Luận Văn Đánh giá hiện trạng môi trường rừng ngập mặn Cần Giờ và đề xuất biện pháp quản lý

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU 1
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2
    2. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI: 3
    3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 3
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 4
    5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI: 4
    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN HUYỆN CẦN GIỜ 5
    1.1. Tổng quan huyện Cần Giờ 5
    1.2 Đặc điểm địa hình 8
    1.3 Đặc điểm khí hậu – khí tượng 9
    1.4 Hệ thống thủy văn 12
    1.5 Đặc điểm hải văn 19
    1.6 Đặc điểm địa tầng 22
    1.7 Đặc điểm địa chất thủy văn 25
    1.8 Đặc điểm môi trường địa chất 28
    1.9 Đặc điểm thổ nhưỡng 32
    1.10 Đặc điểm địa mạo 33
    1.11 Đặc điểm kinh tế xã hội 39
    CHƯƠNG 2 RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ 41
    2.1 Khái niệm 41
    2.2 Phân bố rừng ngập mặn ở Việt Nam 42
    2.3 Lịch sử phát triển RNM Cần Giờ 45
    2.4 Chức năng khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ 49
    2.5 Hệ thống sinh thái khu dự trữ sinh quyển RNM Cần Giờ 52
    CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ 58
    3.1. Môi trường nước 58
    3.2. Môi trường đất 66
    3.3. Môi trường không khí 72
    3.4. Tài nguyên sinh vật RNM Cần Giờ 73
    CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LY RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ 77
    4.1. Áp dụng 12 nguyên tắc tiếp cận hệ sinh thái theo công ước đa dạng sinh học 77
    4.2. Công cụ pháp lý 85
    4.3. Công cụ kinh tế 86
    4.4. Công cụ giáo dục – đào tạo, truyền thông 88
    4.5. Cơng cụ quy hoạch – phn vng 88
    CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 91
    5.1. Kết luận 91
    5.2. Kiến nghị 91
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục

    MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Nước ta có đường bờ biển kéo dài hơn 3200 km, do vậy các loại hình đất ngập nước ven bờ rất phong phú (như rừng ngập mặn, bãi triều lầy, vịnh, bán đảo, cửa sông, rạn san hô .). Tuy nhiên, những hoạt động khai thác quá mức và gây ô nhiễm nghiêm trọng trong những năm gần đây đã làm thu hẹp đáng kể hệ sinh thái này, mà rõ nhất là rừng ngập mặn.

    Cách TPHCM 50km, Cần Giờ là huyện lớn nhất của TPHCM, và cũng là Huyện có diện tích cây xanh lớn nhất. Về mặt vị trí địa lý, huyện Cần Giờ – TP.HCM như là hạt nhân của 4 tỉnh thành: Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang. Nếu chúng ta vượt qua được trở ngại đường thủy (các cầu, cảng liên thông) thì Cần Giờ là trung tâm và là cầu nối phát triển kinh tế liên vùng của các tỉnh thành phía Nam, là hướng giao thông đường bộ ngắn nhất từ các tỉnh Long An, Tiền Giang với các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vùng Tàu. Cần Giờ còn là “lá phổi” của TPHCM. Với diện tích hơn 37.000 hecta, rừng ngập mặn Cần Giờ đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà sinh thái, khí hậu, chắn sóng, chóng xói lở, .

    Tuy nhiên, hiện nay rừng ngập mặn Cần Giờ vẫn chưa được sự quan tâm đúng mức của người dân và nhà nước. Tình hình suy thoái môi trường vẫn đang diễn ra từng ngày, từng giờ rừng ngập mặn bị tàn phá để lấy đất nuôi tôm, để xây dựng các khu dân cư mới. Cơ quan chức năng thì làm ngơ hoặc chấp thuận cho các dự án này. Kết quả là số lượng các loài sinh vật suy giảm nhanh chóng, chất lượng môi trường ô nhiễm nghiêm trọng.

    Vì vậy tác giả quyết định chọn đề tài “ Đánh giá hiện trạng môi trường rừng ngập mặn Cần Giờ và đề xuất biện pháp quản lý “ để thúc đẩy trách nhiệm và nhận thức môi trường của người dân đồng thời kêu gọi xây dựng hệ thống quản lý môi trường hiệu quả
    2. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI:
    Mục đích của đề tài là đánh giá hiện trạng môi trường sinh thái RNM Cần Giờ và đề xuất biện pháp quản lý phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội tại đây.
    3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
    § Tổng quan về Huyện Cần Giờ:
    - Đặc điểm địa hình.
    - Đặc điểm khí tượng – thuỷ văn.
    - Hệ thống thuỷ văn.
    - Đặc điểm địa tầng, địa chất, địa mạo.
    - Đặc điểm kinh tế xã hội.
    § Tổng quan về hệ sinh thái RNM Cần Giờ
    - Lịch sử hình thành.
    - Chức năng, vai trò KDTSQ của RNM Cần Giờ
    - Phân vùng bảo vệ và sử dụng tài nguyên
    § Hiện trạng môi trường ở RNM Cần Giờ
    - Sinh vật: động, thực vật, vi sinh vật .
    - Đất: đất ven biển, đất ngập mặn .
    - Nước: nước thiên nhiên, nước sinh hoạt, nước thải
    - Không khí: gió, độ ẩm, khí tượng
    § Đề xuất biện pháp quản lý


    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

    § Phương pháp tổng hợp/ biên dịch tài liệu: Là việc tổng hợp các tài liệu đ thu thập cĩ lin quan đến đề tài đang nghiên cứu. Đối với Việt Nam việc nghiên cứu vùng sinh quyển cần Giờ là một đề tài mang tính địa phương nên việc thu thập tài liệu khá khó khăn vì phải thu thập những ti liệu mang tính địa phương cịn phải thu thập những ti liệu cơ sở lí luận chung
    § Phương pháp khảo sát thực địa: Nghiên cứu vùng sinh quyển cần Giờ tương đối phức tạp, bao gồm nhiều thành phần khác nhau cùng tồn tại đan xen v phn bố trong khơng gian rộng lớn nn qu trình thực địa là hết sức quan trọng để tìm hiểu su sắc về thực trạng pht triển
    § Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia

    5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI:
    Đề tài “ Đánh giá hiện trạng môi trường rừng ngập mặn Cần Giờ và đề xuất biện pháp quản lý “ được tiến hành nhằm đánh giá đa dạng sinh học RNM Cần Giờ. Thực hiện mục tiêu xây dựng giải pháp bảo vệ tài nguyên và quản lý môi trường cho tổ hợp du lịch sinh thái dựa trên các tiêu chí kinh tế, văn hoá, môi trường phù hợp với địa hình, tài nguyên thiên nhiên và bản sắc văn hoá dân tộc đặc trưng của tổ hợp du lịch sinh thái ở Cần Giờ nhằm hạn chế, khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm môi trường góp phần giải quyết một cách hợp lý sự mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và yêu cầu bảo vệ tài nguyên để tiến đến sự phát triển bền vững.
    Đề tài là một công trình đầy đủ nhất cho đến thời điểm hiện nay, cung cấp một cái nhìn tổng quan về môi trường của RNM Cần Giờ, giúp cho các nhà quản lý tìm được biện pháp phù hợp để quản lý, quy hoạch RNM Cần Giờ theo hướng bảo tồn tài nguyên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...