Báo Cáo Đánh giá hiện trạng công tác quản lý,xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường Bạch Mai, quận Hai

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong cuộc sống hàng ngày, cùng với việc tiêu thụ các sản phẩm con người thải ra một lượng lớn các chất vào môi trường. Nền kinh tế - xã hội càng phát triển, dân số tại các vùng đô thị và trung tâm công nghiệp càng tăng thì lượng chất thải càng nhiều và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của con người. Theo Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, tổng lượng rác thải sinh hoạt đô thị của thành phố vào khoảng 2.800 tấn/ngày, chiếm khoảng 60%. Trong khi đó, tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt ở các quận nội thành đạt khoảng 95%, còn các huyện ngoại thành tỷ lệ này chỉ đạt 60%. Công tác xử lý chủ yếu là chôn lấp, riêng nhà máy chế biến rác thải tại Cầu Diễn mới chỉ đạt 7.000 tấn/năm tương đương với 7% lượng rác thải sinh hoạt được tái chế thành phân vi sinh [10]. Như vậy, vẫn còn một lượng khá lớn chất thải chưa được xử lý gây ảnh hưởng không nhỏ đến con người và môi trường xung quanh. Chính vì thế, vấn đề quản lý chất thải sinh hoạt trở nên vô cùng cần thiết.
    Trong khi nguồn nguyên liệu trên Trái Đất có hạn, con người có thể tận dụng chất thải như một nguồn tài nguyên bằng cách tái chế, tái sử dụng nguồn tài nguyên này. Để sử dụng lại chất thải một cách hiệu quả thì không còn cách nào khác là phải phân loại các chất thải này. Cách tốt nhất để phân loại chất thải là thực hiện công việc này tại nguồn. Ở Việt Nam, tái chế chất thải là phương thức xử lý khá phổ biến. Nguyên liệu tái chế được thu gom từ hộ gia đình, và một phần rất lớn từ các bãi rác những nơi mà các chất thải ra hoàn toàn không được phân loại. Nếu việc phân loại tại nguồn đạt hiệu quả thì việc xử lý chất thải sẽ dễ dàng hơn và diện tích chôn lấp sẽ giảm đáng kể.
    Tuy nhiên, ở nước ta hoạt động phân loại tại nguồn còn khá mới mẻ, vẫn dừng lại ở các dự án thí điểm, tập trung ở rác thải sinh hoạt. Đã có rất nhiều dự án phân loại rác tại nguồn từ khá lâu (ở thành phố Huế từ 1995, thị xã Ninh Bình từ 1998 .) nhưng đều không hiệu quả. Đứng trước thực trạng ô nhiễm, thành phố Hà Nội thời gian gần đây đã quan tâm đầu tư cho việc quản lý, thu gom chất thải rắn ở địa bàn. Tuy nhiên, do đặc thù riêng, mỗi địa phương đều gặp không ít những khó khăn nên công việc quản lý, thu gom và xử lý chưa đạt hiệu quả cao. Nhiều nơi chất thải rắn chưa được phân loại tại nguồn, phương tiện vận chuyển chưa đáp ứng được yêu cầu, các bãi rác tập trung chưa đúng quy cách đảm bảo vệ sinh môi trường. Trước tồn tại trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
    “Đánh giá hiện trạng công tác quản lý,xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

    1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài
    1.2.1 Mục đích nghiên cứu
    Đánh giá thực trạng rác thải sinh hoạt tại phường Bạch Mai,quận Hai Bà Trưng,thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất giải pháp quản lý và xử lý.
    1.2.2 Yêu cầu của đề tài
    - Đánh giá hiện trạng rác thải sinh hoạt tại phường Bạch Mai,quận Hai Bà Trưng,thành phố Hà Nội
    - Tìm hiểu biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại phường Bạch Mai,quận Hai Bà Trưng,thành phố Hà Nội.
    - Đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại phường Bạch Mai,quận Hai Bà Trưng,thành phố Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...