Luận Văn đánh giá hiện trạng phát thải và đề xuất biện pháp xử lý rác y tế trên địa bàn huyện đức trọng giai

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1.SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

    Đức Trọng là một trong những huyện có diện tích lớn và dân cư đông trong các huyện của tỉnh. Đồng thời cũng là một huyện phát triển mạnh về nông nghiệp, thương mại. Vốn là nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên đã thu hút được lượng dân nhập cư. Chính việc gia tăng dân số nhanh chóng nên việc đáp ứng những nhu cầu về việc khám chữa bệnh trong nhân dân cũng phát triển mạnh mẽ.
    Các cơ sở y tế tư nhân gia tăng, vì vậy phát sinh một vấn đề hết sức quan trọng đó là rác y tế. Việc phát sinh và thải bỏ rác y tế nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ gây nguy hại đến môi trường xung quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Vì rác y tế là nguồn chứa nhiều loại vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Trong thành phần của rác y tế ngoài bông băng, các loại ống chích bằng nhựa, đồ dùng bằng cao su thì phần các bệnh phẩm là quan trọng nhất. Chính vì lẽ đó việc xử lí rác y tế đang gây nhức nhối là mối quan tâm đối với các cơ quan chuyên môn, bảo vệ môi trường nói chung cũng như các bệnh viện nói riêng. Hiện nay công tác thu gom vận chuyển chưa được quản lí tốt. Bài báo cáo này sẽ tìm hiểu quá trình thu gom, vận chuyển rác y tế để đưa ra biện pháp nhằm giúp cho những nhà quản lí có thể quản lí rác y tế tốt hơn tránh gây ô nhiễm môi trường và gây nguy hiểm cho cộng đồng xã hội.
    1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
    Mục tiêu chính của đề tài là tìm hiểu tình hình phát thải, qui trình thu gom, vận chuyển và xử lí rác y tế trên địa bàn huyện. Trên cơ sơ thu thập số liệu và dự tính mức phát thải rác y tế đến năm 2010. Đề xuất các biện pháp quản lí phù hợp với điều kiện của huyện.
    1.3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
    Báo cáo này cung cấp số liệu thực tế về tình hình quản lí rác y tế trên địa bàn đưa ra số liệu tính toán dự báo về rác y tế. Đồng thời đề xuất các biện pháp xử lí phù hợp giúp nhà quản lí có cơ sơ để quản lí tốt hơn về vấn đề rác y tế trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2007-2010.
    1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    -Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên- kinh tế-xã hội khu vực nghiên cứu.
    -Thu thập số liệu về hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lí rác y tế trên địa bàn nghiên cứu.
    -Thu thập số liệu về rác y tế tại cơ sở trung tâm y tế trên địa bàn. Xác định nguồn phát sinh, dự báo tải lượng đến năm 2010.
    -Đề xuất công nghệ xử lí phù hợp.
    1.5. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
    Thời gian thực hiện: tháng 10 đến tháng 12 năm 2007
    Phạm vi nghiên cứu: Huyện Đức Trọng-Lâm Đồng
    1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    1.6.1. Phương pháp luận nghiên cứu
    Phương pháp nghiên cứu là những nguyên tắc và cách thức hoạt động khoa học nhằm đạt tới chân lí khách quan dựa trên cơ sở của sự chứng minh khoa học. Vì vậy cần phải có những nguyên tắc và phương pháp cụ thể dựa vào đó các vấn đề được giải quyết.
    Báo cáo này đã tuân theo những nguyên tắc cơ bản nhất được áp dụng trong nghiên cứu khoa học như:
    Nguyên tắc về tính khách quan: Trong nghiên cứu khoa học đòi hỏi phải xem xét sự vật và đối tượng nghiên cứu đúng như nó có, không thêm bớt, không bịa đặt. Để thực hiện công tác quản lí môi trường một cách hiệu quả, các dữ liệu môi trường cơ sở phải được nghiên cứu, thu thập một cách chính xác, khách quan dựa vào diễn biến môi trường thực tế.
    Nguyên tắc sự vật một cách toàn diện: Tức là xem xét sự vật hiện tượng một cách tổng thể với đầy đủ những yếu tố cấu thành liên quan trong mối quan hệ khăng khít với các thành tố khác của môi trường sống tự nhiên-kinh tế-xã hội. Khi tiếp cận vấn đề một cách toàn diện sẽ thấy được bản chất bên trong của sự vật hiện tượng. Chỉ có phương pháp tiếp cận một cách toàn diện mới đủ cơ sơ để đưa ra những lời giải tốt nhất cho các bài toán thực tiễn. Để đạt được kết quả tích cực nhất trong các hoạt động nghiên cứu khoa học, rõ ràng phải lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp, các số liệu nghiên cứu phải chính xác và thống nhất, các nội dung nghiên cứu phải phù hợp với yêu cầu thực tế, các kết luận, đánh giá đưa ra phải có căn cứ đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
    1.6.2. Phương pháp nghiên cứu
    a. Phương pháp thống kê
    Phương pháp thống kê nhằm thu thập và xử lí các số liệu về tình hình phát thải rác y tế tại các cơ sở y tế nhà nước và tư nhân hiện có trên địa bàn khảo sát.
    b. Khảo sát thực địa
    Khảo sát thu thập số liệu tại các cơ sở y tế tư nhân và nhà nước trên địa bàn khảo sát. Khảo sát ý kiến của người dân sống xung quanh các cơ sở có phát sinh rác thải y tế.
    c. Nghiên cứu tài liệu
    -Tham khảo các tài liệu có liên quan.
    -Quy chế quản lí chất thải y tế.
    -Tiêu chuẩn Việt Nam về chất thải rắn và chất thải nguy hại.
    -Công nghệ xử lí rác y tế.


    1.7 .TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
    1.7.1. Các nghiên cứu ngoài nước
    Rác y tế là một loại chất thải có tính nguy hại rất cao nếu không được xử lý một cách triệt để. Hiện nay trên Thế giới có một số phương pháp để xử lý rác y tế:
    - Phương pháp xử lý: Thiêu đốt, khử khuẩn bằng hóa chất, nồi hấp, đóng gói kín, vi sóng
    - Phương pháp tiêu hủy: Bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh, chôn lấp trong khu đất bệnh viện, nước thải được thải vào hệ thống.
    a. Xử lý bằng phương pháp khử trùng
    Theo phương pháp này các chất thải có khả năng lây nhiễm trước khi thải ra môi trường như các chất thải nói chung phải đem đi khử trùng. Ở các nước phát triển việc khử trùng là công đoạn đầu tiên khi xử lý rác y tế nhằm hạn chế tai nạn cho nhân viên thu gom, vận chuyển và xử lý.
    - Khử trùng bằng hóa chất
    Hóa chất thường dùng là Clo và Hypoclorite, đây là phương pháp rẻ tiền, đơn giản nhưng có nhược điểm là thời gian tiếp xúc ít, không tiêu hủy hết vi khuẩn trong rác, ngoài ra một số loài vi khuẩn có khả năng bền vững với hóa chất sử dụng nên xử lý không hiệu quả. Mặt khác Clo là hóa chất chỉ khử trùng hữu hiệu khi có các chất hữu cơ, mà rác y tế có các vi sinh vật gây bệnh trong máu hoặc trong các dung dịch khác chứa chủ yếu các chất hữu cơ như vậy khả năng khử trùng là rất kém. Hóa chất bản chất đã nguy hiểm cần nghiền nhỏ chất thải để giảm bớt thể tích.
    - Khử trùng bằng nhiệt ở áp suất cao
    Đây là phương pháp đắt tiền, đòi hỏi chế độ vận hành và bảo dưỡng cao.Vì vậy chỉ thường dùng xử lý các kim tiêm chích sau khi đã được nghiền nhỏ hoặc làm biến dạng. Nhược điểm của phương pháp này là tạo ra mùi hôi. Với các bệnh viện đã có lò đốt rác thì kim tiêm có thể đưa vào lò đốt trực tiếp.

    -Khử trùng bằng siêu cao tầng
    Phương pháp này có khả năng khử trùng tốt và có hiệu quả cao. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao, thiết bị đắt tiền và khi vận hành yêu cầu phải có chuyên môn là phương pháp chưa phổ biến.
    b. Phương pháp trơ hóa (cố định và đóng rắn)
    Trộn chất thải với xi măng và các chất khác khi chôn lấp để giảm rủi ro nhiễm bẩn nước ngầm. Phù hợp với dược phẩm thải và tro có hàm lượng kim loại cao. Đây là phương pháp ít tốn kém nhưng không xử lý được chất thải nhiễm khuẩn.
    c. Phương pháp chôn lấp:
    Chất thải được chôn lấp ở bãi rác hợp vệ sinh đảm bảo phù hợp với một số chất thải rắn y tế sau khi khử trùng hoặc đốt chất lây nhiễm được trơ hóa và đem chôn. Phương pháp này chi phí thấp an toàn nếu ngăn ngừa và kiểm soát việc tiếp cận với bãi chôn lấp và hạn chế được thẩm thấu tự nhiên. Và thường dùng cho rác thải sinh hoạt hoặc một phần rác thải công nghiệp tuy nhiên phải tuân thủ theo quy định rất nghiêm ngặt về môi trường.
    d. Phương pháp thiêu đốt
    Ở các nước phát triển thiêu đốt được áp dụng rộng rãi
    -Ưu điểm xử lý triệt để, tiêu diệt vi sinh gây bệnh và chất ô nhiễm khác, diện tích xây dựng nhỏ và có thể đốt rác có thời gian phân hủy lâu.
    -Nhược điểm: Chi phí đầu tư vận hành cao, thiêu đốt một số chất thải chứa Clo, kim loại nặng đã phát sinh ra bụi, chất ô nhiễm độc hại như Dioxin.
    1.7.2.Các biện pháp xử lý rác ở Việt Nam
    Tuy đã có quy chế nhưng hiện nay ở Việt Nam vấn đề xử lý rác y tế vẫn còn hạn chế, việc xử rác y tế chỉ có thể được xử lý tại ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh
    Trước tình trạng chất thải y tế nguy hại lẫn lộn với rác sinh hoạt. Bộ Y tế đã phối hợp với Sở Khoa học công nghệ, Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Giao thông công chánh và Sở Kế hoạch- đầu tư tiến hành điều tra trong các bệnh viện Hà Nội đưa ra phương án xây dựng xưởng đốt rác tập trung cho các bệnh viện trên địa bàn thành phố.
    Ở Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều nổ lực trong việc xử lý rác thải y tế như xây dựng hệ thống xử lý bằng phương pháp đốt ở Bình Hưng Hòa với công suất 7 tấn/ngày và hoàn thiện 33 nhà chứa rác y tế cho các bệnh viện.
    Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện đi tiên phong trong việc xử lý rác thải y tế bằng việc lắp đặt một hệ thống đốt rác hiện đại. Đây là công nghệ mới hoàn toàn lần đầu đưa vào nước ta, tuy nhiên việc áp dụng gặp nhiều trở ngại bởi khí hậu của nước ta quá ẩm mà rác có độ ẩm trên 40% rất khó đốt nếu có đốt thì khí thải ra không phải là sự đốt cháy hoàn toàn. Vì thế nó trở nên độc hại hơn, ngoài ra cũng còn có một số trở ngại khác. Vì vậy các bệnh viện không hồ hởi trong việc đón nhận công nghệ mới cũng như xây dựng hệ thống xử lý rác thải.
    Để việc quản lý chất thải y tế tốt hơn cùng với việc tăng cường công tác quản lý nhà nước, phải xây dựng các khoa chống nhiễm khuẩn ở các bệnh viện mạnh lên, thành lập hiệp hội chống nhiễm khuẩn để tư vấn, giúp đỡ Bộ Y tế và các bệnh viện làm tốt công tác quản lý chất thải y tế bên cạnh đó phải tăng cường truyền thông, nâng cao kiến thức và trách nhiệm của người dân về công tác này, tích cực hướng dẫn nhân viên phân loại và thải bỏ chất thải đúng quy định. Người dân khi vào bệnh viện làm phát sinh chất thải cần có trách nhiệm và ý thức hơn trong việc xử lý chất thải.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...