.
    Chất thải rắn(CTR) vẫn đang là vấn đề bức xúc, gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cộng đồng và phát triển bền vững của Việt Nam. Tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh cả nước mỗi năm vào khoảng 28 triệu tấn. Dự báo tổng lượng chất thải rắn sẽ phát sinh đến năm 2015 khoảng 43,6 triệu tấn; năm 2020 khoảng 67,6 triệu tấn; năm 2025 khoảng 91 triệu tấn.(BộTN&MT 2010 )

    Cùng với sự phát triển chung của đất nước, qua nhiều năm liên tục thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tỉnh Bình Dương đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích kinh tế - xã hội, thì còn phát sinh lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị nhưng vẫn chưa được quản lý và kiểm soát chặt chẽ. Công tác thu gom, xử lý chất thải rắn đô thị đạt khoảng 81%, chủ yếu tập trung tại các khu vực nội thị (HoàngPhạm 2010). Công ty công trình đô thị, các đội vệ sinh dân lập thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp tại các bãi chôn lấp chất thải rắn bảo đảm tiêu chuẩn hợp vệ sinh, còn lại đều là các bãi rác lộ thiên hoặc đổ tự nhiên. Một số bãi rác cũng đang quá tải, lượng rác thu gom phải chuyển chở đến nơi xử lý mới rất xa. Còn lại hầu hết các chất thải rắn nguy hại đều phải xử lý chung cùng các loại rác thải khác. Đây đang là một nguy cơ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cộng đồng.
    Đang trên đà phát triển công nghiệp, một trong những thách thức lớn của Bình Dương là thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, gắn phát triển kinh tếxã hội với nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Vì vậy việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn đô thị phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của Tỉnh Bình Dương là vấn đề cần thiết và cấp bách mà hiện chưa có đề tài nghiên cứu nào đề cập đến. Chính vì vậy tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến 2025” làm luận văn tốt nghiệp đại học ngành kỹ thuật môi trường của Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp Hồ Chí Minh.

    1.2 Tổng quan tài liệu

    Vấn đề chất thải rắn nói chung và chất thải rắn đô thị nói riêng đang được Nhà nước và các cơ quan tổ chức quan tâm. Nên trong thời gian qua đã có rất nhiều các nhà nghiên cứu khoa học quan tâm. Trước hết phải kể đến các nghiên cứu ở Viện Môi Trường và Tài Nguyên TP HCM. Trong đó, có các đề tài nghiên cứu về hiện trạng, quy hoạch và công nghệ xử lý chất thải rắn như sau:
    - Tác giả Nguyễn Thanh Phong (Phong)với đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khả thi xử lý chất thải rắn khu liên hợp Nam Bình Dương phục vụ cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh” đã đưa ra các công nghệ xử lý CTR gồm các công nghệ tái chế, chôn lấp hợp vệ sinh, xử lý chất thải công nghiệp, nước rỉ rác cho khu liên hợp. Đồng thời xây dựng chương trình quản lý và giám sát chất lượng môi trường cho khu liên hợp Nam Bình Dương.

    - Đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá thực trạng chất thải rắn. Đề** xuất các giải pháp quản lý phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2010” của Th.S Nguyễn Văn Phước (Phước 2006). Trong nghiên cứu này tác giả đã thu thập số liệu thực tế về chất thải rắn trên địa bàn tỉnh cho thấy rõ hiện trạng CTR, hiện trạng quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý CTR. Và đã đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp với tỉnh Bình Dương.
    Không ngừng ở đó, trong các trường đại học trên khắp cả nước cũng có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này với nhiều mảng đề tài khác nhau. Đại học Kỹ Thuật –Công Nghệ, Đại Học Bách Khoa TP HCM, Đại Học khoa học tự nhiên cũng tham gia tích cực nghiên cứu ở lĩnh vực này.

    Đại học Kỹ Thuật –Công Nghệ thì có một số đề tài như sau: Vào năm 2005 Phan Thị Lâm Tuyền (Tuyền 2005)đã bảo vệ đề tài: “Nghiên cứu quy hoạch hệ thống chất thải rắn tại huyện Di Linh- Tỉnh Lâm Đồng” đã phân tích và giúp chúng ta thấy rõ các tác động tích cực và tiêu cực, gián tiếp hoặc trực tiếp, giai đoạn trước mắt hay lâu dài của các hoạt động có liên quan đến chất thải rắn; Về mảng nghiên cứu hiện trạng đã được rất nhiều tác giả chú ý quan tâm: “Khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực quản lý và xử lý chất thải rắn ở Thị xã Gò Công” của tác giả Lê Nguyên Kim Ngân (Ngân 2008)đã đánh giá và đề xuất được biện pháp phân loại thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn cho Thị Xã Gò Công.
    Đại học Bách Khoa có những nghiên cứu sau đây:“Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý lực lượng thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” được thực hiện bởi Trần Nhật Nguyên (Nguyên 2008). Đề tài đã phân tích đánh giá thực trạng lực lượng thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh. Dự báo các vấn đề có liên qua đến quản lý CTR đến năm 2020 và đề xuất xây dựng hệ thống quản lý thu gom chất thải rắn sinh hoạt; Luận văn tốt nghiệp đại học của Trương Văn Hiếu (Hiếu 2008)“Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất quản lý CTR sinh hoạt cho TP Tam Kỳ - Quãng Ngãi”. Luận văn đã khảo sát đánh giá hiện trạng thu gom CTR và nhận thức của người dân về CTRSH. Từ những vấn đề hiện trạng thu gom CTR tác giả đã đề xuất giải pháp quản lý CTRSH tại Tp Tam Kỳ.

    Lĩnh vực chất thải rắn cũng được nhiều quan tâm từ trường Đại Học khoa học tự nhiên Tp Hồ Chí Minh: Tác giả Nguyễn Phú Khánh (Khánh 2007)“Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại Thị xã Tân An – tỉnh Long An”. Nghiên cứu và đánh giá hiện trạng rác thải sinh hoạt đối với môi trường tại Thị xã Tân An- Long An. Đồng thời xây dựng các giải pháp quản lý CTRSH nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và tăng cường tiết kiêm năng lượng thông qua việc phân loại; Sinh viên Dương Hoàng Vũ (Vũ 2005)với đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và xây dựng các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại Thị xã Bà Rịa – Vũng Tàu”. Tác giả đã đi sâu vào phân tích và làm rõ tác động môi trường rác thải sinh hoạt trên địa bà Thị xã Bà Rịa –Vũng Tàu. Từ những cơ sở đó xây dựng được các giải pháp quản lý để kiểm soát rác thải sinh hoạt phù hợp trên địa bàn thị xã.

    Những đề tài nghiên cứu về chất thải rắn nói chung và Bình Dương nói riêng trong thời gian qua rất nhiều Các nghiên cứu này góp phần làm cho việc quản lý ngày càng hoàn thiện hơn, dần đi sâu vào lĩnh vực chuyên môn và giải quyết được một số vấn đề đang đặt ra. Tuy nhiên các đề tài trên vẫn chưa có đóng góp nhiều cho việc quản lí chất thải rắn nói chung và chất thải rắn đô thị nói riêng để đảm bảo sự trong lành cho môi trường, tiết kiệm năng lượng thông qua tái chế và đảm bảo phát triển bền vững bảo vệ môi trường.
    Qua phân tích trên đây, cho thấy vấn đề cần thiết là tìm ra những giải pháp rỏ ràng và khả thi nhất để quản lý chất thải rắn đô thị áp dụng thực tế phù hợp cho địa bàn tỉnh Bình Dương.
    Để bổ sung vào các vấn đề và hạn chế đã được trình bày, trong đề tài nghiên cứu này sẽ trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu: Hiện trạng chất thải rắn đô thị của Bình Dương hiện nay như thế nào ? làm thế nào để quản lý chất thải rắn đô thị tại tỉnh Bình Dương? Để trả lời câu hỏi đó, trong đề tài sẽ giải quyết các vấn đề nghiên cứu sau đây:
    1. Hiện trạng hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị và công tác quản lý CTR đô thị ở tỉnh Bình Dương như thế nào?
    2. Những bên liên quan nào đến quản lý chất thải rắn đô thị? Những chính sách nào đã được Tỉnh Ban hành liên quan đến quản lý CTR đô thị?
    3. Dự báo tốc độ phát sinh chất thải rắn đô thị tỉnh Bình dương trong tương lai đến năm 2025
    4. Đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp chất thải rắn đô thị ở tỉnh Bình Dương

    1.3 Mục tiêu nghiên cứu

    Mục tiêu luận văn
    Đánh giá hiện trạng, dự báo chất thải rắn đô thị của tỉnh Bình Dương đến năm 2025 và đề xuất các biện pháp quản lý.
    Các mục tiêu cụ thể của luận văn
    1. Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị và công tác quản lý chất thải rắn đô thị ở tỉnh Bình Dương.
    2. Phân tích các bên liên quan trong việc quản lý chất thải rắn đô thị. Đánh giá hiệu quả của các chính sách quản lý chất thải rắn đô thị của Tỉnh Bình Dương
    3. Dự báo tốc độ phát sinh chất thải rắn đô thị tỉnh Bình dương trong tương lai đến năm 2025
    4. Đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp chất thải rắn đô thị ở tỉnh Bình Dương

    1.5 Phạm vi nghiên cứu

    Nghiên cứu tổng quát các đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương dựa trên các tài liệu có sẵn, bao gồm niên giám thống kê, các thành phố thị xã, thị trấn trong toàn tỉnh.
    Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2011.

    1.6 Ý nghĩa đề tài

    Ý nghĩa khoa học

    - Nghiên cứu tổng quan về chất thải rắn dựa trên những tài liệu có cơ sơ khoa học, được nhiều người biết và sử dụng như là tài liệu tham khảo.
    - Đưa ra cái nhìn tổng quát hơn về chất thải rắn đô thị cũng như giá trị thực sự của chất thải rắn, biến những cái bỏ đi thành những thứ có thể sử dụng được.

    Ý nghĩa thực tiễn

    - Việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn góp phần cung cấp các dịch vụ vệ sinh đô thị ngày càng tiên tiến phù hợp với điều kiện phát triển của xã hội.
    - Chất lượng vệ sinh đô thị ngày càng được nâng cao, ý thức bảo vệ môi trường của dân được cải thiện, góp phần đem lại một môi trường sạch đẹp, văn minh cho tỉnh Bình Dương

    Tính mới của đề tài

    - Khảo sát chất thải rắn đô thị trên toàn địa bàn tỉnh Bình Dương
    - Áp dụng hệ số phát thải của WHO cho CTRCN, CTRNN.

     
Đang tải...