Thạc Sĩ Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường phục vụ phát triển bền vững làng nghề chế biến thực phẩm Dươn

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 20/2/13.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Các làng nghề truyền thống ở Việt Nam đã và đang có nhiều đóng góp cho GDP của đất nước nói chung và đối với nền kinh tế nông thôn nói riêng. Nhiều làng nghề truyền thống hiện nay đã được khôi phục, đầu tư phát triển với quy mô và kỹ thuật cao hơn, hàng hóa không những phục vụ nhu cầu trong nước mà còn cho xuất khẩu với giá trị lớn.
    Tuy nhiên, một trong những thách thức đang đặt ra đối với các làng nghề là vấn đề môi trường và sức khỏe của người lao động, của cộng đồng dân cư đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ hoạt động sản xuất của các làng nghề.
    Những năm gần đây, vấn đề này đang thu hút sự quan tâm của Nhà nước cũng như các nhà khoa học nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu cho sự phát triển bền vững các làng nghề. Đã có nhiều làng nghề thay đổi phương thức sản xuất cũng như quản lý môi trường và thu được hiệu quả đáng kể. Song, đối với không ít làng nghề, sản xuất vẫn đang tăng về quy mô, còn môi trường ngày càng ô nhiễm trầm trọng.
    Dương Liễu là một trong những vùng trọng điểm CBNSTP của Hà Nội. Song, hiện tại khu vực này đang bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do các hoạt động sản xuất CBNSTP, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước thải và rác thải. Các giải pháp đã áp dụng cho Dương Liễu chưa giúp cải thiện được tình hình do lượng thải ngày càng lớn.
    Bởi vậy học viên đã chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường phục vụ phát triển bền vững làng nghề chế biến thực phẩm Dương Liễu, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp.

    2. Mục tiêu
    - Đánh giá được mức độ ô nhiễm môi trường (nước thải và rác thải) tại làng nghề Dương Liễu, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường của làng nghề hướng tới sự phát triển bền vững.
    3. Nhiệm vụ
    - Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, đồng thời xác định rõ nội dung chính của đề tài nghiên cứu.
    - Thu thập, xử lý và phân tích các tài liệu về các đặc điểm cơ bản về tự nhiên cũng như kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu. Tìm hiểu cụ thể hiện trạng sản xuất của làng nghề và xác định các nhân tố ảnh hưởng tới môi trường làng nghề.
    - Tiến hành lấy mẫu và phân tích các mẫu nước, khí và rác tại làng nghề và lập bảng kết quả.
    - Phân tích, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường (nước thải, rác thải) làm cơ sở đề xuất các giải pháp bảo vệ, cải thiện môi trường theo hướng phát triển bền vững.
    4. Kết quả chính đã đạt được
    - Xác định được thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề Dương Liễu: Đề tài không chỉ xác định cụ thể nguồn gây ô nhiễm và đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường làng mà còn phân chia các mức độ ô nhiễm khác nhau trên không gian của làng nghề hiện nay. Đó là cơ sở quan trọng giúp ích cho việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và bảo vệ môi trường của làng nghề, gồm:
    + Giải pháp quy hoạch không gian sản xuất gắn với bảo vệ môi trường: Với hai hình thức đó là quy hoạch tập trung và quy hoạch phân tán. Định hướng những đối tượng nào nên đưa vào khu sản xuất tập trung và ổn định lại những hộ sản xuất phân tán cho phù hợp.
    + Đề xuất các giải pháp thu gom và xử lý rác thải, nước thải.
    + Chú trọng giải pháp nâng cao năng lực quản lý môi trường gắn với sự tham gia của cộng đồng trên cơ sở tìm hiểu rõ về hiện trạng sản xuất, hiện trạng môi trường của khu vực và thu thập một số ý kiến của cộng đồng.
    + Một số giải pháp khác: Đổi mới kỹ thuật, công nghệ
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    - Các kết quả nghiên cứu của đề tài về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng xản xuất, hiện trạng ô nhiễm môi trường của làng nghề và một số giải pháp đề xuất là tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác quản lý môi trường của làng nghề Dương Liễu.
    - Việc nghiên cứu lý luận và gắn với thực tiễn của vùng nhằm hướng tới những giải pháp mang tính khả thi sẽ có những ý nghĩa đáng kể cho định hướng quy hoạch làng nghề nhằm bảo vệ môi trường.
    - Qua đề tài này, học viên sẽ tích lũy được thêm nhiều kiến thức cũng như các bài học kinh nghiệm có liên quan đến việc đánh giá tác động môi trường, xác định mức độ ô nhiễm môi trường, quy hoạch bảo vệ môi trường, kiến thức về làng nghề cũng như các phương pháp nghiên cứu khoa học
    6. Cấu trúc của luận văn.
    Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
    - Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài.
    - Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng môi trường làng nghề Dương Liễu.
    - Chương 3: Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường làng nghề Dương Liễu và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu



    MỤC LỤC

    MỤC LỤC 1
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 3
    DANH MỤC CÁC HÌNH 4
    MỞ ĐẦU 5
    1. Tính cấp thiết của đề tài. 5
    2. Mục tiêu 6
    3. Nhiệm vụ 6
    4. Kết quả chính đã đạt được 6
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7
    6. Cấu trúc của luận văn. 7
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 8
    1.1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài 8
    1.1.2. Làng nghề và phát triển làng nghề theo hướng bền vững 17
    1.1.3. Khái quát về ô nhiễm môi trường làng nghề Việt Nam hiện nay 34
    1.1. 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 37
    a. Một số quan điểm nghiên cứu chính. 37
    - Quan điểm hệ thống: 37
    Chương 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG 42
    MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ DƯƠNG LIỄU 42
    2.1. Khái quát làng nghề Dương Liễu. 42
    2.1.1. Vị trí địa lí 42
    2.1.2. Đặc điểm tự nhiên 43
    2.1.3. Điều kiện kinh tế- xã hội. 44
    2.2. Hiện trạng sản xuất của làng nghề. 47
    2.2.1. Nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho làng nghề 48
    2.2.2. Công nghệ sản xuất 48
    2.2.4. Sản phẩm và trị trường 50
    2.25. Phân bố sản xuất 50
    2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới môi trường của làng nghề. 52
    2.3.1. Các nguồn gây ô nhiễm từ sản xuất. 52
    2.3.2. Ảnh hưởng của một số nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội. 60
    2.3.3. Thực trạng quản lý môi trường, ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng làng nghề. 63
    2.3.4. Một số yếu tố pháp lý. 67
    Chương 3: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 69
    LÀNG NGHỀ DƯƠNG LIỄU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU 69
    3.1. Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề. 69
    3.1.1. Hiện trạng môi trường nước 69
    3.1.2. Hiện trạng ô nhiễm rác thải rắn. 73
    3.1.3. Hiện trạng môi trường khí. 77
    3.1.4. Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại làng nghề. 78
    3.1.5. Ảnh hưởng của sự ô nhiễm môi trường đến tình trạng sức khỏe của cư dân khu vực. 82
    3.2. Một số giải pháp đề xuất nhằm bảo vệ, cải thiện môi trường làng nghề Dương Liễu. 84
    3.2.1. Định hướng phát triển làng nghề Dương Liễu đến năm 2015. 84
    3.2.2. Dự tính lượng thải tại làng nghề đến năm 2015. 85
    3.2.3. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm 87
    KẾT LUẬN 101
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
    PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA
    PHỤ LỤC 2: Cách tính tải lượng thải cho làng nghề Dương Liễu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...