Luận Văn Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính




    MỞ ĐẦU

    Kiểm toán là một hệ thống và bầy tỏ ý kiến về các bảng khai tài chính của một thực thể hoặc một tổ chức kinh tế bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và goài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực. Trong quá trình kiểm toán một yêu cầu đặt ra và kiểm toán viên không được phép bỏ qua những sai phạm trọng yếu để loại trừ rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát giảm tói đa rủi ro phát hiện và phải đưa ra được những đánh giá chính xác về chất lượng của bảng công bó tài chính . Mục tiêu của một kiểm toán tài chính là giúp cho kiểm toán viên đưa ra ý kiển xác nhận rằng các báo cáo tài chính đã được kiểm toán có được lập trên cơ sở các chuẩn mực về chế độ kế toán hiện hành, có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh một cách trung thực hợp lý xét trên mọi khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán hay không. Bên cạnh đó mục tiêu của kiểm toán tài chính còn nhằm giúp cho đơn vị kiểm toán thấy được những sai sót, những tồn tại để khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả xử dụng các hiệu lực tiềm tàng, nâng cao hiệu năng quản lý cũng như hiệu quả kinh doanh của Công ty được kiểm toán.
    Để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi các kiểm toán viên phải thu thập được một lượng bằng chứng đầy đủ và có hiệu lực. Việc thu thập bằng chứng của kiểm toán viên bị giới hạn bởi thời gian và chi phí bỏ ra. Do vậy kiểm toán viên phải lập và triển khai kế hoạch kiểm toán một cách khoa học, một chương trình kiểm toán có hiệu quả và hiệu lực. Vấn đề quan trọng nhất trong quá trình triển khai kế hoạch và chương trình kiểm toán là hình thức lập kế hoạch của mô hình rủi ro kiểm toán (AR = IR x CR x DR). Từ mô hìnn ta thấy rằng rủi ro kiểm toán có thể được khi có một cơ cấu kiểm soát nội bộ hiệu quả. Cơ cấu kiểm soát nội bộ càng hiệu quả thì yếu tổ rủi ro phân bỏ cho rủi ro kiểm soát càng thấp. Cũng từ mô hình ta thấy giữa rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện là quan hệ nghịch trong khi môí quan hệ giữa rủi ro kiểm soát và bằng chứng là mối quan hệ thuận. Kiểm toán viên có thể tăng mức rủi ro phát hiện khi các hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả về một cơ cấu kiểm sát nội bộ hiệu quả làm giảm khả năng sai xót trong các báo cáo tài chính . Trước khi các kiểm toán viên có thể sử dụng một mức rủi do kiểm soát thấp hơn mức tối đa 100% họ phải thực hiện ba công việc: Một là có sự hiểu biết về cơ cấu nội bộ của khách hàng, hai là đánh giá nó sẽ hành sự tốt như thế nào căn cứ theo sự hiểu biết đó, ba là khảo sát các hệ thông kiểm soát trong cơ cấu kiểm soát nội bệ về tính hiệu quả. Việc đầu tiên trong số này là yêu cầu về sự hiểu biết có liên quan đến tất cả các cuộc kiểm toán. Hai việc sau là các bước đánh giá rủi ro kiểm soát được yêu cầu khi kiểm toán viên chọn cách đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức thấp hơn mức tối đa.
    Việc hiểu biết cơ cấu kiểm soát nội bộ đánh giá mức rủi ro kiểm soát và cách ảnh hưởng của chúng nên bằng chứng là rất quan trọng. Hơn nữa theo chuẩn mực kiểm toán thì kiểm toán viên cần có sự hiểu biết đấy đủ về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Vì vậy toàn bộ bài viết này Tôi giành cho chủ đề "Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính ".
    Đây là một vấn đề đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu và viết thành sách. Bằng những tài liệu thu thập được cùng với kiến thức về kiểm toán đã được học. Tôi sẽ cố gắng diễn đạt những suy nghĩ của mình nhằm mục đích một phần nào đó giúp những người quan tâm đến kiểm toán có được sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống kiểm soát nội bộ và quá trình đánh giá trong công tác kiểm toán tài chính .
    Bài viết này của tôi được chia thành các mục sau:
    I. Khái quát chung về hệ thống kiểm soát nội bộ
    1. Khái niệm kiểm soát nội bộ
    Trong bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào việc xác lập duy trì và một hệ thống kế toán thích hợp đêù được kết hợp với các quy chế kiểm soát nọi bộ khác để mở rộng quy mô kinh doanh và hiệu quả kinh doanh. đó chính là trách nhiệm của các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp . Một phương diện quan trọng thuộc trách nhiệm của các nhà quản lý là cung cấp cho các nhà cổ đông (hoặc chính phủ) một sự bảo đảm thích hợp rằng công việc kinh doanh được kiểm soát thích đáng. Đồng thời bộ phận quản lý còn có trách nhiệm cung cấp cho các cổ đông, chính Phủ và những nhà đầu tư tiềm tàng (ngân hàng , người liên doanh) những thông tin tài chính trên cơ sở hợp thức. một thệ thống kiểm soát nọi bộ là cần thiết để ban quản lý thực thi trách nhiệm đó
    Hệ thống kiểm soát nội bộ của một đơn vị có thể được định nghĩa như là toàn bộ các chính sách, thủ tục dặc thù được thiết kế để cung cấp cho ban lãnh đạo công ty sự đảm bảo hợp lý là các mục tiêu là mục đích quan trọng đối với công ty sẽ được thoả mãn. Những chính sách và thủ tục này thường được gọi là các quá trình kiểm soát và kết hợp chúng lại với nhau thì hình thành nên cơ cấu kiểm soát nội bộ của tổ chức
    Trong đó chính sách bao gồm các chế độ về quản lý, các nội quy về bảo vệ tài sản và các quy trình về mặt quản lý cụ thể (như nội quy làm việc, quy trình luân chuyển chứng từ .) những chính sách này là cơ sở để thực hiện công tác kiểm soat nội bộ.
    Các thủ tục bao gồm các trình tự và quy trình để thực hiện kiểm soát nội bộ (như trình tự kiểm kê, kiểm tra kế hoạch thực hiện, trình tự ghi sổ kế toán .)
    Các hệ thống kiểm soát nội bộ khi thiét kế xây dựng phải bảo đảm có lợi về mặt chi phí . Những hệ thống kiểm soát được chấp nhận, được chọn lọc bằng cách so sánh chi phí tổ chức với lợi ích ước tính. Trong đó có một lợi ích là ban lãnh đạo hy vọng chi phí kiểm toán sẽ giảm khi kiểm toán viên đánh giá cơ cấu kiểm soát nội bộ là tốt, hoạt động có hiệu quả và đánh giá rủi ro kiểm soát là thấp.
    2. Mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ.
    Lý do để doanh nghiệp xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ là nhằm thoả mãn những mục tiêu của mình. Doanh nghiệp thường có những mục tiêu sau đây khi thiết kế xây dựng một cơ cấu kiểm soát nội bộ có hiệu quả.
    ã Cung cấp số liệu đáng tin cậy: Ban giám đốc phải có thông tin chính xác để điều hànhcác mặt hoạt động kinh doanh. Một mức độ lớn về thông tin được sử dụng để đề ra các quyết định kinh doanh then chốt. Ví dụ như tính giá sản phẩm có được các thông tin chính xác về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
    ã Bảo vệ tài sản và sổ sách: Tài sản vật chất của một công ty có thể bị trộm cắp lạm dụng hoặc bị hư hại tình cờ nếu không được bảo vệ bởi các hệ thống kiểm soát thích hợp. Đối với tài sản không vật chất như các khoản phải thu, các tài liệu quan trọng (các hợp đồng) và các sổ sách (sổ cái tổng hợp và các sổ chi tiết) bảo vệ chúng cũng vô cùng quan trọng. Sự bảo vệ tài sản và soỏ sách ngày càng trở nên quan trọng kể từ khi máy tính ứng dụng vào trong các doanh nghiệp
    ã Đẩy mạnh tính hiệu quả về mặt điều hành : Các quá trình kiểm soát trong một tổ chức nhằm ngăn ngừa sự lặp lại không cần thiết các nỗ lực và sự lãng phí trong mọi lĩnh vực kinh doanh và nhằm ngăn cản cách sử dụng kém hiệu quả khác về các nguồn lực tiềm tàng trong doanh nghiệp .
    ã Đôi khi có thể sẩy ra mâu thuẫn giữa tính hiệu quả về mạt điều hành với việc bảo vệ tài sản và sổ sách hoặc với việc cung cấp thông tin đáng tin cậy Quá trình thực hiện hai mục tiêu này có chi phí kèm theo và đến mức độ mà chi phí cao hơn lợi ích thì có thể dẫn đến không hiệu quả về mặt điều hành
    ã Bảo đảm tuân thủ các pháp luật, nội quy, quy định: Ban giám đốc xây dựng các thủ tục và nguyên tắc để thoả mãn mục tiêu của công ty. Cơ cấu kiểm soát nội bộ được vận hành để cung cấp sự bảo đảm hợp lý là những nguyên tắc, những thủ tục, pháp luật của nhà nước được nhân viên công ty chấp hành
    3. Vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác kiểm toán tài chính
    Hệ thống kiểm soát nội bộ là nguồn cơ sở về quá trình phương pháp sổ sách và báo cáo mà đơn vị được kiểm toán sử dụng để lập các báo cáo tài chính của mình. Do đó nghiên cứu cơ cấu kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát có ảnh hưởng rất quan trọng tới việc lập ké hoạch thực hiện trong công việc kiểm toán của kế toán viên bởi nó cung cấp nguồn thông tin quan trọng về các loại khả năng xẩy ra các sai phạm trọng yếu trong báo cáo tài chính . Vì vậy việc nghiên cứu cơ cấu kiểm soát nội bộ của khách hàng được xem như là một chuẩn mực kiểm toán đã thừa nhận:
     
Đang tải...