Thạc Sĩ Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp cải tạo bãi rác tạm Suối Tre trên địa bàn Thị xã

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU CHUNG


    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

    Ngày nay Phát triển bền vững đã trở thành trung tâm của sự Phát triển ở mọi lĩnh vực trong xã hội. Vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở thành vấn đề đáng lưu tâm song song với sự đi lên nhanh chóng của nền kinh tế. Tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa khu vực nông thôn diễn ra nhanh chóng, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, mức sống dần được nâng lên đã đồng thời làm cho môi trường này càng bị tác động xấu, gây ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng.

    Thị xã (TX) Long Khánh là đơn vị Hành chính được thành lập từ năm 2004, trên cơ sở chia tách từ huyện Long Khánh và thị trấn Xuân Lộc, là một đơn vị trung du nằm trên cửa ngõ vào thành phố Hồ Chí Minh. Tổng diện tích tự nhiên của TX là 194,09 km2, chiếm 3,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Đồng Nai. Dân số năm 2005là 141.210 người, chiếm tỷ lệ 6,36% dân số toàn tỉnh. Với 15 đơn vị Hành chính gồm: 6 phường (Phường Xuân Bình, phường Xuân An, phường Xuân Hòa, phường Xuân Trung, phường Xuân Thanh, phường Phú Bình) và 9 xã (xã Bàu Trâm, xã Bảo Vinh, xã Bảo Quang, xã Suối Tre, xã Xuân Lập, xã Bàu Sen, xã Xuân Tân, xã Hàng Gòn và xã Bình Lộc).

    Sau quá trình thành lập, bên cạnh tốc độ Phát triển kinh tế, Xã hội (KTXH) dẫn theo lượng rác thải phát sinh tại thị xã ngày càng nhiều. Hiện nay, trên địa bàn TX. Long Khánh chưa có khu xử lý chất thải hợp vệ sinh theo đúng quy định. Toàn bộ lượng rác thải phát sinh hàng ngày được DNTN Trúc Anh thu gom, vận chuyển và xử lý tại bãi rác tạm đặt tại ấp Núi Tung – xã Suối Tre (BRT Suối Tre). Tuy nhiên, trong tương lai khu vực này sẽ được quy hoạch Xây dựng thành cụm dân cư (CDC) nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân sau khi các cụm công nghiệp (CCN) và khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn TX đi vào hoạt động. Việc BRT Suối Tre hàng ngày phải tiếp nhận một lượng rác thải khá lớn đã và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, Sức khỏe của người dân sinh sống trong khu vực, hạn chế sự Phát triển kinh tế trên địa bàn xã nói riêng và toàn TX nói chung.

    Trước yêu cầu Phát triển bền vững KTXH tại xã Suối Tre nói riêng và TX. Long Khánh nói chung, nhiệm vụ “Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp cải tạo bãi rác tạm tại xã Suối Tre trên địa bàn thị xã Long Khánh” là điều hết sức cần thiết và cấp bách trong thời gian tới.

    1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

    Mục tiêu của đề tài bao gồm:
    - Đánh giá được hiện trạng và tác động của BRT Suối Tre trên địa bàn TX đến các thành phần môi trường;
    - Đề xuất được biện pháp cải tạo thích hợp nhằm giảm thiểu, khắc phục ô nhiễm.

    1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

    Để đạt được mục tiêu đặt ra, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
    - Điều tra, khảo sát, thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, KTXH tại xã Suối Tre – TX. Long Khánh
    - Đánh giá hiện trạng BRT gồm các nội dung: địa điểm bãi chôn lấp rác, khối lượng chất thải rắn tồn lưu tại bãi trong thời gian qua, hiện trạng công nghệ chôn lấp tại bãi rác;
    - Đánh giá hiện trạng môi trường tại khu vực bãi rác và vùng lân cận;
    - Đánh giá mức độ phù hợp của bãi rác và đề xuất phương án cải tạo thích hợp.

    1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    1.4.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu

    Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu, tư liệu, số liệu, thông tin có liên quan một cách có chọn lọc từ đó đánh theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu.
    Nguồn tài liệu, số liệu sẵn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu được thu thập, tổng hợp từ các cơ quan quản lý nhà nước gồm:
    - Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Long Khánh;
    - UBND thị xã Long Khánh;
    - Phòng Thống kê thị xã Long Khánh.
    Ngoài ra, tác giả cũng tham khảo các tài liệu có liên quan tại Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC).
    Nguồn tài liệu, số liệu cần thu thập gồm:
    -Thu thập thông tin về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - Xã hội xã Suối Tre và thị xã Long Khánh;
    - Thu thập số liệu về hiện trạng môi trường từ các nguồn: Báo cáo HTMT, tình hình môi trường, đề tài, dự án nghiên cứu có liên quan, .

    1.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

    Các phương pháp nghiên cứu thực địa nhằm so sánh, đối chiếu các khu vực khác nhau, kiểm định và khẳng định những kết quả đạt được từ quá trình phân tích hay tính toán, thu thập, đo đạc bổ sung các số liệu, tài liệu thực tế tại cái khu vực thiếu số liệu.

    1.4.3. Phương pháp thống kê, xử lý, phân tích số liệu

    Đề tài sử dụng phầm mềm Microft Excel để thống kê các số liệu thu thập từ các nguồn, phân tích bổ sung, vẽ biểu đồ, đồ thị và trình bày kết quả nghiên cứu.

    1.4.4. Phương pháp bản đồ và GIS

    Đề tài sử dụng công cụ Google Earth, GPS Garmin và bản đồ giấy xác định vị trí cần khảo sát trước khi khảo sát thực địa, bấm tọa độ và biểu diễn vị trí khảo sát lên bản đồ.

    1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là bãi rác tạm Suối Tre thuộc địa bàn xã Suối Tre, thị xã Long Khánh.
    Đề tài sẽ tập trung đánh giá hiện trạng môi trường tại BRT Suối Tre và khu vực lân cận trong phạm vi ảnh hưởng của bãi rác này. Từ đó nghiên cứu các phương án cải tạo, khắc phục ô nhiễm.

    1.6. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN

    Đề tài tiến hành khảo sát, thu thập thông tin, ý kiến đánh giá về mức độ tác động của BRT đến các thành phần môi trường bằng các số liệu thực tế.
    Đề tài sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho việc cải tạo bãi rác tạm theo hướng thích hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.



    MỤC LỤC

    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii
    DANH MỤC CÁC BẢNG iii
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ v
    CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG 1
    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2
    1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
    1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
    1.4.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu 2
    1.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa 3
    1.4.3. Phương pháp thống kê, xử lý, phân tích số liệu 3
    1.4.4. Phương pháp bản đồ và GIS 3
    1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
    1.6. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN 3
    CHƯƠNG 2 : KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI TẠI XÃ SUỐI TRE – THỊ XÃ LONG KHÁNH 4
    2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 4
    2.1.1. Vị trí địa lý 4
    2.1.2. Điều kiện địa hình, địa chất 5
    2.1.3. Đặc điểm khí tượng, thủy văn 5
    2.1.4. Tài nguyên nước 9
    2.1.5. Tài nguyên đất 10
    2.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI 10
    2.2.1. Diện tích, dân số và tổ chức hành chính 10
    2.2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế 12
    2.2.3. Hiện trạng phát triển xã hội 21
    2.2.4. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội định hướng đến năm 2020 23
    2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG 29
    CHƯƠNG 3 : HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI BÃI RÁC TẠM SUỐI TRE 30
    3.1. HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ TẠI BÃI RÁC TẠM SUỐI TRE 30
    3.1.1. Nguồn gốc, quá trình hình thành bãi rác tạm 30
    3.1.2. Hoạt động thu gom và tiếp nhận tại bãi rác tạm Suối Tre 31
    3.1.3. Khối lượng và thành phần rác thải đã chôn lấp 33
    3.1.4. Công nghệ xử lý rác thải tại bãi rác Suối Tre 35
    3.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI BÃI RÁC TẠM SUỐI TRE 37
    3.2.1. Hiện trạng chất lượng nước mặt 37
    3.2.2. Hiện trạng chất lượng nước ngầm 39
    3.2.3. Hiện trạng nước rỉ từ bãi rác 41
    3.2.4. Hiện trạng chất lượng không khí 44
    3.2.5. Hiện trạng chất lượng đất 45
    3.2.6. Tài nguyên sinh học 45
    CHƯƠNG 4 : ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI TẠO BÃI RÁC TẠM SUỐI TRE 46
    4.1. SƠ LƯỢC NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CẢO TẠO CÁC BÃI RÁC Ở VIỆT NAM 46
    4.2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÙ HỢP VỀ ĐỊA ĐIỂM, QUY MÔ, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI BÃI RÁC TẠM SUỐI TRE 47
    4.2.1. Đánh giá mức độ phù hợp về địa điểm 47
    4.2.2. Đánh giá mức độ phù hợp về quy mô 53
    4.2.3. Đánh giá mức độ phù hợp về công nghệ và môi trường 55
    4.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐÓNG CỬA BÃI RÁC TẠM SUỐI TRE 57
    CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72
    5.1. KẾT LUẬN 72
    5.2. KIẾN NGHỊ 72
    PHẦN PHỤ LỤC 75
     
Đang tải...