Luận Văn Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt sông Sài Gòn đoạn từ rạch Cầu Ngang đến khu đô thị Thủ Thiêm

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU



    1.1 Đặt vấn đề
    Nước là tài nguyên đặc biệt, là thành phần thiết yếu của sự sống, là một trong những yếu tố cơ bản nhất bảo đảm sự tồn tài và phát triển của con người và các loài sinh vật sống trên trái đất. Nước ngọt là yếu tố không thể thiếu trong phát triển kinh tế, xã hội của mọi quốc gia. Theo đà phát triển của nhận loại, nhu cầu nước ngọt cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp ngày càng tăng. Khan hiếm nước đang càng gia tăng, mâu thuẫn về nước ngày càng căng thẳng. Thế giới đang đặt ra mục tiêu trong thiên niên kỹ mới là tăng tỷ lệ cấp nước sạch cho người dân. Chủ đề “Đối phó với khan hiếm nước” của ngày nước thế giới năm 2007 cảnh tỉnh nhân loại về nguy cơ khan hiếm nước và nhấn mạnh việc phối hợp, hợp tác nhằm quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng bền vững, hiệu quả và công bằng nguồn nước.

    Sông Sài Gòn một nhánh trong hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai nguồn nước sông có tầm quan trọng đặc biệt đối với các tỉnh/ tp trên lưu vực, là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, cấp nước cho công nghiệp, tưới tiêu nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch sông nước
    Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thì các nguồn thải sinh hoạt, công nghiệp, chất thải rắn đô thị, công nghiệp và chất thải nguy hại đã và đang đe dọa nghiêm trọng về khả năng ô nhiễm nguồn nước sông. Nước trên thượng nguồn đang được bảo vệ nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng nước cho vùng hạ lưu. Nhưng trên đoạn sông từ rạch cầu Ngang đến khu đô thị Thủ Thiêm quản lý có phần lỏng lẻo hơn. Mỗi ngày, một lượng nước thải chưa qua xử lý vẫn được xả trực tiếp xuống lòng sông. Do đó nước tại các khu vực này đã có dấu hiệu ô nhiễm và tình trạng đó đang có chiều hướng xấu hơn. Vì những lý do trên, khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt sông Sài Gòn đoạn từ rạch Cầu Ngang đến khu đô thị Thủ Thiêm” đã hình thành nhằm góp phần nêu lên hiện trạng chất lượng nước mặt sông Sài Gòn làm cơ sở để các cấp có thẩm quyền thực hiện công tác quản lý, cải tạo nguồn nước tại đoạn sông này.
    1.2 Mục tiêu của đề tài
    Khảo sát hiện trạng chất lượng nước mặt lưu vực sông Sài Gòn đoạn từ rạch Cầu Ngang đến khu đô thị Thủ Thiêm, đưa ra giải pháp nhằm bảo vệ chất lượng nguồn nước mặt sông Sài Gòn.



    1.3 Nội dung nghiên cứu
    - Nghiên cứu và khảo sát thực địa
    - Điều tra, nhận xét, đánh giá hiện trạng môi trường khu vực dọc tuyến khảo sát.
    1.4 Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp thu thập tài liệu liên quan: đặc điểm kinh tế xã hội lưu vực sông Sài Gòn, thông số cơ bản đặc trưng môi trường nước.
    - Phương pháp khảo sát thực địa: khảo sát thực địa tại vị trí lấy mẫu, lấy mẫu nước.
    - Phương pháp phân tích đánh giá: Phân tích, đánh giá chất lượng nước dựa trên số liệu thu thập.
    - Phương pháp thống kê và xử lý số liệu: Sử dụng trong phân tích, xử lý số liệu trên phần mềm Excel 2003 và được biểu diễn trên bảng và biểu đồ.

    [TABLE="align: left"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]




    Hình 1.1 Sơ đồ các bước thực hiện nghiên cứu khảo sát hiện trạng nước mặt




    1.5 Giới hạn của đề tài

    Do hạn chế về thời gian, kinh phí thực hiện nên sinh viên không thể tiến hành khảo sát toàn bộ lưu vực sông Sài Gòn. Do đó, đề tài chỉ lựa chọn nghiên cứu, đánh giá tình trạng chất lượng nước mặt hiện tại ở một số điểm dọc tuyến khảo sát của đề tài.

    Đề tài chỉ lựa chọn một số chỉ tiêu quan trọng mang tính đại diện.

    Đưa ra một số biện pháp giảm thiểu, khắc phục và quản lý chất lượng nước mặt cho sông Sài Gòn.
    1.6 Ý nghĩa của đề tài
    Với tình hình phát triển hiện tại, việc tiếp nhận chất thải và các hoạt động ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước sông Sài Gòn. Đề tài thực hiện nhằm phân tích các nguyên nhân gây ô nhiễm và đánh giá chất lượng nước sông so với tiêu chuẩn. Thông qua đó, kịp thời đề ra các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường nước mặt nói chung và khu vực sông Sài Gòn từ rạch Cầu Ngang đến khu đô thị Thủ Thiêm nói riêng, điều này đồng nghĩa với việc phát triển kinh tế, xã hội theo hướng phát triển bền vững.
    MỤC LỤC

    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
    1.1 Đặt vấn đề. 1
    1.2 Mục tiêu của đề tài 1
    1.3 Nội dung nghiên cứu. 2
    1.4 Phương pháp nghiên cứu. 2
    1.5 Giới hạn của đề tài 3
    1.6 Ý nghĩa của đề tài 3
    CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN 4
    2.1. Tổng quan về lưu vực sông Sài Gòn. 4
    2.1.1. Vị trí địa lý. 4
    2.1.2. Địa hình. 4
    2.1.3. Thổ nhưỡng. 5
    2.1.4. Khí hậu. 6
    2.1.5. Chế độ thủy văn. 7
    2.1.6. Chế độ gió. 8
    2.1.7. Tài nguyên sinh học. 9
    2.1.8. Đặc điểm kinh tế - xã hội 10
    2.1.9. Hiện trạng chất lượng nước sông Sài Gòn. 15
    2.2. Tổng quan về sông Sài Gòn đoạn từ rạch Cầu Ngang đến khu đô thị Thủ Thiêm 18
    2.2.1. Vị trí địa lý. 18
    2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 19
    2.2.3. Hiện trạng quản lý chất lượng nước trên địa bàn TP.HCM . 22
    CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 26
    3.1. Tổng quan về nước mặt. 26
    3.1.1. Khái niệm về nước mặt 26
    3.1.2. Vai trò của nguồn nước mặt 26
    3.2. Tổng quang về ô nhiễm nước mặt. 26
    3.2.1. Khái niệm 26
    3.2.2. Nguyên nhân ô nhiễm nước. 27
    3.2.3. Các dạng ô nhiễm nước. 30
    3.3. Cơ sở đánh giá chất lượng nước. 34
    3.3.1. Thông số vật lý. 34
    3.3.2. Thông số hóa học. 34
    3.3.3. Thông số sinh học. 35
    3.4. Quản lý môi trường nước mặt. 35
    3.4.1. Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn. 35
    3.4.2. Phối hợp chặt chẽ, nhị nhàng. 35
    3.4.3. Quan trắc định kỳ. 36
    3.4.4. Phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thải 36
    3.4.5. Phổ biến kinh nghiệm lựa chọn công nghệ. 36
    3.4.6. Sử dụng công cụ kinh tế. 36
    3.4.7. Loại bỏ bùn thải 37
    3.4.8. Thoát nước mưa. 37
    CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC 38
    4.1. Chỉ tiêu phân tích. 38
    4.2. Phương pháp lấy mẫu. 38
    4.3. Phương pháp phân tích. 39
    4.3.1. Chất rắn lơ lửng (SS). 39
    4.3.2. Độ đục. 39
    4.3.3. Oxy hòa tan (DO). 40
    4.3.4. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD[SUB]5[/SUB]). 41
    4.3.5. Nhu cầu oxy hóa học (COD). 43
    4.3.6. Tổng N 44
    4.3.7. Tổng P 45
    4.3.8. pH 46
    4.3.9. Tổng Coliform 46
    4.4. Vị trí lấy mẫu. 48
    CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC 52
    5.1. Phương pháp đánh giá. 52
    5.1.1. Đánh giá theo tiêu chuẩn. 52
    5.1.2. Đánh giá theo phú dưỡng. 52
    5.1.3. Đánh giá theo WQI. 53
    5.2. Đánh giá chất lượng nước theo tiêu chuẩn. 58
    5.3. Đánh giá chất lượng nước theo chỉ số WQI. 66
    CHƯƠNG 6: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT 71
    6.1. Phân tích nguyên nhân gây ô nhiễm nước. 71
    6.1.1. Sơ đồ nguyên nhân hệ quả (CED) của ô nhiễm nước. 72
    6.1.2. Xác định nguyên nhân ô nhiễm nước. 73
    6.2. Đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng nước. 74
    6.2.1. Giải pháp kỹ thuật 74
    6.2.2. Giải pháp kinh tế. 74
    6.2.3. Giải pháp xã hội 76
    6.2.4. Giải pháp khác. 76
    CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 78
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
    PHỤ LỤC: Hình ảnh khu vực khảo sát 80
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...