Luận Văn Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước tại một số làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và đề xuất

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/6/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Làng nghề ở Bắc Ninh có lịch sử tồn tại từ hàng trăm năm nay, được phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh và hoạt động hầu hết ở các ngành kinh tế chủ yếu. Trong những năm qua, nhất là khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, hội nhập dần vào nền kinh tế thế giới thì hoạt động làng nghề ở Bắc Ninh đã có bước thay đổi lớn. Đến nay, Bắc Ninh có 62 làng nghề, chủ yếu trong các lĩnh vực như đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, sản xuất giấy, gốm, sắt, thép tái chế, đúc đồng .; trong đó có 32 làng nghề truyền thống và 30 làng nghề mới, chiếm khoảng 10% tổng số làng nghề truyền thống của cả nước. Các làng nghề tập trung chủ yếu ở 3 huyện Từ Sơn, Yên Phong và Gia Bình (3 huyện này có 42 làng nghề, chiếm gần 68% số làng nghề của tỉnh). Nhiều làng nghề của Bắc Ninh như: gỗ Đồng Kỵ, gốm Phù Lãng, đúc đồng Đại Bái, tranh Đông Hồ . có từ lâu đời và nổi tiếng cả trong và ngoài nước.
    Hàng năm, các làng nghề đã đóng góp ngân sách nhà nước, tạo việc làm tại chỗ cho gần 35 nghìn lao động và thu hút hàng nghìn lao động nông thôn các vùng phụ cận. Việc khôi phục các làng nghề cũ, xây dựng các làng nghề mới, hình thành các cụm công nghiệp theo ngành hàng xuất phát từ nhu cầu cuộc sống; là mục tiêu, động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, phù hợp với chủ trương của Đảng và Chính phù về công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
    Theo thống kê, Bắc Ninh chiếm 18% số làng nghề và trên 10% số làng nghề truyền thống của cả nước. Làng nghề Bắc Ninh có vị trí quan trọng trong cuộc sống của nhân dân, có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế địa phương những năm qua (tính từ năm 1997 đến nay giá trị sản xuất của khu vực làng nghề tiểu thủ công nghiệp chiếm 75 - 80% giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh và trên 30% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh). Làng nghề đã góp phần tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở địa phương. Tạo ra một khối lượng hàng hoá dồi dào, phong phú đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Làng nghề phát triển đã cải thiện đời sống nhân dân, nhiều hộ giàu có nhờ phát triển nghề truyền thống.[5]
    Song cùng với sự phát triển kinh tế là nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, sản xuất nông nghiệp và cảnh quan. Kết quả điều tra khảo sát chất lượng môi trường tại một số làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong các năm gần đây từ 2005 đến 2009 cho thấy các mẫu nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm với mức độ khác nhau; môi trường không khí bị ô nhiễm có tính cục bộ tại nơi trực tiếp sản xuất, nhất là ô nhiễm bụi vượt tiêu chuẩn cho phép và ô nhiễm do sử dụng than, đất đai bị xói mòn, thoái hoá; chất lượng các nguồn nước suy giảm mạnh.
    “Với định hướng phát triển của tỉnh đến năm 2020 là chủ động phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá gắn liền với bảo vệ môi trường, ngăn chặn về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm, phục hồi suy thoái và nâng cao chất lượng môi trường, làm cho mọi người dân được sống trong môi trường có chất lượng tốt; chủ động thực hiện và đáp ứng các yêu cầu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; việc nghiên cứu xây dựng và lựa chọn các giải pháp xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh là công việc rất quan trọng để phát triển bền vững. [12]” Xuất phát từ thực tiễn này, tôi đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước tại một số làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...