Báo Cáo đánh giá hiện trạng môi trường nền dự án nhà hàng nổi sông hương

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. MỤC ĐÍCH

    Dựa vào các số liệu đo đạc, điều tra các thành phần môi trường, tiến hành đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nơi thực hiện dự án, trên cơ sở đối sánh với tiêu chuẩn môi trường Việt Nam và các tiêu chuẩn khác liên quan do các cơ quan chức năng của nhà nước đã ban hành.

    II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH, TỔ CHỨC THỰC HIỆN

    1. Thời gian, địa điểm :

    Thời gian: Ngày 7/5/2011, tiến hành đo lúc 8h40.

    Địa điểm: khu vực thực hiện dự án “Nhà hàng nổi Sông Hương”


    2. Công tác chuẩn bị :

    Dung cụ: bản đồ, thước, dụng cụ lấy mẫu nước

    Thiết bị:

     Máy định vị GPS

    3. Máy đo đa năng đo vận tốc gió, nhiệt độ, cao độ, độ ẩm (thời gian 10 phút/lần)

     Máy đo bụi

     máy đo tiếng ồn: thực hiện 4 lần đo (5 -10 phút/ lần)

     Máy đo khoảng cách: đo với khoảng cách >5m, không có vật cản

     Máy đo khí độc: Đo với vị trí thấp và cao.

    III. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG, KINH TẾ-XÃ HỘI

    1. Điều kiện tự nhiên của khu vực dự án

    a. Vị trí địa lý

    Nhà hàng nổi Sông Hương nằm ở vị trí “độc tôn” tọa lạc trên dòng sông Hương thơ mộng thuộc phường Phú Hội, bên cạnh cầu Tràng Tiền. nằm bên cạnh đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu. Cách trường Đại Học Sư Phạm Huế 91m, cách khách sạn Sài Gòn MORIN 278m.

    b. Địa hình địa mạo

    Đồng bằng: Dự án nằm bên bờ Nam Sông Hương, thấp hơn mặt bằng chung khoảng 1m, dự án nằm trên bề mặt nước ( vị trí mặt nước thấp hơn mặt đường 2,4 m. Cao độ so với mực nước biển: trung bình khoảng 50m.

    c. Điều kiện khí tượng thuỷ văn

    - Khí hậu: Khí hậu thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, mang tính chuyển tiếp từ á xích đạo đến nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta.

    - Chế độ nhiệt: Thành phố Huế có mùa khô nóng và mùa mưa ẩm lạnh. Nhiệt độ trung bình hàng năm vùng đồng bằng khoảng 24°C - 25°C.

    Mùa nóng: từ tháng 5 đến tháng 9, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khô nóng, nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng là từ 27°C - 29°C, tháng nóng nhất (tháng 5, 6) nhiệt độ có thể lên đến 38°C- 40°C.

    Mùa lạnh: Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc nên mưa nhiều, trời lạnh. Nhiệt độ trung bình về mùa lạnh ở vùng đồng bằng là 20°C - 22°C.

    - Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình khoảng 2500mm/năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, tháng 11 có lượng mưa lớn nhất, chiếm tới 30% lượng mưa cả năm.

    - Độ ẩm trung bình 85%-86%.

    - Đặc điểm mưa ở Huế là mưa không đều, lượng mưa tăng dần từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam và tập trung vào một số tháng với cường độ mưa lớn do đó dễ gây lũ lụt, xói lở.

    - Gió bão: Chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính:

    Gió mùa Tây Nam: Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, gió khô nóng, bốc hơi mạnh gây khô hạn kéo dài.

    Gió mùa Đông Bắc: Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, gió thường kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt.

    - Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 9 -10.

    Đặc điểm thuỷ văn ( Sông Hương)

    Sông Hương có hai nguồn chính và đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn. Dòng chính của Tả Trạch dài khoảng 67 km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn Đông, ven khu vực vườn quốc gia Bạch Mã chảy theo hướng tây bắc với 55 thác nước hùng vĩ, qua thị trấn Nam Đông rồi sau đó hợp lưu với dòng Hữu Trạch tại ngã ba Bằng Lãng (khoảng 3 km về phía bắc khu vực lăng Minh Mạng). Hữu Trạch dài khoảng 60 km là nhánh phụ, chảy theo hướng bắc, qua 14 thác và vượt qua phà Tuần để tới ngã ba Bằng Lãng, nơi hai dòng này gặp nhau và tạo nên sông Hương.

    Lưu vực sông Hương nằm trong vùng mưa lớn của miền Trung, lượng mưa trung bình nhiều năm là 2.868mm. Mùa mưa kéo dài từ tháng VIII đến tháng XII, ba tháng mưa chính là IX-XI, với lượng mưa 3 tháng là 1.850mm, chiếm 65,9% lượng mưa năm, trong đó lượng mưa tháng X là 796mm chiếm 43% lượng mưa mùa. Lượng mưa 3 ngày lớn nhất ứng với tần suất 5% trên lưu vực sông Hương từ 600-1000mm. Mưa giảm dần từ ven biển lên thượng lưu và từ Nam lên Bắc. Bão, giải HTNĐ hoạt động riêng rẽ có thể gây ra lũ đặc biệt lớn trên sông Hương. Không khí lạnh hoạt động riêng rẽ hoặc KKL phối hợp với bão hoặc với giải HTNĐ cũng gây ra lũ trên BĐ 3. Lũ lớn xảy ra trong các tháng IX-XI, nhưng cuối tháng V/1989, đã có lũ trên BĐ 3 hơn 1m tại Huế. Do đặc điểm bờ biển Thừa Thiên - Huế, nên nhiều khi, trước khi đổ bộ vào phía bắc (Quảng Bình-Thanh Hóa) bão đã đi men theo bờ biển của khu vực này và gây ra mưa to, lũ lớn ở đây. Năm 1990 có 5 lần bão gây lũ trên BĐ 3 tại Huế, mặc dù, trong cả 5 lần, bão đều không trực tiếp vào Thừa Thiên-Huế. Khi lũ sông Hương, sông Bồ lên cao mà gặp bão vào trực tiếp thì tổn thất vô cùng to lớn. Từ 1976-1998, có hai lần áp thấp nhiệt đới đổ bộ trực tiếp vào đồng bằng sông Hương gây ra lũ trên BĐ 3.

    Khi xây dựng dự án chịu ảnh hưởng rất nhiều của thuỷ triều, cấu tạo của dòng sông. Đặc biệt, Sông Hương thường xảy ra lũ lớn trong nhiều năm qua vì vậy quá trình thiết kế và xây dựng dự án là rất quan trọng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...