Thạc Sĩ đánh giá hiện trạng kĩ thuật và hiệu quả của mô hình kinh tế vườn – ao – chuồng (vac) ở huyện yên lạ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KĨ THUẬT VÀ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH KINH TẾ VƯỜN – AO – CHUỒNG (VAC) Ở HUYỆN YÊN LẠC, TỈNH VĨNH PHÚC

    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN i
    LỜI CAM ĐOAN ii
    DANH MỤC CÁC BẢNG v
    DANH MỤC CÁC HÌNH . vi
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . vii
    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 4
    1.1. Tình hình phát triển mô hình VAC trên thế giới và Việt Nam . 4
    1.1.1. Tình hình phát triển mô hình VAC trên th ế giới 4
    1.1.2. Tình hình phát triển mô hình VAC ở Việt Nam . 6
    1.2. Vai trò của mô hình kinh tế VAC . 10
    1.2.1. Mô hình VAC dinh dưỡng . 12
    1.2.2. Mô hình VAC kinh tế 13
    1.2.3. Phát triển VAC trang trại góp phần phát triển nông nghiệp hàng hoá . 15
    1.2.4. Hoạt động mô hình VAC góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm 16
    1.3. Sự hình thành và phát triển hệ thống VAC 17
    1.4. Phổ biến và nhân rộng mô hình VAC . 19
    1.5. Các hệ thống VAC tại Việt Nam . 20
    1.5.1. Hệ thống VAC miền núi 20
    1.5.2. Hệ thống VAC vùng đồng bằng . 22
    1.5.3. Mô hình VAC vùng ven biển. 25
    1.6. Một số kết quả từ mô hình VAC do VACVINA thực hiện 27
    1.6.1. Mô hình VAC trên vùng sinh thái cát ven biển 27
    1.6.2. Mô hình VAC ở miền núi 28
    1.6.3. Mô hình VAC trên vùng đất đồi núi mới khai hoang . 28
    CHƯƠNG 2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 30
    2.1. Thời gian nghiên cứu 30
    2.2. Địa điểm nghiên cứu . 30
    2.3. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu . 30
    2.4. Thu thập và xử lí số liệu . 31
    iv
    2.4.1. Thu thập số liệu . 31
    2.4.2. Xử lí và phân tích số liệu . 32
    CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 35
    3.1. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế – xã hội khu vực nghiên cứu 35
    3.1.1. Đặc điểm tự nhiên . 36
    3.1.2. Tình hình kinh tế – xã hội huyện Yên Lạc . 39
    3.2. Hiện trạng kĩ thu ật trong mô hình VAC 41
    3.2.1. Trình độ văn hoá và chuyên môn của chủ hộ nuôi . 42
    3.2.2. Nghề nghiệp và vai trò của chủ hộ nuôi . 43
    3.2.3. Hoạt động tham gia tập huấn . 44
    3.2.4. Hiện trạng kĩ thuật NTTS trong mô hình VAC 46
    3.2.5. Hoạt động chăn nuôi 57
    3.2.6. Hoạt động làm vườn 57
    3.2.7. Nhận thức về vai trò NTTS trong mô hình VAC . 58
    3.3. Khó khăn, hướng phát triển và kiến nghị của người nuôi 59
    3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội của NTTS trong mô hình VAC . 60
    3.4.1. Đánh giá doanh thu và tổng chi phí năm 2008, 2009 và sơ bộ 2010 của
    các hộ nuôi trong mô hình VAC 61
    3.4.2. Kết quả và hiệu quả kinh tế của NTTS trong mô hình kinh tế VAC ở
    huy ện Yên Lạc 64
    3.4.3. Phân tích đánh giá các chỉ tiêu kết quả sản xuất của 1ha ao nuôi cá trong
    mô hình VAC 66
    3.4.4. Phân tích đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của 1 ha ao nuôi cá
    trong mô hình VAC 67
    3.5. Một số giải pháp góp phần làm tốt mô hình kinh tế VAC . 68
    3.5.1. Phát triển nhiều hơn nữa mô hình kinh tế VAC tại các điểm NTTS ở hai
    cấp xã và thôn gắn với các đối tượng vật nuôi và cây trồng có giá trị kinh tế
    cao 70
    3.5.2. Xác định rõ mô hình kinh tế VAC, lựa chọn giống vật nuôi, cây trồng có
    giá trị phù hợp với địa phương 70
    3.5.3. Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản . 71
    3.5.4. Giải quyết tốt nguồn vốn cho người nuôi . 71
    v
    3.5.5. Nâng cao trình độ của cán bộ khuyến nông và người nuôi . 71
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN . 73
    I. KẾT LUẬN . 73
    II. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 74
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 75

    MỞ ĐẦU
    Ở Việt Nam, hệ thống nuôi kết hợp Vườn–Ao–Chuồng (VAC) được tiến hành
    bởi một số lượng lớn các trang trại nhỏ ở đồng bằng sông Hồng. Hệ thống VAC được
    bắt đầu ở Trung Quốc, là mô hình hấp dẫn nhất của hệ thống canh tác nông nghiệp–
    thủy sản kết hợp vì chúng có kh ả năng đa dạng hóa cao, tập trung và khả năng kết hợp
    bền vững.[22]
    Hệ thống VAC là một mô hình thể hiện chiến lược tái sinh: tái sinh nguồn năng
    lượng mặt trời thông qua quang hợp của cây trồng, tái sinh các chất thải (vật thải của
    công đoạn sản xuất này là nguyên liệu sản xuất cho quy trình sản xuất khác). Chiến
    lược tái sinh này còn làm thanh sạch môi trường.[8]
    Người nông dân quen gọi kinh tế VAC là “kinh tế vườn” có vai trò to lớn trong
    cung cấp dinh dưỡng cho nông hộ, tạo thêm công ăn việc làm, tạo thêm của cải cho xã
    hội. Làm vườn theo cách này tạo đã tạo ra những hệ sinh thái bền vững, cảnh quan
    trong lành, góp phần cải thiện và giữ gìn môi trường.[8]
    Thực chất của mỗi quan hệ tương tác giữa các thành phần, các yếu tố trong mô
    hình VAC là sự luân chuyển, quay vòng của các dòng vật chất và năng lượng giữa
    Vườn–Ao–Chuồng thông qua hành vi có ý thức của con người nhằm:[8]
    + Tận dụng không gian sinh thái ba chiều của vùng nhiệt đới giàu ánh sáng, độ
    ẩm, nhiệt độ
    + Khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và tái sử dụng các chất thải của cây
    trồng, vật nuôi đưa vào chu trình sản xuất mới
    + Làm ra sản phẩm nhiều hơn, đa dạng hơn, có chất lượng tốt hơn trên cùng
    một đơn vị diện tích canh tác.
    Chúng ta đều biết trong hơn hai thập kỉ qua, nền kinh tế thủy sản của Việt Nam
    đã có sự tiến bộ rõ ràng tập trung ở con tôm sú, tôm he chân trắng, rô phi, cá tra .phát
    triển với mô hình công nghiệp. Tuy nhiên, những đối tượng trên chủ yếu phát triển ở
    miền Nam và nó chưa thể hiện được tính bền vững và gây rủi ro lớn cho người nuôi.
    Việt Nam với 74% là nông dân nên việc cải thiện đời sống, xóa đói, giảm nghèo và
    tăng thu nh ập thì nuôi trồng thủy sản kết hợp theo mô hình VAC tỏ ra là ưu việt và
    bền vững cho đại đa số hộ nông dân, đặc biệt là nông dân vùng nông thôn, ven biển và
    miền núi của Việt Nam.
    2
    Vĩnh Phúc là tỉnh có ngành thủy sản chuyên về nước ngọt, không có điều kiện
    phát triển thủy sản nước mặn và nuôi cá nước ngọt theo quy mô công nghiệp lớn như
    các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, mặt khác, tỉnh thuộc vùng đồng bằng – trung du
    miền núi nên phát triển kinh tế thủy sản–nông nghiệp ở nông hộ là cần thiết để giải
    quyết việc làm và tăng thu nhập cho nông dân. Mô hình kinh tế VAC ở Vĩnh Phúc
    phát triển rộng khắp, đặc biệt ở huyện Yên Lạc và huyện Vĩnh Tường. Theo Niên
    giám thống kê nông nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009, cả tỉnh có 688 trang trại
    nông nghiệp kinh doanh tổng hợp, trong đó số trang trại ở huyện Yên Lạc có 553 trang
    trại, chiếm tới 80,38% tổng số trang trại nông nghiệp kinh doanh tổng hợp của toàn
    tỉnh[3]. Kinh tế trang trại kết hợp đã góp phần làm cho kinh tế của các hộ nông dân
    được cải thiện rõ ràng.
    Tuy nhiên, mô hình nuôi VAC ở huyện Yên Lạc còn nhiều vấn đề bất cập như:
    kĩ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho vật nuôi còn kém, đối tượng vật nuôi cây trồng
    chưa thích hợp, khả năng thâm canh còn hạn chế dẫn tới hiệu quả kinh tế chưa cao.
    Vì vậy, đề tài được thực hiện góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của người nông dân
    làm kinh tế theo mô hình VAC bằng việc đánh giá hiện trạng kĩ thu ật, đánh giá và
    phân tích hiệu quả kinh tế, đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả. Từ đó, rút ra
    những kinh nghiệm và đưa tiến bộ khoa học để nhân rộng và phát triển mô hình kinh
    tế ở huyện Yên Lạc nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.
    Được sự đồng ý của khoa NTTS – trường Đại học Nha Trang, phòng Đào tạo
    Đại học & Sau đại học, Hội đồng xét duyệt đề cương cao học và thầy giáo hướng dẫn,
    tôi được phép thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng kĩ thuật và hiệu quả của mô
    hình kinh tế Vườn–Ao–Chuồng (VAC) ở huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc”
     Mục đích đề tài: trên cơ sở điều tra hiện trạng, đánh giá hiệu quả kinh tế – xã
    hội, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi với
    mô hình VAC
    Nôi dung:
    + Đặc điểm tự nhiên – kinh tế – xã hội huyện Yên Lạc có ảnh hưởng đến
    mô hình kinh tế VAC.
    + Hiện trạng về NTTS trong mô hình VAC
    + Hiện trạng về chăn nuôi và trồng trọt
    + Kết quả và hiệu quả kinh tế của NTTS trong mô hình VAC
    3
    Thực hiện đề tài này, tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo
    hướng dẫn TS. Phạm Xuân Thuỷ. Tôi chân thành cảm ơn.
    4
    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1.1. Tình hình phát triển mô hình VAC trên thế giới và Việt Nam
    1.1.1. Tình hình phát triển mô hình VAC trên thế giới
    Hệ thống kết hợp Nông nghiệp và Thu ỷ sản (NN&TS) mà phổ biến là mô hình
    VAC: trong đó, chất thải của đối tượng này là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt cho đối
    tượng khác [24],[19]. Hệ thống trang trại kết hợp bao gồm Nuôi trồng Thuỷ sản
    (NTTS) thể hiện là sự đồng quy hay liên kết liên tục giữa hai hay nhiều hoạt động của
    chúng với NTTS [23].
    Khái niệm về NTTS kết hợp không phải là mới, có thể bắt đầu đầu tiên ở cộng
    đồng dân cư đông đúc ở châu Á, vùng trung tâm châu Âu và đã được chấp nhận là có
    khả năng phát triển cho những người nông dân nghèo.[24]
    NTTS kết hợp cũng có thể được định nghĩa như: cá nuôi kết hợp kín trong dòng
    năng lượng, dinh dưỡng của hệ thống trang trại thông thường và rộng rãi hơn để liên
    kết NTTS với hoạt động khác của con người hơn nông nghiệp (nông học và động vật
    trong nông nghiệp) như quản lí về tài nguyên nước, công nghiệp, và hệ thống xử lí
    nước.[22]
    Trang trại kết hợp mà bao gồm NTTS có thể định nghĩa rộng như sự liên tục giữa
    hai hay nhiều hơn các hoạt động của chúng ít nhất một yếu tố là NTTS [27]. Mục đích
    của sự kết hợp là làm tăng sự đa dạng hóa, nâng cao hiệu quả, làm tăng hiệu quả sử
    dụng tài nguyên tự nhiên, tăng năng suất và tăng khả năng chịu đựng ]29].
    Phạm vi rộng lớn của hệ thống kết hợp NN&TS được tiến nhiều ở Bắc và Đông
    Bắc châu Á, ví dụ như Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái
    Lan và Việt Nam.[30]
    Hệ thống cá kết hợp sử dụng cỏ và thực vật dưới nước như là thức ăn cho cá,
    được tìm thấy ở nhiều vùng của Trung Quốc [36], ở Trung Quốc: hệ thống kết hợp
    NN&TS theo khái niệm của Nông nghiệp sinh thái nhấn mạnh mối quan hệ giữa môi
    trường nông nghiệp với môi trường tự nhiên và xã hội của chúng [25], ở châu Phi:
    trang trại kết hợp có thể được tìm th ấy ở Ghana và Malawi [29], ở châu Âu, hệ thống
    kết hợp NN&TS được tiến hành ở các nước như Hungary và Đức [13], [32].

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu tiếng Việt
    1. Võ Chí Bình, Ravi Fotedar, (2009), Cải tiến mô hình VAC ở vùng ven biển
    miền Trung, Hội thảo thực hành thuỷ sản tốt, Chương trình hợp tác Nông nghiệp và
    Phát triển Nông thôn (CARD).
    2. Ngô Thế Dân, Hà Minh Chung, ( ). Bài giảng kinh tế – kĩ thuật VAC
    http://www.vacvina.org.vn/Story/vn/BaigiangVAC/BaigiangVAC/2011/1/412.html
    3. Thuý Hằng - Thuý Quỳnh, (2010), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm
    2009, Cục Thống kê Vĩnh Phúc,
    http://www.vinhphuc.gov.vn/data/thongke/2003/2009/niengiam/index.htm
    4. Ngô Ngọc Hưng và Huỳnh Kim Định, (2008), Mô phỏng sự ô nhiễm nguồn
    nước kênh từ hoạt động của mô hình vườn–ao–chuồn [VAC], Tạp chí Nông Nghiệp và
    phát triển nông thôn số 129 (2008): 46–51
    5. Phạm Văn Thành & ctv, (2010), Một số mô hình nông nghiệp bền vững cho
    hộ sản xuất quy mô nhỏ, Nhà xu ất bản văn hoá dân tộc: 92–97
    6. Phạm Xuân Thuỷ, (2000), Điều tra hiện trạng kĩ thuật nghề nuôi tôm và
    đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của nghề nuôi tôm sú thương phẩm ở tỉnh Khánh
    Hoà, Luận văn Thạc sĩ ngành Thuỷ sản, Đại học Thuỷ sản Nha Trang: 64–82
    7. Phạm Xuân Thuỷ, (2004), Xây dựng mô hình nuôi tôm thâm canh tại Khánh
    Hoà. Luận án Tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Đại học Thuỷ sản Nha Trang: 77–88
    8. Trần Đức Viên & ctv, (2008), Giáo trình phân tích hệ thống môi trường
    nông nghiệp: 82–83
    9. VACVINA, 2010. Thành tựu hoạt động của Hội làm vườn Việt Nam một
    phần tư thế kỉ qua ( 2/1986 – 6/2010)
    Tài liệu tiếng anh
    10. ___, Fisheries Sector Strategy and Programs, Project Document
    VIE/92/T02, F.A.O., Hanoi, September 22, 1993.
    11. ___, Socio–Economic Impacts of Aquaculture, Hanoi University of
    Agriculture, Hanoi, 1997.
    76
    12. Ahmad, R.Sh.H. (2001) Fodder–fish integration practice in Malaysia. In:
    FAO/IIRR/WorldFish Centre, (Ed.) Integrated agriculture–aquaculture A primer, FAO
    Fisheries Technical Paper T407, pp. 149 Rome, Italy: FAO]
    13. Buck, D.H., Baur, R.J. and Rose, C.R. (1979) Experiments in recycling
    swine manure in fishponds. In: Pillay, T.V.R. and Dill, W.A., (Eds.) Advances in
    Aquaculture, pp. 489–492. Farnham, Surrey England: Fishing News Books Ltd]
    14. Chung, D.K., Demaine, H., Trang, P.V., Dien, N.Q. and Bau, P. (1995)
    VAC Integrated Farming Systems in Red River Delta: An Overview. Research Institute
    for Aquaculture No. 1. Vietnam: Ha Bac.
    15. Cruz, C.R.D. (1980) Integrated Agriculture–Aquaculture Farming Systems
    in the Philippines, with Two Caser Studies on Simultaneous and Rotational Rice–Fish
    Culture In: Pullin , R.S.V. and Shehadeh, Z.H., (Eds.) Integrated Agriculture
    Aquaculture Farming Systems. ICLARM Conf. Proc. 4., Phillipines: ICLARM ]
    16. Delmendo, M.N. (1980) A Review of Integrated Livestock–Fowl–Fish
    Farming Systems. In: Pullin, R.S.V. and Shehadeh, Z.H., (Eds.) Integrated
    Agriculture–Aquaculture Farming Systems, ICLARM Conf. Proc. 4]
    17. Edwards, P. (1993) Environmental issues in integrated agriculture–
    aquaculture and wastewater–fed culture systems. In: Pullin, R.S.V., Rosenthal, H. and
    Maclean, J.L., (Eds.) Environment and aquaculture in developing countries, pp. 139–
    170. ICLARM Conference Proceeding 31]
    18. Edwards, P., Demaine, H., Innes–Taylor, N. and Turongruang, D. (1996)
    Sustainable aquaculture for small–scale farmers: need for a balanced model. Outlook
    on Agriculture 15, 19–26.
    19. Edwards, P., Pullin, R.S.V. and Gartner, J.A. (1988) Researches and
    Education for the Development of Integrated Crop–Livestock–Fish Farming Systems
    in the Tropics. ICLARM Studies and Reviews 16. 53 Manila: International Center for
    Living Aquatic Resources Management.
    20. Huat, K.K. and Tan, E.S.P. (1980) Review of Rice–Fish Culture in
    Southeast Asia. In: Pullin, R.S.V. and Shehadeh, Z.H., (Eds.) Integrated Agriculture
    Aquaculture Farming Systems. ICLARM Conf. Proc. 4., Manila. Phillipines:
    ICLARM ]
    77
    21. Mathias, J.A., Charles, A.T. and Hu, B.T. (1998) Integrated fish farming.
    In: Anonymous Proceedings of a workshop on integrated fish farming, held in Wuxi,
    Jiangsu Province, peoples republic of China October 11–15.1994, pp. 403–410. Boca
    Raton, Florida, USA: CRC Press]
    22. Le Thanh Luu 1992. The VAC system in northern Vietnam. In: Farmer–
    proven Integrated Agriculture–Aquaculture: a technology information kit. IIRR &
    ICLARM 1992, and Le Thanh Luu 1999. Small–scale aquaculture in rural
    development – trends and constraints. In: FAO 1999. Report of the Asia–Pacific
    Fishery Commission Ad hoc Working Group of Experts in Rural Aquaculture.
    Bangkok, Thailand, 20–22 October 1999. FAO Fisheries Report No. 610. FAO, Rome,
    Italy
    23. Little, D.C. and Edwards, P. (2003) Integrated livestock–fish farming
    systems. 189 Rome: Food and Agriculture Organization of the United Nations.
    24. Little, D.C. and Muir, J. (1987) A Guide to Integrated Warm Water
    Aquaculture. Stirling, U. K: Institute of Aquaculture. University of Stirling
    25. Luo, S.M. and Han, C.R. (1990) Ecological Agriculture in China. In: Clive,
    A., Edwards, P., Lal, P., Madden, R.T. and Miller G. House, (Eds.) Sustainable
    Agriculture, Soil and Water onservation Society, U.S.A]
    26. Manjurul Karim (2006), The livelihood impacts of fishponds integrated
    within farming systems in Mymensingh District, Bangladesh. Aquaculture Systems
    Group, Institute of Aquaculture University of Stirling Stirling, Scotland, UK A thesis
    submitted for the degree of Doctor of Philosophy.
    27. Mukherjee, N. (1995) Participatory Rural Apprisal and Questionnaire
    Survey (Comparative Field Experience and Methodological Innovations). New Delhi:
    Concept Publishing Company
    28. Nhan, D.K., 2007. The role of a fish pond in optimizing nutrient flows in
    integrated agriculture–aquaculture farming systems. PhD Thesis, Wageningen
    University, The Netherlands, 11–12
    29. Prein, M. (2002) Integration of aquaculture into crop–animal systems in
    Asia. Agricultural Systems 71, 127–146
    78
    30. Pullin, R.S.V. and Shehadeh, Z. (1980) Integrated agriculture–aquaculture
    farming systems. In: Anonymous ICLARM Conference Proceedings 4, Manila,
    Philippines: ICLARM]
    31. Ruddle, K., Furtado, J.L., Zhong, G.F. and Deng, H.Z. (1983) The mulberry
    dike carp pond resource system of the Zhujiang (Pearl River) Delta, People's Republic
    of China, Environmental context and system overview. Applied Geography 3, 45–62.
    32. Sharma, B.K. and Olah, J. (1986) Integrated fish–pig farming with
    agriculture in India and Hungary. Aquaculture 54, 135–139.
    33. Tripathi, S.D. and Sharma, B.K. (2001) Plant sources of feed for fish. In:
    FAO/IIRR/WorldFish Centre, (Ed.) Integrated agriculture–aquaculture A primer, FAO
    Fisheries Technical Paper T407, pp. 149 Rome, Italy: FAO]
    34. VACVINA. Intensive small–scale farming in Vietnam, VACVINA,
    UNICEF and Rosemary Morrow. VACVINA, 6, Nguyen Cong Tru Streel, Hanoi.
    35. Yang C Shang, Ping Sun Leung, Cheng–Sheng Lee, Mao–Sen Su, and I
    Chiu Liao (1994), Socioeconomic of Aquaculture.
    36. Yang, H.Z., Fang, Y.X. and Chen, Z.L. (2001) Integrated grass–fish
    farming in Chaina. In: FAO/IIRR/WorldFish Centre, (Ed.) Integrated agriculture–
    aquaculture A primer, FAO Fisheries Technical Paper T407, pp. 149 Rome, Italy:
    FAO]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...