Báo Cáo Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học động vật thủy sản ở một số vườn quốc gia và khu bảo tồn vùng đồ

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
    Năm 2011



    MỤC LỤC ( dài 217 trang)


    I. GIỚI THIỆU . 1
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục tiêu của đề tài . 3
    1.3. Nội dung nghiên cứu 3
    1.4. Giới hạn của đề tài . 4

    II. TỔNG QUAN . . 5
    2.1. Hiện trạng phân khu chức năng ở các KBT nghiên cứu 5
    2.1.1. VQG Tràm Chim . 5
    2.1.1.1. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt . 5
    2.1.1.2. Phân khu phục hồi sinh thái . 6
    2.1.1.3. Phân khu dịch vụ hành chánh . 7
    2.1.2. KBVCQ Trà Sư . 7
    2.1.2.1. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt . 8
    2.1.2.2. Phân khu phục hồi sinh thái . 8
    2.1.2.3. Phân khu dịch vụ hành chánh . 9
    2.1.3. VQG U Minh Hạ . 9
    2.1.3.1. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt . 10
    2.1.3.2. Phân khu phục hồi sinh thái . 11
    2.1.3.3. Phân khu dịch vụ hành chánh . 12
    2.2. Đa dạng động vật thủy sản 12
    2.2.1. VQG Tràm Chim và vùng lân cận 12
    2.2.1.1. Cá 12
    2.2.1.2. Tôm cua 13
    2.2.1.3. Lưỡng cư bò sát 13
    2.2.1.4. Nhuyễn thể (Mollusca) . 13
    2.2.3. KBVCQ Trà Sư và vùng lân cận 14
    2.2.3.1. Cá 14
    2.2.3.2. Tôm cua 15
    2.2.3.3. Lưỡng cư bò sát 15
    2.2.3.4. Nhuyễn thể (Mollusca) . 15
    2.2.4. VQG U Minh Hạ và vùng lân cận . 15
    2.2.4.1. Cá 15
    2.2.4.2. Tôm cua 16
    2.2.4.3. Lưỡng cư bò sát 16
    2.2.4.4. Nhuyễn thể (Mollusca) . 17
    2.3. Quản lý và sử dụng tài nguyên ĐDSH . 17
    2.3.1. Nguyên tắc quản lý nguồn tài nguyên có sự tham gia của cộng đồng 17
    2.3.2. Quản lý nguồn tài nguyên ở một số khu bảo tồn 18
    2.3.2.1. Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen 18
    2.3.2.2. VQG U Minh Thượng 18
    2.3.2.3. VQG Xuân Thủy 19



    III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
    3.1. Cách tiếp cận 21
    3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 22
    3.3. Vị trí thu mẫu . 24
    3.4. Phương pháp thu và phân tích mẫu 27
    3.4.1. Chất lượng nước 27
    3.4.2. Thực vật và động vật nổi . 28
    3.4.3. Động vật thủy sản 28
    3.4.4. Điều tra kinh tế xã hội . 29
    3.5. Thu thập số liệu thứ cấp . 30
    3.6. Chỉ số đánh giá đa dạng sinh học 30
    3.7. Phân tích thống kê 32
    3.8. Giải pháp và xây dựng mô hình quản lý 32

    IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 34
    4.1. Điều kiện tự nhiên, chất lượng nước và nguồn thức ăn tự nhiên ảnh hưởng
    đến tính đa dạng động vật thủy sản 34
    4.1.1. Điều kiện tự nhiên . 34
    4.1.2. Chất lượng nước 35
    4.1.2.1. Hiện trạng chất lượng nước 35
    4.1.2.2. Ảnh hưởng đến động thực vật nổi 39
    4.1.2.3. Ảnh hưởng đến động vật thủy sản 43
    4.1.3. Nguồn thức ăn tự nhiên . 49
    4.1.3.1. Thực vật nổi 49
    4.1.3.2. Động vật nổi . 52
    4.1.3.3. Ảnh hưởng đến động vật thủy sản 54
    4.2. Đa dạng động vật thủy sản 56
    4.2.1. Cá 56
    4.2.1.1. VQG Tràm Chim 57
    4.2.1.2. KBVCQ Trà Sư 61
    4.2.1.3. VQG U Minh Hạ 63
    4.2.1.4. So sánh đa dạng giữa các khu bảo tồn 65
    4.2.2. Giáp xác 68
    4.2.2.1. VQG Tràm Chim 68
    4.2.2.2. KBVCQ Trà Sư 69
    4.2.2.3. VQG U Minh Hạ 70
    4.2.2.4. So sánh tính đa dạng giữa các khu bảo tồn 71
    4.2.3. Nhuyễn thể 71
    4.2.3.1. VQG Tràm Chim 72
    4.2.3.2. KBVCQ Trà Sư 73
    4.2.3.3. VQG U Minh Hạ 74
    4.2.3.4. So sánh tính đa dạng giữa các khu bảo tồn 74
    4.2.4. Lưỡng cư bò sát . 75
    4.2.4.1. VQG Tràm Chim 77
    4.2.4.2. KBVCQ Trà Sư 78
    4.2.4.3. VQG U Minh Hạ 79
    4.2.4.4. So sánh tính đa dạng giữa các khu bảo tồn 80
    4.2.5. So sánh tính đa dạng giữa các khu bảo tồn . 81
    4.3. Kinh tế xã hội . 82
    4.3.1. Trình độ học vấn của nông hộ . 82
    4.3.2. Tình trạng cư trú và mức nghèo 82
    4.3.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp 83
    4.3.4. Nghề nghiệp của nông hộ 84
    4.3.5. Thu nhập của nông hộ . 84
    4.3.6. Nhận thức của người dân về tầm quan trọng của khu bảo tồn 85
    4.3.7. Ảnh hưởng đến tính đa dạng động vật thủy sản 86
    4.3.7.1. Khai thác trái phép . 86
    4.3.7.2. Thu hẹp môi trường sống . 87
    4.3.7.3. Cơ chế quản lý 87
    4.4. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp và mô hình quản lý . 88
    4.4.1. Hiện trạng quản lý ở các khu bảo tồn . 88
    4.4.1.1. VQG Tràm Chim 91
    4.4.1.2. KBVCQ Trà Sư 95
    4.4.1.3. VQG U Minh Hạ 98
    4.4.2. Đề xuất mô hình và giải pháp quản lý 101
    4.4.2.1. Mô hình quản lý chung . 101
    4.4.2.2. Giải pháp quản lý chung . 108
    4.4.2.2.1. Điều tiết nước 109
    4.4.2.2.2. Phòng và chữa cháy rừng 111
    4.4.2.2.3. Quản lý và phục hồi thực vật rừng 112
    4.4.2.2.4. Quản lý và phục hồi động vật thủy sản . 114
    4.4.2.2.5. Đào tạo nâng cao năng lực . 116
    4.4.2.2.6. Nâng cao nhận thức về ĐDSH . 117
    4.4.2.2.7. Phát triển du lịch sinh thái . 117
    4.4.2.2.8. Ứng phó biến đổi khí hậu 120
    4.4.2.2.9. Sử dụng nguồn tài nguyên bền vững . 121
    4.4.2.2.10. Đa dạng sinh kế . 124
    4.4.2.2.11. Phát triển các dịch vụ xã hội 128
    4.4.3. VQG Tràm Chim . 128
    4.4.3.1. Mô hình quản lý . 128
    4.4.3.2. Giải pháp quản lý . 130
    4.4.3.2.1. Quản lý nước để bảo tồn động thực vật và phòng cháy rừng 130
    4.4.3.2.2. Sử dụng bền vững tài nguyên và phục hồi động vật thủy sản . 131
    4.4.3.2.3. Đa dạng sinh kế . 132
    4.4.3.2.4. Nâng cao nhận thức và các dịch vụ xã hội khác 133
    4.4.4. KBVCQ Trà Sư . 134
    4.4.4.1. Mô hình quản lý . 134
    4.4.4.2. Giải pháp quản lý . 136
    4.4.4.2.1. Quản lý nước để bảo tồn động thực vật và phòng cháy rừng 136
    4.4.4.2.2. Sử dụng bền vững tài nguyên và phục hồi động vật thủy sản . 138
    4.4.4.2.3. Đa dạng sinh kế . 140
    4.4.4.2.4. Nâng cao nhận thức và các dịch vụ xã hội khác 140
    4.4.5. VQG U Minh Hạ . 141
    4.4.5.1. Mô hình quản lý . 141
    4.4.5.2. Giải pháp quản lý . 143
    4.4.5.2.1. Quản lý nước để bảo tồn động thực vật và phòng cháy rừng 143
    4.4.5.2.2. Sử dụng bền vững tài nguyên và phục hồi động vật thủy sản . 145
    4.4.5.2.3. Đa dạng sinh kế . 146
    4.4.5.2.4. Nâng cao nhận thức và các dịch vụ xã hội khác 147

    V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 149
    5.1. Kết luận . 149
    5.1.1. Chất lượng nước 149
    5.1.2. Thực vật nổi 151
    5.1.3. Động vật nổi 152
    5.1.4. Đa dạng sinh học động vật thủy sản . 154
    5.1.5. Điều kiện kinh tế xã hội 156
    5.1.6. Tổ chức quản lý . 158
    5.1.6.1. VQG Tràm Chim 158
    5.1.6.2. KBVCQ Trà Sư 159
    5.1.6.3. VQG U Minh Hạ 160
    5.2. Kiến nghị . 161
    5.2.1. Mô hình và giải pháp quản lý 161
    5.2.2. VQG Tràm Chim . 163
    5.2.3. KBVCQ Trà Sư . 164
    5.2.4. VQG U Minh Hạ . 166

    VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO . 168

    6.1. Tài liệu tiếng Việt 168
    6.2. Tài liệu tiếng Anh 172

    VII. PHỤ LỤC 173
    Phụ lục 1: Thành phần loài cá ở ba khu bảo tồn . 173
    Phụ lục 2: Thành phần loài giáp xác ở ba khu bảo tồn . 177
    Phụ lục 3: Thành phần loài nhuyễn thể giữa các khu bảo tồn 178
    Phụ lục 4: Thành phần loài lưỡng cư và bò sát giữa các khu bảo tồn 179
    Phụ lục 5: Áp phích Panô trưng bày nơi công cộng . 181
    Phụ lục 6: Mô hình nuôi cá đồng rừng U Minh (Cà Mau) . 182
    Phụ lục 7: Giới thiệu các sinh kế mới ở các khu bảo tồn . 186
    Phụ lục 8: Hình các loài cá các khu bảo tồn . 189
    Phụ lục 9: Hình các loài giáp xác ở các khu bảo tồn 200
    Phụ lục 10: Hình các loài lưỡng cư bò sát ở các khu bảo tồn . 201


    I. GIỚI THIỆU

    1.1. Đặt vấn đề
    Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có tổng diện tích tự nhiên 4.051.900ha, chiếm 12,2% tổng diện tích của cả nước. Trong đó, diện tích dành cho phát triển lâm nghiệp là 357.837ha chiếm 8,83% (307.524ha có rừng và 50.313ha chưa có rừng), tập trung nhiều nhất ở tỉnh Kiên Giang (113.854ha) và Cà Mau (108.471ha) (thống kê 12/2010). Trong 357.837ha gồm: 77.115ha rừng đặc dụng, 110.985ha rừng phòng hộ và 169.737ha rừng sản xuất. ĐBSCL có hai hệ sinh thái rừng ngập nước đặc trưng là hệ sinh thái rừng ngập nước chua phèn với cây tràm (Melaleuca cajuputi) là tiêu biểu với tổng diện tích khoảng 140.000ha và hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển đặc trưng là cây đước (Rhizophora apiculata) với diện tích 92.627ha. Độ che phủ rừng vùng ĐBSCL hiện nay đạt 10,71% (theo kết quả Dự án 661).

    Đối với rừng ngập nước chua phèn vùng ĐBSCL hiện có 8 khu bảo tồn (KBT) được thành lập với tổng diện tích 29.922ha rừng đặc dụng: VQG Tràm Chim (Đồng Tháp), VQG U Minh Hạ (Cà Mau), VQG U Minh Thượng (Kiên Giang), Khu bảo vệ cảnh quan Trà Sư (An Giang), Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (Hậu Giang), Ban quản lý sân chim Bạc Liêu, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Láng Sen và Trung tâm bảo tồn dược liệu Đồng Tháp Mười (Long An). Đối với rừng ngập mặn hiện có hai KBT với tổng diện tích 16.414ha rừng đặc dụng: VQG Mũi Cà Mau và Khu bảo tồn đất ngập nước Thạnh Phú (Bến Tre).

    Việt Nam được xếp vào nhóm 12 quốc gia có tính ĐDSH cao nhất thế giới (John và Nguyễn Đức Tú, 2007). ĐDSH bao gồm sự phong phú về loài sinh vật, kiểu gen, và hệ sinh thái trong tự nhiên. Hiện nay Việt Nam đã thống kê và mô tả được 870 loài cá, 310 loài thú, 17,700 loài thực vật (Bộ TNMT et al., 2005), 822 loài chim (BirdLife International 2006), 286 loài bò sát (Bộ TNMT et al., 2005) và 145 loài lưỡng cư (IUCN et al., 2006) trong khu vực nội địa. Ngoài ra, nhiều loài mới cũng không ngừng được mô tả trong thời gian gần đây.

    Vùng ĐBSCL là vùng khai thác thủy sản trọng điểm của cả nước. Nguồn lợi thủy sản rất đa dạng và phong phú và nghề khai thác thủy sản đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cũng như việc làm cho hàng triệu người dân địa phương. Hiện nay đã xác định được 255 loài cá thuộc 43 họ và 130 giống (Mai Đình Yên, 1992);
    18 loài tôm nước ngọt (Nguyễn Văn Thường và Trương Quốc Phú, 2004), 54 loài lưỡng cư bò sát (Hồ Thu Cúc và Nguyễn Thiên Tạo, 2009).

    Các động vật thủy sản có một mối liên hệ hữu cơ mật thiết với nhau được biểu diễn trong mắt xích chuỗi thức ăn, nếu một mắt xích bị mất đi, sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ các sinh vật khác trong chuỗi thức ăn đó. Khi một số loài bị mất đi, một số loài khác có thể lại chiếm ưu thế, điều này làm cho hệ thống sinh thái đó bị mất cân bằng. Do đó, ĐDSH được xem là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá tính bền vững của một quần xã sinh vật trong một thủy vực.

    Mặc dù Việt Nam được xếp vào những quốc gia có tính sinh học cao nhất thế giới, nhưng cũng được xếp vào quốc gia có tính ĐDSH bị đe dọa nặng nề nhất (John và Nguyễn Đức Tú, 2007). Hiện nay có tổng cộng 522 sinh vật được xếp vào nhóm sinh vật đang bị đe dọa (John và Nguyễn Đức Tú, 2007). Theo IUCN et al. (2006) Việt Nam có 8 loài chim đặc hữu (trong đó 6 loài bị đe dọa ở mức độ toàn cầu); 5 loài thú và 1 loài bò sát đặc hữu bị đe dọa toàn cầu; 39 loài lững cư đặc hữu (trong đó có 4 loài đang bị đe dọa ở mức độ toàn cầu).

    Một số nguyên nhân chính cho vấn đề này đó là khai thác quá mức do nhu cầu ngày càng tăng, đô thị hóa, diện tích tự nhiên bị thu hẹp dần, và công tác bảo tồn chưa đạt hiệu quả cao. Điều này dẫn đến số lượng cá thể các loài hoang dã đang suy giảm mạnh, và số lượng loài đang bị đe dọa ngày càng gia tăng, đặc biệt đối với những loài phân bố hẹp như những loài đặc hữu. Trung bình mỗi năm diện tích rừng tự nhiên bị mất đi là
    350,000ha trong thời gian 30 năm gần đây (Mai Văn Nam et al., 2001). Điều này tác động mạnh mẽ đến tính đa dạng học trong khu vực.
    Trước tình hình đó, công tác bảo tồn ĐDSH đã và đang được chú ý và đẩy mạnh. Cụ thể là Việt Nam đã ban hành Luật Đa Dạng Sinh Học và có hiệu lực từ ngày 1/07/2009 quy định về bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH. Ngoài ra, hệ thống KBT thiên nhiên ngày càng được mở rộng. Theo IUCN (2008) Việt Nam có 164 khu rừng đặc dụng (30 vườn quốc gia, 69 khu dự trữ thiên nhiên, 45 khu bảo vệ cảnh quan, và 20 khu nghiên cứu khoa học) bao gồm các hệ sinh thái và cảnh quan đặc trưng với giá trị ĐDSH tiêu biểu cho hệ sinh thái trên cạn, đất ngập nước, với tổng diện tích tự nhiên là 2.265.753,88ha, chiếm 6,8% diện tích tự nhiên.
    Việc mở rộng hệ thống rừng đặc dụng đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và nguồn tài nguyên thiên nhiên, đây là nơi cư trú quan trọng cho các loài động vật hoang dã. Điều này đã đóng góp tích cực đối với việc bảo vệ môi trường và ĐDSH trong nước và toàn cầu. Việt Nam đã tham gia vào một số công ước quốc tế về bảo tồn như: Công ước Ramsar năm 1971, Công ước đa dạng sinh học (CBD) năm 1992, Công ước về buốn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp năm 1975 (CITES), Công ước về các loài di cư; Công ước bảo tồn các di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới (UNESCO); và là thành viên của tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN).
    Việc đánh giá hiện trạng ĐDSH động vật thủy sản ở các KBT được xem là một công việc hết sức quan trọng. Đây cũng là một trong những lĩnh vực ưu tiên của quốc gia nhằm đẩy mạnh công tác bảo tồn ĐDSH góp phần vào công tác bảo tồn của thế giới đề ra như các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Trên cơ sở đánh giá hiện trạng đa dạnh sinh học động vật thủy sản, sẽ đề xuất một số các giải pháp và mô hình quản lý thích hợp trong một số KBT vùng ĐBSCL.

    1.2. Mục tiêu của đề tài
    ư Xây dựng cơ sở khoa học phục vụ bảo tồn động vật thủy sản cho một số vườn quốc gia và khu bảo tồn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
    ư Đề xuất các giải pháp quản lý thích hợp để duy trì và bảo vệ sự đa dạng sinh học các động vật thủy sản
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...