Luận Văn Đánh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí thị xã Đồn

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG . viii
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ viii
    MỤC LỤC . iv
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    1.Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Tình hình nghiên cứu 2
    2.1 Ngoài nước . 2
    2.2 Trong nước . 3
    3.Mục đích nghiên cứu 5
    4.Nhiệm vụ nghiên cứu: 6
    5. Phương pháp nghiên cứu . 6
    6. Các kết quả đạt được của đề tài . 6
    7. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp 7
    Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI . 8
    1.1 Điều kiện tự nhiên . 8
    1.1.1. Vị trí địa lý . 8
    1.1.2. Đặc điểm địa hình . 9
    1.1.3. Đặc điểm địa chất . 10
    1.1.4. Đặc điểm khí hậu 11
    1.1.5 Đặc điểm thuỷ văn 16
    1.2 Các nguồn tài nguyên . 17
    1.2.1 Tài nguyên đất 17
    1.2.2 Tài nguyên nước 19
    1.2.3 Tài nguyên rừng . 21
    1.2.4 Tài nguyên khoáng sản . 21
    1.2.5 Tài nguyên nhân văn . 21
    1.3 Thực trạng môi trường 22
    2.1.6 Đặc điểm sinh thái và đa dạng sinh học 17
    1.4 Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội 23
    1.4.1.Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 23
    1.4.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế . 25
    1.4.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập 28
    1.2.4 Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn 30
    1.4.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng . 31
    Chương 2: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI . 34
    2.1 Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí thị xã Đồng Xoài . 34
    2.1.1 Nguồn tự nhiên . 34
    2.1.2 Nguồn thải nhân tạo 34
    2.2 Hành vi và tác hại của các chất gây ô nhiễm môi trường không khí 47
    2.2.1 Lưu huỳnh đioxit (SO[SUB]2[/SUB]) 47
    2.2.2 Cacbon oxit (CO) . 48
    2.2.3 Ôxit nitơ (NO[SUB]x[/SUB]) 49
    2.2.4 Bụi 50
    2.2.5 Các thành phần chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) . 50
    2.2.6 Khí Cacbondioxit (CO[SUB]2[/SUB]) 52
    2.3 Đánh giá chất lượng không khí thị xã Đồng Xoài . 53
    2.4.1Đánh giá hàm lượng bụi . 56
    2.4.2 Đánh giá hàm lượng SO[SUB]2[/SUB] . 58
    2.4.3 Đánh giá hàm lượng NO[SUB]2[/SUB] 60
    2.4.3 Đánh giá hàm lượng CO 61
    Chương 3: DỰ BÁO DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI 63
    3.1 Dự đoán dân số thị xã Đồng Xoài . 63
    3.2 Dự báo tải lượng ô nhiễm không khí do hoạt động dân cư 64
    3.3 Dự báo khí thải từ hoạt động giao thông vận tải . 66
    3.4 Dự báo khí thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp . 69
    Chương 4: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 . 71
    4.1 Xác định vấn đề gây ô nhiễm và xếp đặt thứ tự ưu tiên giải quyết 71
    4.1.1 Xác định vấn đề gây ô nhiễm và xếp đặt thứ tự ưu tiên giải quyết giai đoạn 2011-2015 71
    4.1.2 Xác định vấn đề gây ô nhiễm và xếp đặt thứ tự ưu tiên giải quyết giai đoạn 2016 - 2020 75
    4.2 Các giải pháp để giải quyết vấn đề . 79
    4.2.1 Các giải pháp chung cho tất cả các nguồn gây ô nhiễm . 79
    4.2.2 Các biện pháp giải quyết vấn đề do hoạt động giao thông vận tải . 83
    4.2.3 Kiểm soát ô nhiễm không khí do hoạt động các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp 90
    4.3 Đề xuất một số chương trình, dự án nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí 96
    4.3.1 Đề xuất một số dự án và thời gian thực hiện . 96
    4.3.2 Đánh giá tính khả thi của dự án . 97
    4.3.3 Các dự án cụ thể . 98
    PHẦN KẾT LUẬN 103
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 105

    LỜI MỞ ĐẦU
    1.Tính cấp thiết của đề tài
    Quá trình sinh sống và phát triển của con người trong một khu vực không tránh khỏi tác động vào môi trường, trong đó có môi trường không khí.
    Thị xã Đồng Xoài là đơn vị hành chính trung tâm của tỉnh Bình Phước, từ ngày thành lập cho đến nay thị xã Đồng Xoài có nhiều bước phát triển mạnh mẽ, cơ cấu kinh tế chuyển dần sang công nghiệp-dịch vụ, hệ thống giao thông phát triển tạo nên bộ mặt mới của một tỉnh. Đồng Xoài là vùng kinh tế trọng điểm của toàn tỉnh Bình Phước. Có quốc lộ 14 và ĐT 741 đi qua trung tâm thị xã nối liền các tỉnh Tây nguyên với các tỉnh miền Đông Nam bộ là điều kiện quan trọng để giao thương về kinh tế, văn hóa, chính trị với các khu đô thị lớn trong cả nước. Ngoài ra, từ Đồng Xoài, có thể di chuyển dễ dàng đến các vùng kinh tế phát triển nhanh chóng như Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu và sang nước bạn Campuchia.
    Thực tế là trong những năm trở lại đây, thị xã Đồng Xoài có tốc độ phát triển nhanh và mạnh trong các lĩnh vực như công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị. Nhóm ngành công nghiệp-dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao (>80%), trong khi nhóm ngành nông-lâm nghiệp chiếm tỷ trọng thấp (<20%). Đồng Xoài được xếp vào đô thị loại IV, với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao thì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí càng cao. Tuy Đồng Xoài chiếm diện tích khá nhỏ trong tổng diện tích tỉnh Bình Phước (khoảng 2%), nhưng lại có dân số chiếm 8,5% dân số tỉnh Bình Phước. Mật độ dân số đạt hơn 400 người/km[SUP]2[/SUP], gấp hơn 3 lần trung bình của tỉnh. Với một mật độ tập trung dân số cao trong một khu vực nhỏ, lại càng đặt ra vấn đề quan trọng trong việc bảo vệ môi trường không khí, tránh gây ô nhiễm, không khí ảnh hưởng tới sức khỏe của nhân dân.
    Thị xã Đồng Xoài, bên cạnh mật độ dân số lớn, còn tập trung phát triển nhiều khu công nghiệp (KCN) và các cơ sở công nghiệp ngoài khu công nghiệp. Theo khảo sát, thị xã Đồng Xoài sẽ có 3-4 KCN và gần 300 cơ sở hoạt động sản xuất. Điều này tạo ra nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí lớn nếu không có một biện pháp quản lý, kiểm soát ô nhiễm hiệu quả. Hơn nữa, theo quy hoạch phát triển kinh tế của Đồng Xoài trong những năm sắp tới, công nghiệp-dịch vụ vẫn là nhóm ngành được ưu tiên phát triển. Đặc biệt, Bình Phước nói chung và Đồng Xoài nói riêng, có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm khá lớn, nổi bật là tiêu, điều, cao su. Việc phát triển các loại cây công nghiệp này, chắc chắn kéo theo trong tương lai, các nhóm ngành chế biến và sản xuất có liên quan.
    Theo “Báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm của tỉnh Bình Phước (2005-2009) thị xã Đồng Xoài đã có dấu hiệu ô nhiễm môi trường không khí cục bộ, đặc biệt là ô nhiễm bụi. Công tác bảo vệ môi trường không khí, cần được thực hiện tức thời và định hướng trong một thời gian đủ dài để phát huy hiệu quả, đồng thời phù hợp với quy hoạch phát triển của địa phương. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường không khí trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa này, đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí thị xã Đồng Xoài - tỉnh Bình Phước đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” là rất thiết thực và có ý nghĩa.
    2. Tình hình nghiên cứu
    2.1 Ngoài nước
    Trong những năm vừa qua, cùng với tốc độ phát triển kinh kế và khoa học công nghệ của các nước đã làm cho môi trường không khí toàn cầu bị ảnh hưởng khá mạnh mẽ. Đó là hiện tượng nóng lên toàn cầu, thiên tai hạn hán ở một số nước (Philipin, Thái Lan, Mỹ ), vấn đề mưa axít, suy giảm tầng ôzôn Để khắc phục hậu quả này các nước trên thế giới đã cùng nhau vạch ra những kế hoạch thực thi để bảo vệ môi trường không khí.
    Tại hội nghị liên hợp quốc về vấn đề bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế (2003), các quốc gia đã cùng thống nhất đi đến một kế hoạch chung là hướng đến phát triển môi trường bền vững, trong đó có môi trường không khí. Trong 158 nước tham gia vào hội nghị này thì có 84 nước (chiếm 54%) đã đề ra cho mình ít nhất một kế hoạch môi trường không khí, một tỉ lệ lớn hơn nhiều so với 3 năm trước đó. [2]
    Theo chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) có được một môi trường không khí bền vững không chỉ là mối quan tâm của riêng quốc gia nào mà còn là mối quan tâm đặc biệt của quốc tế. Bằng việc chú ý và kết hợp các nhân tố môi trường với quá trình thực hiện các kế hoạch xóa đói giảm nghèo và các chiến lược kinh tế, nhiều quốc gia sẽ đạt được những thành tựu lớn. [2]
    Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) khuyến cáo một môi trường khỏe mạnh và bền vững (trong đó có môi trường không khí) là một tài sản vô giá của quốc gia và khi nó bị xâm hại, những người nghèo nhất chính là những người hứng chịu nhiều nhất. [2]
    Cũng theo UNDP điều cần nhất là các quốc gia phải đề ra nguyên tắc chung về môi trường bền vững mà môi trường không khí là thành phần quan trọng,và rồi lập kế hoạch phát triển kinh tế dựa vào các điều kiện tự nhiên của bản thân đất nước họ. [2]
    Dựa vào những kế hoạch của các quốc gia và các tổ chức bảo vệ môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng trên thế giới là kinh nghiệm và cơ sở khoa học bổ ích cho việc tiếp cận và lập ra các biện pháp kiểm soát môi trường không khí phù hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế của từng quốc gia, từng địa phương.
    2.2 Trong nước
    Kế hoạch bảo vệ môi trường không khí và Quy hoạch môi trường không khí ở Việt Nam đang là hai chương trình phát triển được các Bộ, ngành quan tâm, đặc biệt là Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường , thu hút được nhiều sự tham gia của các tổ chức khoa học công nghệ và nhiều các cá nhân đầu tư công sức nghiên cứu. Trong đó, các chương trình, dự án bảo vệ môi trường không khí là một hành động cụ thể bám sát thực hiện các mục tiêu chiến lược đề ra nhằm hạn chế tối đa những rủi ro của môi trường không khí và đảm bảo phát triển bền vững.
    Trong thời gian qua Cục Môi trường và một số địa phương đã đầu tư nghiên cứu kế hoạch môi trường (trong đó có môi trường không khí) và cả phương pháp áp dụng cho các dự án cụ thể. Các cơ quan quản lý môi trường cấp cao nhất của nước ta cũng nhận thấy tầm quan trọng của các biện pháp cụ thể trong công tác quy hoạch bảo vệ môi trường thể hiện thông qua các văn bản pháp quy về môi trường được ban hành: Chiến lược bảo tồn quốc gia năm (1996), Kế hoạch hành động quốc gia về môi trường và phát triển bền vững giai đoạn 1991-2000 (1991), Kế hoạch hành động quốc gia về môi trường giai đoạn 1996-2000 (1995), Kế hoạch hành động quốc gia về bảo vệ môi trường 2001-2005, kế hoạch hành động đa dạng sinh học (1995), Kế hoạch bảo vệ môi trường quốc gia đến 2010 và định hướng đến năm 2020, Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường 2001-2010 Hiện nay, theo quan điểm của các nhà làm công tác bảo vệ môi trường của nước ta, các ưu tiên về môi trường không khí phải được lồng ghép trong các kế hoạch phát triển của quốc gia, ngành và địa phương. Bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên được xem là những tiêu chí để xác định các ưu tiên phát triển quốc gia và sẽ là những chính sách bao trùm trong chiến lược GEF (Quỹ Môi Trường thế giới). Các chính sách then chốt trong các kế hoạch phát triển tài nguyên của các ngành hiện tại thể hiện các ưu tiên và cam kết của chính phủ theo các nguyên tắc của GEF.
    Hiện nay, một số thành phố lớn như: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hạ Long đã xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường nói chung và bước đầu đã đi vào thực hiện sơ bộ các dự án. Các thị xã, huyện đang đầu tư phát triển thành đô thị hiện đại văn minh cũng bước đầu tiến hành thực hiện các kế hoạch bảo vệ môi trường (đất, nước, không khí) như huyện Đức Phổ tỉnh Quãng Ngãi và một số huyện, thị khác trong cả nước. [2]
    Đối với các địa phương khác, vấn đề hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường nói chung đã được quan tâm nhiều trong những năm gần đây, đặc biệt là trong giai đoạn đất nước đang đặt mục tiêu phát triển thành một quốc gia công nghiệp vào năm 2020. Các tỉnh như Vĩnh Long, Trà Vinh, Long An, Bình Dương, Đồng Nai và một số địa phương khác đã xây dựng các biện pháp cũng như chiến lược bảo vệ môi trường không khí từ cấp huyện đến tỉnh. Hiện nay, các biện pháp đó đang được triển khai và phát huy tác dụng khá tốt trong công tác bảo vệ môi trường không khí.
    Ở Bình Phước, vấn đề bảo vệ môi trường không khí đã được nhắc đến trong rất nhiều chương trình, hội thảo, dự án như “Dự án quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, “ Báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm tỉnh Bình Phước (2005-2009). Trong báo cáo hiện trạng môi trường của toàn tỉnh Bình Phước, khu vực thị xã Đồng Xoài được đề cập chỉ mang tính khái quát về hiện trạng môi trường không khí, đề ra biện pháp chung để kiểm soát ô nhiễm môi trường, chưa cụ thể ở từng môi trường trên địa bàn của toàn thị xã Đồng Xoài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...