Báo Cáo Đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước của dự án xây dựng và cải tạo hệ thống thủy lợi Bắc Hưng H

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/10/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Trang
    Bảng 4.1: Số liệu khí hậu trung bình nhiều năm các tỉnh vùng dự án . 22
    Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất của 10 tiểu dự án 27
    Bảng 4.3: Diện tích các khu tưới vùng Bắc Hưng Hải . 31
    Bảng 4.4: Diện tích các khu tiêu vùng Bắc Hưng Hải . 32
    Bảng 4.5: Hiện trạng cấp nước sinh hoạt của các tiểu Dự án năm 2010 . 34
    Bảng 4.6: Phân bố dân số và lao động của 10 tiểu Dự án . 36
    Bảng 4.7: Vị trí, toạ độ điểm lấy mẫu nước mặt . 39
    Bảng 4.8: Vị trí, toạ độ điểm lấy mẫu nước ngầm 42
    Bảng 4.9: Vị trí, toạ độ điểm lấy mẫu nước thải CN & LN . 43
    Bảng 4.10: Vị trí, toạ độ điểm lấy mẫu nước SH & SXNN 44
    Bảng 4.11a: Kết quả chất lượng nước mặt trong hệ thống thủy lợi BHH năm 2011 45
    Bảng 4.11b: Kết quả chất lượng nước mặt trong hệ thống thủy lợi BHH năm 2011 46
    Bảng 4.11c: Kết quả chất lượng nước mặt trong hệ thống thủy lợi BHH năm 2011 47
    Bảng 4.12: Kết quả chất lượng nước ngầm tầng nông trong hệ thống thủy lợi BHH năm 2011 51
    Bảng 4.13: Kết quả chất lượng nước thải công nghiệp và làng nghề trong hệ thống thủy lợi BHH năm 2011 52
    Bảng 4.14: Kết quả chất lượng nước thải sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp trong hệ thống thủy lợi BHH năm 2011 54
    Bảng 4.15: Số lượng các cơ sở công nghiệp trong vùng BHH – 2009 . 55
    Bảng 4.16: Khối lượng nước thải sinh hoạt trong vùng BHH, 2009 56
    Bảng 4.17: Khối lượng các loại nước thải khác nhau trong vùng BHH - 2009 57
    Bảng 4.18: Các hoạt động tăng cường năng lực quản lý môi trường . 59
    MỤC LỤC

    Trang
    Phần 1. MỞ ĐẦU 1
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    1.2. Mục đích của đề tài 2
    1.3. Mục tiêu của đề tài . 2
    1.4. Ý nghĩa của đề tài 3
    1.5. Yêu cầu của đề tài 3
    Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    2.1. Cơ sở khoa học của đề tài . 4
    2.1.1. Khái niệm về môi trường , ô nhiễm môi trường . 4
    2.1.2. Khái niệm nước thải và nguồn nước thải . 5
    2.1.3. Cơ sở triết học - xã hội 6
    2.1.4. Cơ sở khoa học kỹ thuật, công nghệ của quản lý môi trường . 6
    2.1.5. Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường 7
    2.1.6. Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường . 7
    2.2. Vấn đề môi trường và phát triển . 10
    2.2.1. Dân số, nghèo đói và môi trường 10
    2.2.2. Vấn đề đô thị hóa, công nghiệp hóa và môi trường . 11
    2.2.3. Toàn cầu hoá và môi trường . 12
    2.2.4. Nông nghiệp và môi trường . 13
    2.3. Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới và ở Việt Nam 14
    2.3.1. Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới 14
    2.3.2. Tình hình ô nhiễm nước ở Việt Nam 14
    Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
    3.1. Đối tượng nghiên cứu . 18
    3.2. Địa điểm và và thời gian nghiên cứu 18
    3.3. Nội dung nghiên cứu 18
    3.3.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế - xã hội khu vực hệ thống thủy lợi 18
    3.3.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước của dự án xây dựng cải tạo hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải . 18
    3.4. Phương pháp nghiên cứu 18
    3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin thứ cấp 18
    3.4.2. Phương pháp lấy mẫu nước thải . 18
    3.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 18
    3.4.4. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa 19
    3.4.5. Phương pháp so sánh kết quả phân tích 19
    3.4.6. Phương pháp thống kê và tham vấn cộng đồng . 19
    3.4.7. Tổng hợp viết báo cáo 19
    Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20
    4.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế - xã hội khu vực hệ thống thủy lợi . 20
    4.1.1. Điều kiện môi trường tự nhiên . 20
    4.1.2. Điều kiện về kinh tế . 25
    4.1.3. Điều kiện về xã hội 35
    4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước từ hoạt động của hệ thống thủy lợi 38
    4.2.1. Vị trí, địa điểm lấy mẫu nước . 39
    4.2.2. Kết quả phân tích mẫu nước 44
    4.3. Các nguyên nhân chính gây ô nhiễm chất lượng nước của hệ thống 56
    4.4. Những giải pháp nhằm khắc phục và hạn chế nguồn nước . 58
    Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 61
    5.1 Kết luận 61
    5.2. Kiến nghị . 63
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

    Phần 1
    MỞ ĐẦU

    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Việt Nam hiện nay là nước có nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh so với khu vực. Trong đó kinh tế nông nghiệp có vai trò khá quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, bởi vì vấn đế sản xuất nông nghiệp đã tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống cho phần lớn người dân Việt Nam sống ở khu vực nông thôn(khoảng 73% dân số). Do vậy vấn đề đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp là một trong những mục tiêu đặt ra cần được giải quyết. Một trong những vẫn đề cần được giải quyết đó là xây dựng, nâng cấp các hệ thống tưới tiêu để phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhằm nâng cao năng suất sản lượng cây trồng đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho người dân cũng như xuất khẩu tăng trưởng thu nhập cải thiện đời sống nông thôn.
    Cho tới nay, tưới trong nông nghiệp là ngành sử dụng nước nhiều nhất ở Việt Nam, khai thác nước cho tưới vượt quá 65,5 tỉ m3 một năm (chiếm khoảng 80% tổng khối lượng nước sử dụng). Lúa là cây trồng chính, chiếm trên 80% tổng diện tích tưới. Tuy nhiên, diện tích đất trồng lúa đã giảm xuống trong những năm gần đây do sự đa dạng hóa nuôi trồng thủy sản và các loại cây trồng khác cùng tăng trưởng kinh tế trong các ngành phi nông nghiệp, điều này đã làm tăng nhu cầu về sử dụng tài nguyên nước sẵn có và do vậy cần phải phân phối lại tài nguyên nước. Để đáp ứng nhu cầu về gạo ngày càng tăng và duy trì an toàn lương thực, cần phải tăng sản lượng trồng lúa và hiệu quả của các sản phẩm đầu vào trong sản xuất nông nghiệp - đặc biệt là nước.
    Hiện tại, tình hình cấp nước tưới trên toàn quốc là chưa đủ; cơ sở hạ tầng tưới lạc hậu và xuống cấp, phụ thuộc vào ngân sách nhà nước và nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để duy trì hoạt động của các hệ thống tưới. Chính sách miễn thủy lợi phí của Chính phủ đã làm cho tình hình trở nên xấu hơn, đó là chuyển toàn bộ trách nhiệm cấp vốn cho công tác vận hành và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng hệ thống tưới cho ngân sách nhà nước.
    Việt Nam có khoảng 100 hệ thống thủy lợi với quy mô vừa và lớn. Một trong những công trình lâu đời và lớn nhất là hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải có tuổi đời 50 năm nằm ở trung tâm lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình, hệ thống bao phủ một phần hoặc toàn bộ các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương. Tổng diện tích của hệ thống là 192.045 ha, trong đó 146.756 ha (76% tổng diện tích) được sử dụng cho các mục đích nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa, sản lượng lúa đạt khoảng 1,1 triệu tấn/năm vào những năm gần đây. Tổng dân số của các tỉnh và huyện trong vùng được khống chế là khoảng 2,8 triệu người, trong đó khoảng 2,2 triệu người đang làm việc trong ngành nông nghiệp. Do nông nghiệp có tầm quan trọng đối với trong nền kinh tế, phúc lợi xã hội và an toàn thực phẩm, và tình trạng xuống cấp của hệ thống thủy lợi, nên việc nâng cấp hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải là một trong những ưu tiên đầu tư hàng đầu của Chính phủ.
    Hiện nay vẫn đề đang nóng bỏng nổi lên chính là chất lượng nguồn nước tại các hệ thống thủy lợi đang có nguy cơ xuống cấp nghiêm trọng và hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải cũng là một trong những địa điểm đang được quan tâm.
    Từ những vấn đề nêu trên cùng với sự hướng dẫn của thầy cô trong trường, khoa Tài Nguyên & Môi Trường, tôi đã thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước của dự án xây dựng và cải tạo hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải.”
    1.2. Mục đích của đề tài
    - Đánh giá hiện trạng môi trường nước từ các nguồn của hệ thống thuỷ lợi Bắc Hưng Hải.
    - Tìm hiểu những ảnh hưởng nguồn nước của hệ thống tới những hoạt động của người dân và các xí nghiệp lân cận.
    1.3. Mục tiêu của đề tài
    - Xác định được quy mô hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải trong khu vực.
    - Xác định được ô nhiễm nguồn nước của hệ thống.
    - Tìm hiểu những ảnh hưởng của môi trường nguồn nước đến sức khỏe người dân.
    - Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước tại khu vực xung quanh hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải.
    1.4. Ý nghĩa của đề tài
    * Ý nghĩa trong học tập
    - Tạo cho sinh viên cơ hội nâng cao kiến thức, tiếp cận với thực tiễn, vận dụng lý thuyết đã học vào thực tế, rèn luyện kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu
    - Quá trình thực hiện đề tài, sinh viên được đóng vai trò như một cán bộ tập sự, làm bước đệm chuẩn bị công việc trong tương lai
    * Ý nghĩa trong quản lý môi trường
    - Nâng cao công tác quản lý môi truờng tại các cấp cơ sở thuộc diên quản lý của hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải.
    * Ý nghĩa trong thực tiễn
    - Đề tài nghiên cứu vấn đề môi trường nước, một vấn đề bức xúc của người dân địa phương
    - Các số liệu thu thập, tổng hợp, phân tích được tương đối chính xác có thể sử dụng làm căn cứ để đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
    - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của các cơ sở quản lý hệ thống nói chung và người dân tại khu vực lân cận nói riêng.
    - Góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của các hệ thống thủy lợi một cách bền vững.
    1.5. Yêu cầu của đề tài
    - Công tác điều tra thu thập thông tin, phân tích chất lượng nguồn nước tại hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải :
    + Thông tin và số liệu thu được chính xác trung thực, khách quan.
    + Các mẫu nghiên cứu vàn phân tích phải đảm bảo tính khoa học và đại diện cho khu vực nghiên cứu.
    + Đánh giá đầy đủ, chính xác chất lượng nước của công trình hệ thống thủy lợi.
    + Các kết quả phân tích phải được so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam.
    - Giải pháp kiến nghị đưa ra phải thực tế, có tính khả thi và phù hợp với điều kiện tự nhiên và các cơ sở khu vực lân cận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...