Luận Văn Đánh giá hiện trạng phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch của các doanh nghiệp trên đ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Đánh giá hiện trạng phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch của các doanh nghiệp trên địa bàn Khánh Hòa


    MỤC LỤC
    MỤC LỤC . i
    DANH MỤC BẢNG . v
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ . vi
    KÝ HIỆU VIẾT TẮT vi
    LỜI MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN
    PHẨM TCMN PHỤC VỤ DU LỊCH 5
    1.1. Một số khái niệm về du lịch . 5
    1.1.1. Du lịch 5
    1.1.2. Sản phẩm du lịch 6
    1.1.2.1 Khái niệm . 6
    1.1.2.2. Những bộ phận hợp thành sản phẩm du lịch . 7
    1.1.2.3. Những đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch . 7
    1.2 Khái quát chung về nghề thủ công mỹ nghệ . 8
    1.3 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến phát triển sản phẩm thủ công
    mỹ nghệ 10
    1.3.1. Sản phẩm truyền thống . 10
    1.3.2. Hàng thủ công . 11
    1.3.3. Hàng thủ công truyền thống 11
    1.3.4. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ . 12
    1.4. Đặc điểm của hàng thủ công mỹ nghệ 18
    1.4.1. Tính văn hoá . 18
    1.4.2 Tính mỹ thuật 19
    1.4.3 Tính đơn chiếc . 20
    1.4.4 Tính đa dạng 20
    ii
    1.4.5 Tính thủ công . 21
    1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ
    phục vụ du lịch . 21
    1.5.1. Yếu tố kinh tế . 21
    1.5.2. Yếu tố về chính sách . 22
    1.5.3. Yếu tố văn hóa-xã hội . 23
    1.5.4. Yếu tố công nghệ 23
    1.5.5. Yếu tố thị trường 25
    1.5.6. Yếu tố tự nhiên . 26
    1.6. Vai trò phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ đối với sự phát triển du
    lịch . 27
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM THỦ
    CÔNG MỸ NGHỆ PHỤC VỤ DU LỊCH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
    TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA . 30
    2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hòa 30
    2.1.1 Điều kiện tự nhiên Khánh Hòa . 30
    2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội của Khánh Hòa 33
    2.2. Quá trình phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong thời gian qua 36
    2.3. Khái quát về các doanh nghiệp sản xuất mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh
    Khánh Hòa . 40
    2.3.1. Số lượng, cơ cấu các doanh nghiệp . 40
    2.3.2. Quy mô doanh nghiệp (vốn, lao động, thiết bị) . 41
    2.3.2.1 Vốn kinh doanh . 41
    2.3.2.2. Lao động 41
    2.3.2.3. Thiết bị 49
    2.4. Thực trạng phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch
    của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh . 51
    iii
    2.4.1. Phân đoạn thị trường . 51
    2.4.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu 53
    2.4.3. Định vị sản phẩm thủ công mỹ nghệ . 54
    2.4.4. Năng lực sản xuất và mở rộng quy mô 55
    2.4.5. Chính sách giá đối với sản phẩm . 58
    2.4.6. Chính sách phân phối sản phẩm 59
    2.4.7 Chính sách xúc tiến sản phẩm thủ công mỹ nghệ . 60
    2.5. Đánh giá chung về thực trạng phát triển các sản phẩm thủ công mỹ
    nghệ phục vụ du lịch của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh . 62
    2.5.1 Những thuận lợi và kết quả đạt được . 63
    2.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân . 65
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM THỦ
    CÔNG MỸ NGHỆ PHỤC VỤ DU LỊCH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
    TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA . 69
    3.1 Định hướng phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch của
    Khánh Hòa . 69
    3.2. Các giải pháp từ phía cơ quan quản lý . 70
    3.2.1 Giải pháp phát triển nguồn nguyên liệu . 70
    3.2.2. Phát triển các mặt hàng thủ công mỹ nghệ chủ lực 70
    3.2.3. Giải pháp hỗ trợ, khuyến khích phát triển các làng nghề truyền
    thống, đặc biệt chú ý đến các nghệ nhân . 71
    3.2.4. Giải pháp hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp . 72
    3.2.5. Giải pháp phát triển thị trường công nghệ . 72
    3.2.6. Giải pháp xúc tiến, quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục
    vụ du lịch 73
    3.3. Giải pháp về phía doanh nghiệp . 74
    3.3.1. Nghiên cứu nhu cầu thị trường 74
    iv
    3.3.2. Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý và nâng cao tay nghề cho
    người lao động . 74
    3.3.3. Giải pháp phát triển nguồn cung ứng nguyên vật liệu ổn định . 75
    3.3.4.Nâng cao chất lượng sản phẩm 76
    3.3.5. Đa dạng hóa sản phẩm thủ công mỹ nghệ . 77
    3.3.6. Huy động tối đa nguồn vốn kinh doanh 78
    3.3.7. Giải pháp xúc tiến, quảng bá sản phẩm TCMN . 78
    KẾT LUẬN . 80
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
    PHỤ LỤC
    v
    DANH MỤC BẢNG
    Bảng 2.1 Đánh giá việc phát triển du lịch Khánh Hòa trong thời gian tới . 35
    Bảng 2.2 Số lượng và phân bố doanh nghiệp sản xuất TCMN trên địa bàn
    Khánh Hòa 40
    Bảng 2.3 : Đánh giá số lượng và trình độ học vấn của lao động 42
    Bảng 2.4 Đánh giá trình độ chuyên môn của lao động 43
    Bảng 2.5 Đánh giá mức độ đồng bộ của dây chuyền sản xuất . 49
    Bảng 2.6 Đánh giá mức độ vận hành của dây chuyền sản xuất 50
    Bảng 2.7 Đánh giá hoạt động nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng
    mới hàng năm của doanh nghiệp . 53
    Bảng 2.8 Bảng liệt kê các sản phẩm TCMN chính của các doanh nghiệp trên
    địa bàn tỉnh Khánh Hòa 54
    Bảng 2.9 Đánh giá việc thực hiện cải tiến của các doanh nghiệp trong vòng 3
    năm qua và thời gian năm tới 56
    Bảng 2.10 Đánh giá kế hoạch đầu tư nâng cao trình độ công nghệ của các
    doanh nghiệp 58
    Bảng 2.11 Đánh giá phương tiện thực hiện xúc tiến, quảng cáo sản phẩm của
    các doanh nghiệp 61
    vi
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ
    Biểu đồ 2.1: Bảng đánh giá vai trò của việc phát triển các sản phẩm TCMN
    phục vụ du lịch . 36
    Biểu đồ 2.2: Đánh giá thái độ của lao động 44
    Biểu đồ 2.3: Mong muốn của lao động . 45
    Biểu đồ 2.4: Đánh giá thu nhập của lao động trong doanh nghiệp so với các
    đơn vị cùng ngành . 46
    Biểu đồ 2.5: Đánh giá tình hình tuyển dụng của doanh nghiệp . 47
    Biểu đồ 2.6: Bảng đánh giá phương pháp tuyển dụng của doanh nghiệp 48
    Biểu đồ 2.7: Bảng đánh giá hình thức tổ chức đào tạo lao động của doanh nghiệp 49
    Biểu đồ 2.8 Bảng đánh giá thị trường chính của doanh nghiệp 51
    Biểu đồ 2.9 : Đánh giá mức độ cải tiến của doanh nghiệp 57
    Biểu đồ 2.10: Đánh giá việc thực hiện các hoạt động xúc tiến các sản phẩm
    TCMN của doanh nghiệp hàng năm 61
    KÝ HIỆU VIẾT TẮT
    TCMN: Thủ công mỹ nghệ
    1
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết phải nghiên cứu
    Việt Nam có vị trí địa lý chiến lược thuận lợi về biển. Bờ biển của Việt
    Nam trải dài từ Bắc xuống Nam vì thế biển có vị trí đặc biệt trong phát triển
    kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước. Tận dụng lợi
    thế này, trong những năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã có những bước
    phát triển vượt bậc.
    Là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ Việt Nam, Khánh Hòa có bờ biển
    kéo dài 385km, miền bờ biển bị đứt gãy tạo ra vùng lý tưởng nổi tiếng cho du
    lịch vì nhiều bãi tắm đẹp, cát trắng, nước biển trong xanh, không có các loài
    cá dữ.
    Nói đến Khánh Hòa là nhắc đến thương hiệu Nha Trang - thành phố biển
    đã nổi tiếng từ lâu với vùng đất được thiên nhiên ưu đãi: vịnh Nha Trang là
    một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới (tháng 7/2003) với biển xanh, cát trắng,
    nắng đẹp quanh năm; người dân hiền hòa, nhân hậu và mến khách. Sản phẩm
    đặc thù của du lịch Khánh Hòa là du lịch biển, đảo. Bờ biển đẹp với hàng
    chục hòn đảo lớn nhỏ đã mang đến cho Nha Trang - Khánh Hòa một nét đẹp
    không nơi nào có được.
    Tỉnh Khánh Hòa đã xác định du lịch là một ngành kinh tế trọng điểm,
    với mục tiêu tổng quát là “đảm bảo phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi
    nhọn, đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững về kinh tế của tỉnh, làm
    động lực thúc đẩy để phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế khác”
    theo tinh thần của Nghị quyết XIV và XV/NQ-TU tỉnh Khánh Hoà đã đề ra.
    Phấn đấu đưa Khánh Hoà trở thành trung tâm du lịch biển tầm cỡ không chỉ
    của cả nước mà của khu vực.
    Từ đầu năm đến nay, thành phố Nha Trang đã đón 16 chuyến tàu biển với
    trên 18.000 lượt du khách lên bờ tham quan, trong đó có ngày cùng lúc 4 tàu đưa
    2
    du khách đến thăm. Năm nay, ngành du lịch Khánh Hòa phấn đấu đón trên 30
    chuyến tàu du lịch biển và lượng du khách dự kiến sẽ đạt hơn 35.000 lượt.
    Tại hội nghị tổng kết chương trình phát triển du lịch 5 năm, nhiều nhà
    kinh doanh du lịch nhận xét: Tuy đạt được kết quả khá cao nhưng sự phát
    triển của du lịch Khánh Hòa chưa xứng với tiềm năng du lịch của địa phương,
    đặc biệt là việc thu hút du khách quốc tế. Ông Nguyễn Xuân Thùy - Tổng
    Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Quốc Tế bày tỏ: “Tiềm
    năng du lịch của Khánh Hòa không hề thua kém những điểm du lịch biển nổi
    tiếng trên thế giới như Bali (Indonesia), Phuket (Thái Lan), thế nhưng Khánh
    Hòa lại chưa được du khách quốc tế biết đến nhiều. Việc Indonesia và Thái
    Lan đang gặp vấn đề bất ổn về chính trị, nạn khủng bố, sóng thần là cơ hội để
    du lịch Khánh Hòa bứt phá, hút khách về mình”. Theo ông Thùy, hiện nay du
    lịch Khánh Hòa phát triển chưa đồng bộ, nhiều khách sạn cao cấp nhưng lại
    thiếu các dịch vụ mua sắm, giải trí; nhiều đơn vị tập trung khai thác những cái
    sẵn có chứ chưa tạo ra những sản phẩm du lịch đặc biệt, mang tính đặc trưng.
    Đặc biệt là thị trường hàng lưu niệm.
    Các sản phẩm TCMN luôn là một nét hấp dẫn rất quan trọng và ấn
    tượng đối với khách du lịch nhất khách du lịch văn hoá, các sản phẩm càng đa
    dạng phong phú càng có tác dụng thu hút mạnh mẽ du khách tới tham quan,
    qua đó các dịch vụ về du lịch phát triển đồng thời hàng TCMN của Việt Nam
    cũng được các nước bạn biết đến nhiều hơn,có thể nói hiện nay, Khánh Hòa
    rất mạnh về du lịch biển đảo và du lịch nghỉ dưỡng. Khách đến du lịch Nha
    Trang - Khánh Hòa rất thích thú khi được tham gia những tour du lịch biển
    đảo, thế nhưng lại than phiền vì quá ít sản phẩm để mua sắm. Nếu như khách
    du lịch trong nước đến Khánh Hòa thường có xu hướng mua hải sản khô để
    làm quà, thì khách du lịch quốc tế không mua được hàng hóa vì không có
    những trung tâm mua sắm cao cấp, thiếu những mặt hàng lưu niệm độc đáo
    mang dấu ấn riêng, thiếu các điểm giải trí. Khánh Hòa là một trong những
    3
    trung tâm du lịch lớn của cả nước. Thế nhưng, khách đến Nha Trang - Khánh
    Hòa du lịch, đặc biệt là khách quốc tế có mức chi tiêu khá thấp so với các tỉnh
    khác trong khu vực. Một trong những nguyên nhân chính là chúng ta không
    có những trung tâm thương mại lớn, ít có mặt hàng lưu niệm độc đáo để hấp
    dẫn khách và họ hài lòng chi tiêu
    Chính vì vậy, để tăng mức chi tiêu của khách quốc tế, Nha Trang - Khánh
    Hòa cần có những trung tâm thương mại lớn. Bên cạnh đó, du lịch Khánh
    Hòa cũng cần có những mặt hàng lưu niệm đặc trưng để giới thiệu với du
    khách. Lãnh đạo UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành Du lịch tìm kiếm, xây dựng
    nên những mặt hàng lưu niệm mang tính biểu tượng của Nha Trang - Khánh
    Hòa, nhưng đến nay vẫn chưa làm được. Khánh Hòa tuy có hẳn một khu “phố
    Tây” nhưng lại chỉ mạnh về dịch vụ ăn uống, chứ không mạnh về mua sắm hàng
    hóa, quà lưu niệm. Đề cập về vấn đề hàng lưu niệm, một hướng dẫn viên lữ hành
    quốc tế nói: “Khi đến Hà Nội, tôi có thể giới thiệu rất nhiều quà lưu niệm có
    hình Tháp Rùa, với Huế có chùa Thiên Mụ, Hội An có chùa Cầu ; còn đến
    Nha Trang, tôi thật sự không biết giới thiệu quà lưu niệm gì cho du khách”.
    Một địa phương muốn thu hút khách du lịch, tạo ra nhiều loại hình du
    lịch hấp dẫn đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách thì phải bắt tay vào việc
    xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch gắn liền với việc khai thác có
    chiều sâu và khai thác đúng tài nguyên du lịch của địa phương đó.
    Chính vì những lý do trên, chúng ta nhận thấy sự cần thiết của việc khai
    thác hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm TCMN ở Khánh Hòa. Nhằm đánh
    giá thực trạng sản xuất sản phẩm TCMN của Khánh Hòa, từ đó rút ra những mặt
    tích cực, những điểm hạn chế và đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản phẩm
    TCMN tại các doanh nghiệp phục vụ du lịch. Vì thế, em chọn chủ đề “Đánh giá
    hiện trạng phát triển sản phẩm TCMN phục vụ du lịch của các doanh
    nghiệp trên địa bàn Khánh Hòa“ Làm đề tài tốt nghiệp của mình.
    4
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến phát triển sản phẩm TCMN
    phục vụ du lịch.
    - Phân tích thực trạng phát triển sản phẩm TCMN phục vụ du lịch của
    các doanh nghiệp tại tỉnh Khánh Hòa từ đó xác định những điểm mạnh và
    điểm yếu.
    - Đề ra một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm TCMN phục vụ du
    lịch của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng TCMN.
    - Trong địa bàn Thành phố Nha Trang và các địa phương lân cận.
    - Thời gian thực hiện từ 01/03 đến 15/06/2012.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp (từ các cơ sở sản
    xuất sản phẩm TCMN trên địa bàn), dựa trên kết quả thu thập được nghiên
    cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích tổng hợp để trình bày
    các kết quả nghiên cứu.
    5. Kết cấu đề tài
    Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, đề tài gồm có ba phần chính:
    Chương 1: Những vấn đề lý luận về phát triển sản phẩm TCMN phục
    vụ du lịch.
    Chương 2: Thực trạng phát triển các sản phẩm TCMN phục vụ du lịch
    của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
    Chương 3: Giải pháp nhằm phát triển các sản phẩm TCMN phục vụ du
    lịch của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
    5
    CHƯƠNG 1:
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
    TCMN PHỤC VỤ DU LỊCH
    1.1. Một số khái niệm về du lịch
    1.1.1. Du lịch
    Du lịch có nhiều cách hiểu do được tiếp cận bằng nhiều cách hiểu khác
    nhau, sau đây là một số quan niệm về du lịch theo các cách tiếp cận phổ biến.
    Du lịch là một hiện tượng: Trước thế kỷ thứ XIX đến tận đầu thế kỷ XX du
    lịch hầu như vẫn được coi là đặc quyền của tầng lớp giàu có, quý tộc và người
    ta chỉ coi đây như một hiện tượng cá biệt trong đời sống kinh tế - xã hội.
    Trong thời kỳ này người ta du lịch như là một hiện tượng xã hội góp phần làm
    phong phú thêm cuộc sống và nhận thức của con người. Đó là hiện tượng con
    người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình để đến một nơi xa lạ vì
    nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm tiền, kiếm việc làm và ở
    đó họ phải tiêu tiền mà họ đã kiếm được ở nơi khác.
    Các giáo sư Thụy sỹ Hunsikenr và Kraf đã khái quát: Du lịch là tổng
    hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc đi lại và lưu trú của
    những người ngoài địa phương - những người không có mục đích định cư và
    không liên quan tới bất cứ hoạt động kiếm tiền nào.
    Với quan niệm này du lịch mới chỉ giải thích ở hiện tượng đi du lịch,
    tuy nhiên đây cũng là một khái niệm làm cơ sở để xác định người đi du lịch
    và là cơ sở để hình thành nhu cầu về du lịch sau này.
    Du lịch là một hoạt động: Theo Mill (Mỹ) và Morrison (Anh) du lịch
    là hoạt động xảy ra khi con người vượt qua biên giới một nước, hay ranh giới
    một vùng, một khu vực để nhằm mục đích giải trí hoặc công vụ và lưu lại tại
    đó ít nhất 24 giờ nhưng không quá một năm. Như vậy, có thể xem xét du lịch
    6
    thông qua hoạt động đặc trưng mà con người mong muốn trong các chuyến
    đi. Du lịch có thể được hiểu “là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú
    thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ
    dưỡng trong một thời gian nhất định”
    Xem xét du lịch một cách toàn diện hơn thì cần phải cân nhắc tất cả
    các chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch mới có thể khái niệm và hiểu được
    bản chất của du lịch một cách đầy đủ. Các chủ thể đó bao gồm:
    - Khách du lịch
    - Các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa dịch vụ du lịch.
    - Chính quyền sở tại
    - Dân cư địa phương
    Theo cách tiếp cận này “Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối
    quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh
    doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút
    và tiếp đón khách du lịch
    Theo pháp lệnh du lịch Việt Nam: “Du lịch là hoạt động của con
    người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham
    quan, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định’’
    1.1.2. Sản phẩm du lịch
    1.1.2.1 Khái niệm
    Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện
    nghi cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự
    nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng hay một địa
    phương nào đó
    Như vậy sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hóa)
    và vô hình (dịch vụ) để cung cấp cho khách hay nó bao gồm hàng hóa, các
    dịch vụ và tiện nghi phục vụ khách du lịch.
    7
    Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + các dịch vụ và hàng hóa du lịch.
    1.1.2.2. Những bộ phận hợp thành sản phẩm du lịch
    Nội dung cơ cấu của sản phẩm du lịch rất phong phú, đa dạng, liên
    quan tới rất nhiều ngành nghề và có thể phân ra các thành phần chủ yếu sau:
    - Những thành phần tạo lực hút (lực hấp dẫn đối với du khách). Thành
    phần này bao gồm các điểm du lịch, các tuyến du lịch để thỏa mãn cho nhu
    cầu tham quan, thưởng ngoạn của du khách, đó là những cảnh quan thiên
    nhiên đẹp nổi tiếng, các kỳ quan, các di sản văn hóa thế giới, các di tích lịch
    sử mang đậm nét đặc sắc văn hóa của các quốc gia, các vùng
    - Cơ sở du lịch (điều kiện vật chất để phát triển ngành du lịch).
    Cơ sở du lịch bao gồm mạng lưới cơ sở lưu trú như khách sạn, làng du lịch để
    phục vụ cho nhu cầu lưu trú của du khách, cửa hàng phục vụ ăn uống, cơ sở
    kỹ thuật phục vụ cho nhu cầu giải trí của du khách, hệ thống các phương tiện
    vận chuyển nhằm phục vụ cho việc đi lại của du khách.
    - Dịch vụ du lịch: Bộ phận này được xem là hạt nhân của của sản phẩm
    du lịch, việc thực hiện nhu cầu chi tiêu du lịch của du khách không tách rời
    các loại dịch vụ mà nhà kinh doanh du lịch cung cấp. Sản phẩm du lịch mà
    nhà kinh doanh du lịch cung cấp cho du khách ngoài một số sản phẩm vật
    chất hữu hình như ăn, uống, phần nhiều thể hiện bằng các loại dịch vụ.
    Dịch vụ du lịch là một quy trình hoàn chỉnh, là sự liên kết hợp lý các
    dịch vụ đơn lẻ tạo nên, do vậy phải tạo ra sự phối hợp hài hòa, đồng bộ trong
    toàn bộ chỉnh thể để tạo ra sự đánh giá tốt của du khách về sản phẩm du lịch
    hoàn chỉnh.
    1.1.2.3. Những đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch
    Sản phẩm du lịch chủ yếu thỏa mãn nhu cầu thứ yếu cao cấp của du
    khách. Mặc dù trong suốt chuyến đi họ phải thỏa mãn các nhu cầu đặc biệt.
    Do đó nhu cầu du lịch chỉ được đặt ra khi người ta có thời gian nhàn rỗi, có


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Tìm hiểu giá trị lịch sử văn hóa truyền thống Khánh Hòa 350 năm. NXB
    chính trị quốc gia Hà Nội 2003. ThS. Nguyễn Văn Khánh.
    2. Làng nghề du lịch Hà Nội và vùng phụ cận. NXB tài nguyên môi trường.
    - www.***********
    - dulichmientrungvn.wordpress.com
    - laodong.com.vn
    - worldcup.nld.com.vn
    - baocongthuong.com.vn
    - langnghe.org.vn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...